Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 6

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 6

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:

BÀI TẬP LÀM VĂN( 2 TIẾT)

I. Mục tiêu:

A/TẬP ĐỌC.

1/ Đọc:

- Đọc đúng: Liu-xi-a, Cô-li-a, tròn xoe, khăn mùi soa, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn.

- Đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” với lời người mẹ.

2/ Đọc - Hiểu:

- Từ ngữ: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn.

- Đọc thầm khá nhanh, nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.

B/KỂ CHUYỆN.

- Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.

- Kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của mình.

 

doc 5 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 13 tháng 10 năm 2008
tập đọc - kể chuyện:
bài tập làm văn( 2 tiết)
I. Mục tiêu:
a/tập đọc.
1/ Đọc:
Đọc đúng: Liu-xi-a, Cô-li-a, tròn xoe, khăn mùi soa, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn.... 
Đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” với lời người mẹ.
2/ Đọc - Hiểu:
Từ ngữ: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn.
Đọc thầm khá nhanh, nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.
b/kể chuyện.
Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.
Kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK, phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài “Cuộc họp của chữ viết và trả lời câu hỏi:
- 2 HS đọc bài
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Luyện đọc:
a/ GV đọc diễn cảm toàn bài:
* Gv hg dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, xác định các nhân vật trong tranh.
- Cả lớp đọc thầm.
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
*Từ khó đọc(tên riêng) : Liu-xi-a, Cô-li-a.
- Đọc nối tiếp từng câu.
(Đọc đúng: tròn xoe, khăn mùi soa, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn)
- 2 HS đọc từ khó; cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS đọc đúng từ khó đọc,ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, phẩy.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Từ khó hiểu: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc cả bài.
- Đọc trong nhóm.
- Ba nhóm nối tiếp nhau đọc đồng thanh 3 đoạn 1, 2, 3. - -- Một HS đọc đoạn 4.
- Một HS đọc cả bài.
3/Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Câu hỏi 1: Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào? (Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?)
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời các câu hỏi phụ,câu hỏi 1,2.
-Câu hỏi 2: Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn
*GV chốt lại: Cô-li-a khó kể ra những công việc đã làm để giúp mẹ vì ở nhà, mẹ Cô-li-a thường làm mọi việc. Có lúc bận, mẹ định nhờ Cô-li-a giúp việc này việc nọ nhưng thấy con đang học lại thôi).
- Câu hỏi 3: Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a làm cách gì để bài viết dài ra? 
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi 3.
- Câu hỏi 4:
+ Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên? 
+ Vì sao sau đó, Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ? 
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 4,cả lớp đọc thầm,trả lời câu hỏi 4,câu hỏi phụ.
- Câu hỏi phụ: Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì? 
(Lời nói phải đi đôi với việc làm. Những điều HS đã tự nói tốt về mình phải cố làm cho bằng được.)
4/ Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu đoạn 3, 4.
* Kể chuyện 
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 3, 4.
- Thi đọc nối tiếp 4 đoạn.
5/ GV nêu nhiệm vụ:
6/ Hướng dẫn kể chuyện.
a) Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.
-Trật tự đúng của các tranh là: 3 - 4 - 2 - 1.
-HS quan sát, sắp xếp tranh.
- Nêu đáp án đúng,GV ghi bảng.
b) Kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời của em.
--GV nêu yêu cầu.
- Bài tập chỉ yêu cầu em chọn kể một đoạn của câu chuyện, kể theo lời của em (không phải theo lời của Cô-li-a như trong truyện).
- Một HS kể mẫu 2 hoặc 3 câu. (Ví dụ: Có lần, cô giáo của Cô-li-a ra cho cả lớp một đề văn như sau. Đối với Cô-li-a, đề văn này cực khó vì thỉnh thoảng bạn mới làm một vài việc lặt vặt giúp mẹ....)
- Từng cặp HS tập kể.
-Thi kể giữa các nhóm.
*Nhận xét bạn kể: 
+Kể có đúng với cốt truyện không?
+Diễn đạt đã thành câu chưa?
+ Đã biết kể bằng lời của mình chưa? Kể có tự nhiên không?
- 1 HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu (Một lần, cô giáo ra cho lớp của Cô-li-a một đề văn....)
-Một HS kể mẫu 2 hoặc 3 câu.
-Tập kể theo nhóm 2HS.
- 3 HS tiếp nối nhau thi kể một đoạn bất kỳ của câu chuyện. Cả lớp và GV nhận xét từng bạn.
-Bình chọn người kể hay nhất.
C/Củng cố, dặn dò:
- Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao?
- GV khuyến khích HS về nhà kể lại chuyện 
tập đọc:
nhớ lại buổi đầu đi học
I. Mục tiêu:
1/ Đọc:
Đọc đúng: nhớ lại, hằng năm, náo nức, tựu trường, nảy nở, gió lạnh, nắm tay, bỡ ngỡ.
Đọc bài văn với giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, tình cảm.
2/ Đọc - Hiểu:
Từ ngữ : tay náo nức, mơn man, quang đãng,...
Nội dung bài: Bài văn là những hồi tưởng đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu tiên đến trường.
3/ Học thuộc lòng một đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc bài tập làm văn
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Luyện đọc:
a/ GV đọc diễn cảm toàn bài:
- HS quan sát tranh.
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
(Đọc đúng: nhớ lại, hằng năm, náo nức, tựu trường, nảy nở, gió lạnh, nắm tay, bỡ ngỡ)
-Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc đồng thanh cả bài
-HS đọc nối tiếp câu.
-HS đọc tiếp nối từng đoạn
-Đọc trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Ba nhóm nối tiếp nhau đọc đồng thanh 3 đoạn văn.
 - HS đọc lại toàn bài.
3/Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Câu hỏi 1: Điều gì gợi tác giả nhớ những kỷ niệm của buổi tựu trường? 
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1.
-Câu hỏi 2: Trong ngày đến trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn?
-HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2.
- Câu hỏi 3: Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường? 
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 3.
4/ Học thuộc lòng một đoạn văn.
- GV chọn đọc một đoạn văn (đã viết trên bảng phụ).
- HS học thuộc 1 đoạn văn mà mình cho hay nhất
C/Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng một đoạn văn trong bài; khuyến khích HS thuộc cả bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctdkc3_tuan6.doc