Giáo án Tập đọc - Kể chuyện 3 tiết 63: Bàn tay cô giáo

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện 3 tiết 63: Bàn tay cô giáo

Tập đọc (Tiết 63)

 Đề bài: BÀN TAY CÔ GIÁO.

I.Mục tiêu:

 -Đọc đúng, rành mạch; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo. (TL được các câu hỏi sgk; thuộc 2 đến 3 khổ thơ).

II. Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ bài đọc SGK (phóng to).

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1329Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện 3 tiết 63: Bàn tay cô giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc (Tiết 63)
 Đề bài: BÀN TAY CÔ GIÁO.
 Ngày dạy:20. 1. 10
I.Mục tiêu:
 -Đọc đúng, rành mạch; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo. (TL được các câu hỏi sgk; thuộc 2 đến 3 khổ thơ).
II. Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ bài đọc SGK (phóng to).
III.Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Hs
A.Bài cũ
(5 phút)
B.Bài mới
1.Gt bài
(2 phút)
2.Luyện đọc 
(15 phút)
3.Tìm hiểu bài:
(8-10 phút)
4.Học thuộc lòng bài thơ
(5 -8 phút)
5.Củng cố, dặn dò
(2 phút)
-Kiểm tra 2 hs, mỗi hs kể 1 đoạn câu chuyện: Ông tổ nghề thêu, trả lời:
 +Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
 +Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
-Nhận xét bài cũ.
-GT bài: Bàn tay cô giáo.
-Ghi đề bài.
1/.Đọc diễn cảm bài thơ: giọng ngạc nhiên, khâm phục, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, mầu nhiệm của bàn tay cô giáo: thoắt cái, xinh quá, rất nhanh, biết bao, bàn tay.
-Cho hs xem tranh minh hoạ nói về bàn tay cô giáo trong giờ học gấp, cắt, dán giấy.
2/.Hướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng dòng thơ (4 lượt)
-Cho Hs đọc câu nối tiếp.
-Theo dõi hd hs đọc lại từ phát âm sai sau mỗi lượt đọc ( cong cong, thoắt cái. mềm mại, toả, dập dềnh)
b. Đọc từng khổ thơ nối tiếp (4 lượt)
-Cho Hs tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ.
-Theo dõi, nhắc nhở hs đọc đúng yc.
-Cho hs đọc chú giải.
-Giải thích thêm:
 +Mầu nhiệm: có phép lạ tài tình.
 +Phô: trong một số trường hợp, phô còn có nghĩa là khoe.Ví dụ: Những bông hoa hồng phô sắc và toả ngát hương thơm.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
-YC: hs đọc theo nhóm 5,tg 4’, nhóm nghe bạn đọc và góp ý.
-Theo dõi, giúp các nhóm.
d.Đọc đồng thanh:
-YC lớp đọc đồng thanh toàn bài 1 lần.
-Nhận xét.
-YC lớp đọc thầm từng khổ thơ, trả lời:
 +Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì ?
-YC Hs đọc thầm bài thơ, suy nghĩ, tưởng tượng để tả bức tranh gấp và cắt dán giấy của cô giáo.
-Gọi hs tả bức tranh miêu tả cảnh biển.
-Nhận xét.
-YC hs đọc 2 dòng thơ cuối, lớp đọc thầm theo, trả lời:
 +Em hiểu 2 dòng thơ cuối như thế nào?
-Chốt lại: Bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại như có phép mầu nhiệm. Bàn tay cô đã mang lại niềm vui và bao điều kì lạ cho các em hs. Các em đang say sưa theo dõi cô gấp giấy để tạo nên một quang cảnh biển thật đẹp lúc bình minh.
-Đọc bài thơ, lưu ý cách đọc bài thơ.
-Gọi hs đọc bài thơ.
-Hướng dẫn hs học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu theo cách xoá dần bảng.
-YC Từng tốp 3 hs nối tiếp nhau thi đọc thuộc 3 khổ thơ.
-Cả lớp và gv nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
-Hỏi: Qua bài thơ, em hiểu thêm về điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn hs về nhà học thuộc lòng bài thơ..
-Chuẩn bị bài sau: Nhà Bác học và bà cụ.
-2 hs kể lại chuyện và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét.
-Nghe.
-1 hs nêu lại.
-Hs chú ý lắng nghe.
-Quan sát tranh.
-Đọc từng dòng thơ nối tiếp theo yc.
-Cá nhân.
-Đọc từng khổ thơ nối tiếp theo yc.
-Cá nhân.
-Nghe.
-Đọc theo nhóm 5.
-Đồng thanh. 
-Đọc theo yc ở mỗi khổ thơ, tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
-Trả lời cá nhân, lớp nhận xét bổ sung. 
-3 hs lần lượt tả cảnh ở bức tranh.
-1 hs đọc.
-Nghe.
-Hs chú ý lắng nghe.
-1,2 hs đọc bài thơ.
-Đọc thuộc 3 khổ thơ theo hd.
-Thi đọc. 
-Nghe, nhận xét.
-Hs nêu ý kiến.

Tài liệu đính kèm:

  • doc83.doc