Giáo án Tập đọc - Kể chuyện 3 học kì 1

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện 3 học kì 1

Tuần 1

Tập đọc - kể chuyện

Bài: CẬU BÉ THÔNG MINH

I/ Mục tiêu:

 A. Tập đọc

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dâu chấm, dấu phẩy và giũa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

 B kể chuyện

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

* Các kĩ năng sống:

-Tư duy sáng tạo.

-Ra quyết định

-Giải quyết vấn đề

 

doc 86 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 676Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện 3 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tập đọc - kể chuyện
Bài: CẬU BÉ THÔNG MINH
I/ Mục tiêu:
	A. Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dâu chấm, dấu phẩy và giũa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
	B kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
* Các kĩ năng sống:
-Tư duy sáng tạo. 
-Ra quyết định 
-Giải quyết vấn đề
* Các phương pháp – Kĩ thuật:
-Trình bày ý kiến cá nhân
-Đặt câu hỏi
-Thảo luận nhóm
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc và truyện kể
- Bảng viết sẵn câu đoạn cần hướng dẫn.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1/ Ổn định lớp:
- GV cho cả lớp cùng hát vui một bài
2/ Bài cũ:
- GV: đây là bài đầu tiên gv chỉ kiểm tra sách vở của hs.
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV: cậu bé thông minh là một câu chuyện về tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ (gv treo tranh và giới thiệu).
b. Luyện đọc:
. GV đọc toàn bài
- Gợi ý cách đọc
. hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
- GV theo dõi uốn nắn sửa chữa cách phát âm của địa phương.
- Đọc từng đoạn trước lớp
- GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu
- GV giúp hs hiểu nghĩa từ ngữ mới trong bài
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
c. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
- Hướng dẫn hs đọc chủ yếu là đọc thầm từng đoạn và trao đổi nội dung bài theo các câu hỏi ở cuối bài
+ Nhà Vua nghĩ kế gì để tìm người tài?
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
+ Cậu bé làm cách nào để Vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
+ Vì sao cậu bé yêu cầu như thế?
- Cho hs đọc thầm toàn bài gv hỏi rút ra nội dung bài (Ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé).
d.Luyện đọc lại: (Tiết 2)
- GV chọn đọc mẫu trong đoạn và chia hs thành các nhóm mỗi nhóm 3hs
- Cả lớp và gv bình chọn nhóm đọc hay có diễn cảm.
Kể chuyện
 . GV nêu nhiệm vụ:
-Trong bài, Các em có thể quan sát tranh (3tranh) minh họa 3 đoạn tập kể lại từng đoạn của câu chuyện.
 . Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- GV chia nhóm kể theo tranh trong đoạn.
- Sau mỗi lần kể gv và cả lớp nhận xét tuyên dương nhóm kể hay và cá nhân kể hay.
4/ Củng cố:
- GV: hôm nay các em học tập đọc bài gì?
- GV hỏi: trong câu chuyện này các em thích nhân vật nào? Thích ai? Vì sao?
5/ Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Khuyến khích hs về kể lại câu chuyện này cho người thân cùng nghe.
- Chuẩn bị bài: hai bàn tay em.
- Cả lớp cùng hát
- HS kiểm tra chéo nhau và báo cáo.
- HS theo dõi và quan sát tranh minh họa
- HS theo dõi sách giáo khoa
- HS tiếp nối đọc mỗi em đọc 2 câu
- 3 hs tiếp nối đọc 3 đoạn
- 2hs đọc từ giải nghĩa cui61 bài
- HS đọc theo cặp
- HS cả lớp đọc thầm trao đổi nội dung và trả lời câu hỏi
+ HS tìm trong đoạn rồi trả lời
+ Vài hs trả lời
+ 1hs trả lời vai hs nhắc lại
+ HS trao đổi cặp rồi trả lời
- HS trao đổi nhóm tìm ra nội dung bài và phát biểu
- Các nhóm thi nhau đọc theo vai.
- HS theo dõi và quan sát tranh minh họa.
- HS thi kể theo nhóm trong từng tranh
- Vài hs phát biểu theo từng ý kiến riêng của mình.
_ HS lắng nghe.
	Tập đọc - học thuộc lòng	
Bài: HAI BÀN TAY EM
I/ Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
- Hiểu nội dung bài: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ít, rất đáng yêu. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 2-3 khổ thơ trong bài).
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh họa bài đọc phóng to.
- Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc và học thuộc lòng.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1/ Ổn định lớp:
- GV cho cả lớp cùng hát.
2/ Bài cũ:
- GV gọi hs đọc tiếp nối nhau 3 đoạn bài cậu bé thông minh và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét tiết kiểm tra.
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em sẻ học một bài thơ" Hai bàn tay em" qua bài này các em sẻ hiểu Hai bàn tay em đáng quí như thế nào? (GV treo tranh minh họa bài học)
 b. Luyện đọc:
 . GV đọc bài thơ với giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm.
 . hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ
- Đọc từng khổ thơ trước lớp
- Giúp hs hiểu từ mới được chú giải cuối bài
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV giúp hs đọc thầm từng khổ thơ, cả bài thơ tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
- GV chốt lại những câu trả lời đúng.
+ Hai bàn tay của bé được tả với gì?
+Buổi tối hai hoa ngủ cùng bé...
+ Em thích khổ thơ nào? Vì sao?
- GV chốt lại từng khổ thơ
- GV hỏi hs và chốt lại nội dung bài.
d. Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn hs học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn hs học thuộc bằng cách xóa dần từng chữ, từng cụm từ của dòng thơ,từng khổ thơ của 2 dòng thơ đầu.
- Tổ chức cho hs thi đọc 
- Cả lớp và gv bình chọn bạn đọc hay và thuộc bài.
4/ Củng cố:
- GV: hôm nay các em học bài gì?
- GV qua bài học này các em hiểu được diều gì ở bạn nhỏ trong bài.
5/ Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em cố gắng học thuộc cả bài.
- Chuẩn bị bài: Ai có lỗi?
- Cả lớp cùng hát 
- 3hs lên đọc tiếp nối và trả lời câu hỏi.
- HS nghe giới thiệu bài và theo dõi tranh minh họa.
- HS mở SGK và theo dõi gv đọc bài
- HS tiếp nối nhau đọc mỗi em đọc 2 dòng thơ
- HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ.
HS tiếp nối nhau đọc từ chú giải cuối bài
- Từng hs đọc, cả lớp đọc.
-HS đọc thầm tìm hiểu và trả lời câu hỏi
+ Hai bàn tay của bé....
- HS trả lời vài em nhắc lại
+ HS trao đổi cặp vài hs phát biểu
- Vài hs nhắc lại nội dung bài.
- HS tự đọc thầm và học thuộc lòng từng khổ thơ (1,2 khổ thơ).
- HS luyện học thuộc lòng theo yêu cầu của gv.
- Vài hs thi đọc bài.
- Vài hs trả lời
- Vài hs phát biểu ý kiến riêng của mình.
- HS lắng nghe.
Tuần 2
Tập đọc - kể chuyện
AI CÓ LỖI?
I/ Mục tiêu:
	A Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giũa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
	B Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
* Các kĩ năng sống:
-Giao tiếp ứng xử văn hóa
-Thể hiện sự cảm thông
-Kiểm soát cảm xúc
* Các phương pháp – Kĩ thuật:
-Trình bày ý kiến cá nhân 
-Trải nghiệm
-Đóng vai
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc và truyện kể sách giáo khoa.
- Bảng viết sẵn câu văn cần hướng dẫn.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1/ Ổn định lớp:
- GV cho hs cả lớp cùng hát.
2/Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi hs lên đọc thuộc lòng bài thơ Hai bàn tay em và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của gv.
- GV nhận xét tiết kiểm tra.
3/ Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV treo tranh minh họa và giới thiệu bài học hôm nay các em đọc và tập kể chuyện theo tranh của bài Ai có lỗi? và tìm hiểu thêm về tình bạn trong bài học.
b. Luyện đọc:
 . GV đọc bài
- Gợi ý cách đọc
- Đọc xong gv cho hs quan sát tranh minh họa.
 . Hướng dẫn hs luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
- GV viết bảng từ: Cô-rét- ti, En-ri-cô. GV theo dõi uốn nắn cách đọc của hs.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm (GV theo dõi uốn nắn các nhóm đọc).
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV tổ chức cho hs đọc thầm từng đoạn trao dổi nội dung tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
+ Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì?
+ Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
+ Vì sao En-ri-cô hối hận muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
+ Hai bạn dã làm lành với nhau ra sao?
+ Theo em, mỗi bạn có gì đáng khen?
- GV hỏi bài học và cho hs tìm và chốt lại nội dung bài.
d. Luyện đọc lại.
- GV chọn đọc mẫu đoạn 1,2 tổ chức nhóm mỗi nhóm 3 em thi đọc.
- Cả lớp và gv nhận xét và chọn những bạn đọc hay.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẻ thi kể lần lượt 5 đoạn câu chuyện bằng lời của mình dựa vào trí nhớ và tranh minh họa.
2. Hướng dẫn hs kể
- GV nhắc hs: câu chuyện vốn được kể theo lời En-ri-cô để hiểu kể bằng lời của em, các em cần đọc nội dung kể cách kể trong SGK.
- GV gọi hs kể.
- GV và cả lớp bình chọn bạn kể hay tốt về nội dung cách diễn đạt, cách thể hiện.
4/ Củng cố:
- GV hỏi hôm nay các em học bài gì?
- GV: qua câu chuyện này các em hiểu được điều gì và học được điều gì?
5/ Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về tập kể lại câu chuyện này cho người thân cùng nghe.
- Chuẩn bị bài: cô giáo tí hon.
- Cả lớp cùng hát
- 2hs lên đọcthuộc lòng và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của gv.
- HS nghe gv giới thiệu bài
- HS theo dõi gv đọc bài
- HS quan sát tranh minh họa.
- HS tiếp nối nhau đọc mỗi em đọc 1 câu (đọc 2 lần)
-2,3 hs đọc từ gv ghi lên bảng
- 5 hs tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trng bài (đọc 2 lần).
- HS đọc theo cặp
- 3 nhóm hs tiếp nối nhau đọc đoạn 1,2,3. (2 hs đọc đoạn 4,5).
- HS trao cặp và cá nhân tìm trả lời câu hỏi.
+ Cô-rét-ti Và En-ri-cô
+ Cô-rét-ti vô ý...
+ Sao cơn giận...
+ Tan học...
+ HS trao đổi cặp tìm và trả lời câu hỏi
- Vài hs phát biểu lớp nhận xét bổ sung.
- 2,3 nhóm thi đọc theo cách phân vai.
- Cả lớp đọc thầm mẫu.
- Từng cặp hs tập kể cho nhau nghe.
- 5hs tiếp nối nhau kể 5 đoạn câu chuyện.
- HS trả lời....
- HS trao đổi và phát biểu.
- HS lắng nghe.
Tập đọc
Bài:CÔ GIÁO TÍ HON
I/ Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nội dung bài: tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1/ Ổn định lớp:
- GV cho cả lớp cùng hát.
2/ Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi hs lên kể tiếp nối nhau 5 đoạn của câu chuyện Ai có lỗi? bằng lời của mình.
- GV nhận xét tiết kiểm tra.
3/ Bài mới: ...  càng tốt
- 6HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng 6 khổ thơ mỗi em một khổ thơ
- Vài HS thi đọc cả bài thơ
- Vài HS nhắc lại.
Tuần 18 
Bài: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HKI
(tiết 1)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ độc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở HKI.
- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy trình bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 60 chữ trên một phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
+ HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ độc 60 tiếng/phút); và viết đúng tương đối đẹp bài chính tả (tốc độ trên 60 chữ/15 phút).
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Gv chuẩn bị phiếu viết tên từng bài tập đọc và các câu hỏi theo nội dung đoạn đọc.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
A. Ổn định lớp:
- GV cho HS cả lớp cùng hát vui.
B. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em thi kiểm tra đọc rối TLCH theo nội dung đoạn đọc và viết chính tả theo yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc
- GV cho gọi 1/3 số HS trong lớp lên bóc thăm chọn bài đọc và dò bài trong 2 phút.
- Gv cho HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu và đặt câu hỏi về đoạn đọc cho HS trả lời
- GV cho điểm theo hướng dẫn của vụ Giáo dục Tiểu học. Với những HS đọc không dạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để các em kiểm tra lại trong tiết sau.
3. Bài tập:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc 1 lần đoạn văn Rừng cây trong nắng.
- GV giải thích một số từ khó: uy nghi.... tráng lệ..
- Giúp HS nắm nội dung bài chính tả GV hỏi: Đoạn văn tả cảnh gì?
b. GV đọc bài cho HS viết
c. Chấm, chữa bài
- GV đọc bài cho HS tự soát lỗi bài chính tả. Sau đó GV thu một số bài chấm điểm và nhận xét.
D. Củng cố:
- Qua bài chính tả tác giả tả cảnh vật trong rừng rất hồn nhiên và phong phú...
E. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em còn lại luyện đọc để tiết sau kiểm tra tiếp.
- Cả lớp cùng hát vui.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS có yêu cầu lên bóc thăm chọn bài sau đó lên đọc bài theo yêu cầu trong phiếu chỉ định.
- Theo dõi GV đọc bài
- HS trả lời: tả cảnh đẹp của rừng.....bầu trời cao xanh thẳm.
- HS nghe GV đọc bài và viết bài.
- HS đổi chéo vở bài nhau và soát lỗi bài của bạn.
- Vài HS nhắc lại.
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HKI
(tiết 2)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Tìm những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2).
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc.
- Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn ở BT2.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
A. Ổn định lớp:
- Gv cho HS cả lớp cùng hát vui.
B. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em tiếp tục thi kiểm tra lấy điểm đọc và làm bài tập theo yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc
- GV thực hiện kiểm tra như tiết 1.
3. Bài tập 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu BT
- GV giải thích từ: nên (vật dùng để thấp sáng...) dù vật như chiếc ô để che nắng che mưa.
- GV gạch dưới những từ chỉ sự vật được so sánh với nhau và chốt lời giải đúng:
a) Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời
b) Đuốc mọc san sát thẳng như đuột
như
như
những cây nến khổng lồ
hàng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi
D. Củng cố:
- GV liên hệ nội dung kiến thức bài học và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày ....
E.Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em tiếp tục luyện đọc bài để tiết sau kiểm tra.
- Cả lớp cùng hát vui.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS 1/3 lên bóc thăm chọn bài đọc và đọc.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Theo dõi GV giải thích và tữ làm bài cá nhân
- Vài HS phát biểu bài mình làm, cả lớp nhận xét bổ sung.
- HS thực hiện.
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HKI
- Mức độ kĩ năng đọc như tiết 1
- Điền đúng nội dung và(tiết 3)
I/ Mục đích yêu cầu:
o giấy mời, theo mẫu (BT2).
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc như tiết 1.
- HS chuẩn bị VBT, Gv chuẩn bị 3,4 tờ phiếu viết sẵn nội dung BT2.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
A. Ổn định lớp:
- GV cho HS cả lớp cùng hát vui.
B. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em tiếp tụng kiểm tra lấy điểm đọc một số em còn lại và làm bài tập theo yêu cầu.
2. Kiểm tra lấy điểm đọc
- GV kiểm tra HS số còn lại, thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV nhắc HS nhớ viết hoa chữ cái đầu câu sau khi điền dấu chấm còn thiếu vào chỗ trống.
- GV theo dõi HS làm bài
- GV phát 4 tờ giấy cho 4 HS làm bài vào giấy sau đó dán bài trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt bài đúng:
Giấy mời
Kính gửi: Cô Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Hồng Phong
Lớp 3/2 trân trong kính mời cô.
Tới dự: buổi liên quan chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
Vào hồi: 08 giờ ngày 19 -11-2009
Tại: phòng học lớp 3/2
Chúng em rất mong được đón cô.
Ngày 17 tháng 11 năm 2009 
TM lớp
Lớp trưởng
.........
...................
D. Củng cố:
- Qua bài tập các em sẽ hiểu ra giấy mời có nghĩa như thế nào,....
E. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- về nhà các em luyện đọc các bài HTL để tiết sau kiểm tra HTL.
- Cả lớp cùng hát vui.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Số HS lớp còn lại lên bóc thăm chọn bài đọc và đọc.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS theo dõi GV hướng dẫn sau đó tự làm bài cá nhân, HS có nhu cầu làm bài vào giấy GV phát cho thì dán bài trên bảng, lớp làm bài vào VBT sau đó nhận xét bổ sung.
- HS tiếp thu, trả lời.
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HKI
(tiết 4)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng như tiết 1
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn ở BT2.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Mỗi phiếu ghi tên các bài tập đọc có yêu cầu HTL.
- 3 tờ phiếu ghi tên ở đoạn văn BT2.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định lớp:
- GV cho HS cả lớp cùng hát vui.
B. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Tiết ôn tập và kiểm tra hôm nay các em học là tiếp tục thi lấy diểm HTL và làm bài tập theo yêu cầu.
2. Kiểm tra HTL
- GV gọi HS 1/3 lớp lên bóc thăm chọn bài đọc. Sau khi HS bóc thăm rồi về chổ mở SGK xem lại bài trong 2 phút rồi gọi HS lên đọc.
- GV nhận xét ghi điểm cho HS.
3. Bài tập 
- Gv gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV tổ chức cho HS trao đổi cặp để làm bài.
- GV dán 3 tờ phiếu trên bảng sau đó gọi 3HS lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét chữa bài đúng.
* Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng ran nứt. Trên cái đất phập phều và lằm gió, lằm đông như thế, cây đứng lẽ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cug3 phải quây quầnthành chòm thành rặng. Rể phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất.
D. Củng cố:
- GV liên hệ cùa bài tập điền dấu.
E. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà các em tiếp tục ôn các bài HTL tiết sau ta kiểm tra tiếp.
- cả lớp cùng hát vui.
- Nghe GV giới thiệu bài
- 1/3 HS lớp lên bóc thăm chọn bài và đọc
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1HS đọc từ khó
- Cả lớp trao đổi cặp làm bài cá nhân, 3HS lên bảng thi làm bài, lớp nhận xét bổ sung.
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HKI
( tiết 5 )
I/ Mục đích yêu cầu:
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Bước đầu viết được Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách BT2.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu ghi tên các bài HTL.
- Giấy phô tô mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách đủ phát cho từng HS.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
A. Ổn định lớp:
- GV cho HS cả lớp cùng hát vui.
B. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em tiếp tục thi đọc và làm bài tập viết đơn.
2. Kiểm tra lấy điểm HTL.
- GV thực hiện kiểm tra như tiết 4 ( 1/3HS lên bóc thăm chọn bài).
3. Bài tập 
- GV gọi HS đọc yêu cầu BT.
- GV nhắc HS: so sánh mẫu đơn, là thư này cần thể hiện nội dung xin cấp lại thẻ đọc sách đã mất.
* Chú ý
- Tên đơn có thể giữ như cũ hoặc sửa lại: Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách
+ Mục kính gởi nói rõ, kính gởi thư viện trường....
+ Mục nội dung, câu:
- GV phát giấy phô tô cho HS tự điền. GV theo dõi nhắc các em cần đọc kĩ rồi điền vào chỗ trống cho thích hợp.
- GV thu và nhận xét ghi điểm.
D. Củng cố:
- GV: Các em chú ý khi viết đơn cần xem lại loại đơn và nội dung đơn và viết cho đúng nội dung đơn.
E. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Các em về nhà tiếp tục luyện HTL để tiết sau thi đọc thuộc lòng.
- Cả lớp cùng hát vui.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1/3 HS lên bóc thăm chọn bài và đọc.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi mẫu trong SGK
- HS tự viết đơn, sau đó vài HS đọc lại đơn của mình cho lớp nghe và nhận xét bổ sung.
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HKI
(tiết 6)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Bước đầu biết viết một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quí mến (BT2).
I/ Đồ dùng dạy - học:
- GV phiếu ghi tên các bài HTL.
- HS chuẩn bị giấy rời để viết đơn.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
A.Ổn định lớp:
- GV cho HS cả lớp cùng hát vui.
B. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em tiếp tục kiểm tra HTL một số em còn lại của lớp và làm bài tập viết thư.
2. Kiểm tra HTL
- GV kiểm tra số HS còn lại (thực hiện như tiết 4).
3. Bài tập
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV giúp HS xác định đúng.
- Đối tượng viết như: ông, bà, cô, chú, bác,....
- Nội dung thư hỏi thăm sức khoẻ, tình hình ăn ở, học tập, làm việc,....
- GV mới HS phát biểu.
+ Các em chọn viết thư cho ai?
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn yếu.
- GV thu và chấm điểm bài viết của HS và nhận xét cách trình bày bài viết.
D. Củng cố:
- GV gọi HS có thư viết tốt lên đọc cho cả lớp nghe.
E. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em xem lại tất cả các phân môn của môn tiếng việt tự ôn để tiết sau kiểm tra viết và đọc.
- Cả lớp cùng hát vui.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Số HS còn lại lên bóc thăm chọn bài và đọc.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- Vài HS phát biểu ý kiến riêng của mình.
- HS mở SGK bài thư gửi bà; dựa vào nội dung viết lại một bức thư mà các em muốn viết gửi cho người thân.
- Vài HS có yêu cầu đọc bài cho cả lớp cùng nghe.
THI KIỂM TRA ĐỌC CUỐI HKI
(TIẾT 7)
THI KIỂM TRA VIẾT CUỐI HKI
(TIẾT 8)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tap doc Ke chuyen 3HKI NT2 CKT BVMT KNS.doc