Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 22

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 22

TUẦN 22

 TẬP ĐỌC– KỂ CHUYỆN

NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

A/ Mục tiêu:

I/ TẬP ĐỌC.

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai : Ê-đi-xơn, thùm thụp, loé lên.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- Hiểu từ ngữ : nhà bác học, cười móm mém

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ê-đi-xơn là một nhà bác học rất giàu sáng kiến kinh nghiệm và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho con người.

 II/ KỂ CHUYỆN.

1. Rèn kĩ năng nói: Nhập vai đúng các nhân vật để thể hiện nội dung câu chuyện.

2. Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.

B/ Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh họa truyện trong SGK, phấn màu, bảng phụ.

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai ngày 9 tháng 2 năm 2009
 tập đọc– kể chuyện 
Nhà bác học và bà cụ
A/ Mục tiêu:
I/ Tập đọc.
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai : Ê-đi-xơn, thùm thụp, loé lên.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
- Hiểu từ ngữ : nhà bác học, cười móm mém
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ê-đi-xơn là một nhà bác học rất giàu sáng kiến kinh nghiệm và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho con người.
 II/ Kể chuyện.
1. Rèn kĩ năng nói: Nhập vai đúng các nhân vật để thể hiện nội dung câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
B/ Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh họa truyện trong SGK, phấn màu, bảng phụ.
C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Tập đọc
I. Kiểm tra bài cũ.
 - Đọc bài “Người trí thức yêu nước” và trả lời câu hỏi cuối bài.
 - GV nhận xét, chấm điểm.
* Kiểm tra, đánh giá.
- 2HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
II.Bài mới.
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài học:
Ê-đi-xơn là một nhà bác học vĩ đại. Bằng lao động cần cù và óc sáng tạo kì diệu, ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế, góp phần thay đổi cuộc sống trên trái đất của chúng ta. Câu chuyện Ê-đi-xơn và bà cụ sẽ cho chúng ta hiểu thêm phần nào về nhà bác học này.
* Thuyết trình
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng. HS mở SGK trang 33.
- HS quan sát tranh, mô tả tranh.
2. Luyện đọc.
a/ GVđọc mẫu. Toàn bài giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép, lịch sự của Ê-đi-xơn.
* Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu. HS theo dõi, đọc thầm toàn bài.
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc nối tiếp từng câu.
* Từ khó đọc: Ê-đi-xơn, thùm thụp, loé lên.
 GV giúp HS phát âm đúng các từ khó đọc
* Luyện đọc.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu, . Sau đó HS tiếp tục đọc nối tiếp câu cho đến hết bài .
- Đọc từng đoạn trước lớp.
GV nhắc nhở HS cách ngắt nghỉ hơi đúng. 
*Từ ngữ khó hiểu: nhà bác học, cười móm mém
 GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ khó
- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài, 
- Sau khi HS đọc xong 1 đoạn nào đó, .
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong nhóm. HS trong nhóm nghe, nhận xét, sửa cho bạn.
- Các nhóm thi đọc lại.
- Đại diện các nhóm thi đọc cá nhân từng đoạn, đọc đồng thanh toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
-Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn.
( ông là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Ông chế ra đèn điện, tàu chạy bằng điện, tín hiệu moóc–xơ, tìm cách tăng độ sáng của ánh đèn, .....)
-Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
-Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo?(Cụ già đã đi bằng xe ngựa nhưng rất mệt vì không êm)
-Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện?
(Nhờ gợi ý của bà cụ mà Ê-đi-xơn đã nảy ra một sáng kiến làm chiếc xe chạy bằng điện)
-Theo em, khoa học đem lại lợi ích gì cho con người?(Con người đỡ vất vả, năng suất lao động cao hơn, thời gian làm việc khẩn trương hơn.)
- Nội dung câu chuyện nói điều gì?( )
* Vấn đáp.
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. HS khác nghe, bổ sung.
(Khi Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện thì mọi người khắp nơi kéo đến để xem trong đó có một cụ già phải đi bộ mười hai cây số. Cụ ngồi bóp chân ở vệ đường và đã tình cờ gặp Ê-đi-xơn)
4. Luyện đọc lại. 
- Phân vai đọc lại toàn bộ câu chuyện.
*Luyện đọc phân vai.
B. Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: Phân vai, dựng lại câu chuyện Nhà bác học và bà cụ.
* Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu kể chuyện.
2. Hướng dẫn kể chuyện.
- Nêu tên các vai trong câu chuyện (Ê-đi-xơn, bà cụ)
- Kể chuyện trong nhóm (có thể thêm người dẫn chuyện hoặc không cần)
- Các nhóm lên trên bảng thể hiện.
- Bình chọn nhóm sắm vai tốt nhất.
C. Củng cố –dặn dò.
- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS thực hành kể chuyện ở nhà. 
* Luyện tập.
- GV nêu yêu cầu.
- HS trao đổi theo từng cặp.
- Cả lớp nghe và nhận xét, bình chọn nhóm kể đúng, hay nhất.
tập đọc
Cái cầu
I/ Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
- Đọc đúng: xe lửa, thuyền buồm, Hàm Rồng, sông Mã, 
- Biết đọc bài thơ với giọng tự hào, khâm phục.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới: chum, ngòi, sông Mã, Hàm Rồng.
- Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi sức lao động của con người khi sáng tạo ra một công trình xây dựng, qua đó nói lên tình cảm của bạn nhỏ trong bài đối với quê hương đất nước.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II/ Đồ dùng dạy học :
 - Phấn màu, tranh minh hoạ trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong bài “Ê-đi-xơn và bà cụ” và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Kể lại chuyện: “Ê-đi-xơn và bà cụ”
- Nêu nội dung câu chuyện.
* Kiểm tra, đánh giá.
- HS đọc bài và kể lại câu chuyện.
- Nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài : như mục I
* Thuyết trình
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng. HS mở SGK.
2/ Luyện đọc:
a) GVđọc mẫu. Giọng nhẹ nhàng thiết tha. Nhấn giọng điệp từ “bắc cầu”.
* Đọc mẫu.
- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ. HS theo dõi trong SGK, quan sát tranh minh họa.
b) Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc từng dòng thơ.
*Từ khó đọc: xe lửa, thuyền buồm, Hàm Rồng, sông Mã, 
* Luyện đọc.
- HS đọc nối tiếp nhau 2 dòng thơ cho đến hết bài (2 lượt).
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
*Từ ngữ khó hiểu: chum, ngòi, sông Mã, Hàm Rồng.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ. 
- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ khó có trong khổ thơ vừa đọc.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm. 
- HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ trong nhóm. 
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đọc đồng thanh từng khổ thơ.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- Người cha trong bài thơ làm nghề gì?(xây dựng cầu)
-Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì?(Những chiếc cầu của tự nhiên: cầu tơ nhện, cầu ngọn gió, cầu lá tre, cầu tre, cầu ao)
-Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào?Vì sao? (Cầu Hàm Rồng vì đây là chiếc cầu do cha bạn nhỏ góp công xây dựng)
-Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?(Hai câu cuối vì nói đến chiếc cầu do cha bạn nhỏ xây dựng và chiếc cầu đó còn có tên gọi riêng là cái cầu của cha...)
-Nội dung bài thơ nói lên điều gì?(Ca ngợi sức lao động của con người khi sáng tạo ra một công trình xây dựng, qua đó nói lên tình cảm của bạn nhỏ trong bài đối với quê hương đất nước)
* Vấn đáp.
- HS đọc thầm cả bài thơ và trả lời câu hỏi. 
- HS khác nghe, nhận xét, bổ sung.
4/ Luyện đọc thuộc lòng.
- GV đọc lại bài thơ.
- Học sinh luyện đọc thuộc lòng bài thơ. 
-GV đọc diễn cảm lại bài thơ, yêu cầu HS thi đọc.
III. Củng cố – dặn dò:
 - Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi sức lao động của con người khi sáng tạo ra một công trình xây dựng, qua đó nói lên tình cảm của bạn nhỏ trong bài đối với quê hương đất nước.
- HS nêu nội dung bài thơ.
- GV nhận xét tiết học và nêu nhiệm vụ về nhà.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
GV: Đỗ Thị Vui
Lớp : 3C
Tiết: 88 / Tuần: 22	
 Thứ ngày .. tháng . năm 2006 
Kế hoạch dạy học môn Tiếng việt
Phân Môn tập đọc– kể chuyện 
Tên bài dạy:
Chiếc máy bơm
I/ Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
- Đọc đúng các từ ngữ : ruộng nương, ác-si-mét, trục xoắn, quay.
- Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : ác-si-mét, tính tới tính lui, đinh vít.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: ác-si-mét là một nhà bác học cổ Hi Lạp rất giàu sáng kiến kinh nghiệm và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho con người.
II/ Đồ dùng dạy học :
 Tranh minh hoạ trong SGK. Phấn màu, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, 
hình thức tổ chức
Đồ dùng
5’
I. Kiểm tra bài cũ. 
- Đọc thuộc lòng bài thơ Cái cầu.
- Nêu ý nghĩa của bài thơ.
* Kiểm tra, đánh giá.
- HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm.
2HS
2’
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài :Bài đọc Chiếc máy bơm sẽ cho chúng ta biết đến một trí thức nổi tiếng của nước Hi Lạp, đó là nhà bác học ác-si-mét.
* Thuyết trình.
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng. HS mở SGK.
SGK
2’
2. Luyện đọc.
a) GVđọc mẫu.
-Toàn bài đọc giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng. 
- Suy nghĩ của ác-si-mét đọc giọng trăn trở, băn khoăn. 
* Đọc mẫu.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. HS theo dõi trong SGK.
8’
b) Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc từng câu.
* Từ khó đọc: ruộng nương, ác-si-mét, trục xoắn, quay.
* Luyện đọc.
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết bài (2 lượt).
- HS đọc từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
*Hiểu nghĩa các từ mới: ác-si-mét, tính tới tính lui, đinh vít.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn; GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ khó có trong đoạn vừa đọc.
Bảng phụ
- Đọc từng đoạn trong nhóm. 
- HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trong nhóm. 
- Thi đọc đồng thanh giữa các nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đọc đồng thanh từng đoạn.
7’
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- Nông dân tưới nước cho ruộng nương vất vả như thế nào?(múc nước sông vào ống, vác lên tận trên dốc cao để tưới cho ruộng nương).
-ác-si-mét nghĩ ra cách gì để giúp nông dân?
(ác-si-mét tính tới tính lui và đã chế tạo ra chiếc máy bơm nước)
- Hãy tả lại chiếc máy bơm nước của ác-si-mét.
( Đó là một đường ống có hai cửa: một cửa dẫn nước sông vào, còn một cửa dẫn nước ra ruộng. Bên trong đường ống có một trục xoắn. Bằng cách quay trục xoắn này, nước sông sẽ được dẫn lên cao)
* Vấn đáp.
- Học sinh cả lớp đọc thầm bài văn và trả lời các câu hỏi. 
9HS
7’
4. Luyện đọc lại.
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn, đọc cả bài.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng đoạn, vài HS thi đọc đoạn.
- 2 HS đọc cả bài.
2’
III. Củng cố – dặn dò:
- Nội dung và ý nghĩa của bài: ác-si-mét là một nhà bác học cổ Hi Lạp rất giàu sáng kiến kinh nghiệm và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho con người.
- Về nhà đọc lại toàn bài.
- GV nhận xét tiết học và nêu nhiệm vụ về nhà.
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc 3 t22.doc