Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Bài: Ai có lỗi

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Bài: Ai có lỗi

A/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu các từ ngữ khó được chú giải ở cuối bài và nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

2. Kĩ năng: rèn đọc đúng các từ : khuỷu tay, nguệch ra, lát nữa, nắn nót, Cô – rét – ti,En – ri - cô, diễn cảm tốt, phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. Rèn kĩ năng nói, nghe.

3. Thái độ: HS hiểu ý nghĩa câu chuyện : phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi không cư xử tốt với bạn.

B/ CHUẨN BỊ

1. GV: tranh minh hoạ, bảng phụ

2. HS:SGK, tìm hiểu nội dung bài trước ở nhà.

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Khởi động: Hát (1)

2. Bài cũ:Đơn xin vào Đội (4)

- Gọi 2 – 3HS đọc bài : đơn xin vào đội. Hỏi:

- Đơn này của ai gửi cho ai ?. Viết đơn này để làm gì ?

- Nêu nhận xét về cách trình bày đơn ?

- Nhận xét, ghi điểm.

3. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1)

- Hôm nay cô sẽ kể cho các em nghe 1 câu chuyện nói về 2 người bạn : Cô – rét – ti và En – ri – cô . hai bạn chỉ vì 1 chuyện nhỏ mà cáu giận nhau, nhưng lại rất sớm làm lành với nhau. Điều gì đã khiến hai bạn sớm làm lành nhau, giữ được tình bạn đẹp này ?. đọc chuyện “Ai có lỗi” các em sẽ hiểu điều đó.

4. Phát triển các hoạt động: (62)

 

doc 5 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 10023Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Bài: Ai có lỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Tiết	 AI CÓ LỖI
MỤC TIÊU
Kiến thức: HS hiểu các từ ngữ khó được chú giải ở cuối bài và nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
Kĩ năng: rèn đọc đúng các từ : khuỷu tay, nguệch ra, lát nữa, nắn nót, Cô – rét – ti,En – ri - cô, diễn cảm tốt, phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. Rèn kĩ năng nói, nghe. 
Thái độ: HS hiểu ý nghĩa câu chuyện : phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi không cư xử tốt với bạn.
CHUẨN BỊ
GV: tranh minh hoạ, bảng phụ
HS:SGK, tìm hiểu nội dung bài trước ở nhà.
CÁC HOẠT ĐỘNG
Khởi động: Hát (1’)
Bài cũ:Đơn xin vào Đội (4’)
Gọi 2 – 3HS đọc bài : đơn xin vào đội. Hỏi:
Đơn này của ai gửi cho ai ?. Viết đơn này để làm gì ?
Nêu nhận xét về cách trình bày đơn ?
Nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
Hôm nay cô sẽ kể cho các em nghe 1 câu chuyện nói về 2 người bạn : Cô – rét – ti và En – ri – cô . hai bạn chỉ vì 1 chuyện nhỏ mà cáu giận nhau, nhưng lại rất sớm làm lành với nhau. Điều gì đã khiến hai bạn sớm làm lành nhau, giữ được tình bạn đẹp này ?. đọc chuyện “Ai có lỗi” các em sẽ hiểu điều đó.
Phát triển các hoạt động: (62’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: luyện đọc (20’)
* MT: rèn kĩ năng đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài 
* PP : trực quan , hỏi đáp , thực hành.
GV đọc mẫu cả bài
Treo tranh , tóm tắt nội dung bài
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghiã từ
Yêu cầu HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu theo hàng ngang từ câu 1 đến hết bài. Mời . Đọc câu 1
Lưu ý đọc câu đối thoại phải đọc hết.
GV sửa phát âm sai ngay cho HS khi đọc 
Luyện đọc : Cô – rét – ti, En – ri - cô
Cho HS đọc từng đoạn trước lớp. Mỗi em đọc 1 đoạn trước lớp
Đọc cá nhân
@Đoạn 1
Giảng từ: kiêu căng
GV treo bảng câu văn dài : “tôi đangrất xấu” và hướng dẫn đọc ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng hoặc ngân dài hơn để gây ấn tượng.
GV chốt và chuyển ý
@Đoạn 2
GV lưu ý : đoạn 2 đọc nhanh, căng thẳng hơn, nhấn giọng các từ: trả thù, đẩy, hỏng hết, giận đỏ mặt
GV chốt và chuyển ý
@Đoạn 3
Hối hận là gì ? - Can đảm là gì ? 
GV treo bảng câu văn dài : “Tôi nhìn can đảm” và hướng dẫn đọc nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi.
GV chốt và chuyển ý
@Đoạn 4
Giảng từ : ngây. Đặt câu với từ : ngây
Nhấn giọng các từ : ngạc nhiên, ngây ra, ôm chầm 
GV chốt và chuyển ý
@Đoạn 5
Lưu ý: lời bố En – ri – cô nghiêm khắc 
GV chốt và chuyển ý
Hướng dẫn đọc từng đoạn trong nhóm
Lưu ý: HS từng nhóm tập đọc: em này đọc, em khác nghe, góp ý.
GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
GV gọi HS đọc tiếp nối nhau đồng thanh đoạn 1, 2, 3
GV gọi 2 HS đọc tiếp nối nhau đoạn 4,5
GV chốt và chuyển ý
HĐ2: tìm hiểu bài (10’) 
* MT: giúp HS hiểu nội dung, ý nghiã câu chuyện
* PP : đàm thoại, thảo luận, trắc nghiệm
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1,2. Hỏi: 
Câu 1: Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì ? -Vì sao 2 bạn nhỏ giận nhau ?.
Câu 2: Vì sao En – ri – cô hối hận, muốn xin lỗi Cô – rét - ti ? 
Câu 3: Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?. 
Em đoán Cô – rét – ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ?. Hãy nói 1, 2 câu ý nghĩ của Cô – rét - ti
Câu 4: Bố đã trách mắng En – ri – cô như thế nào?
Lời trách mắng của bố có đúng không ?. Vì sao ?
Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen
GV nhận xét, chuyển ý 
HĐ3: luyện đọc lại (8’)
* MT: củng cố về luyện đọc
* PP : thực hành.
GV chọn đoạn 4 – GV đọc mẫu đoạn 4
Tổ chức cho HS chia nhóm 3 qua trò chơi kết bạn.
Lưu ý cách đọc theo lời nhân vật
GV nhận xét
HĐ4: kể chuyện (20’)
* MT: giúp HS kể lại câu chuyện 
* PP :quan sát, động não, kể chuyện. 
GV đính lên bảng 5 bức tranh (SGK) không theo thứ tự của truyện và cho HS chơi trò chơi xếp tranh theo đúng thứ tự với từng đoạn của bài.
Cho HS quan sát lại 5 bức tranh đã theo thứ tự và tự nhẩm kể chuyện
Cho HS lên kể lại từng đoạn theo tranh.
Lưu ý: nếu HS kể lúng túng, GV có thể nêu câu hỏi gợi ý để giúp HS kể được dễ dàng hơn.
GV nhận xét
HĐ 5 : Củng cố (4’) 
Em học được điều gì qua câu chuyện này ?
Đặt tên khác cho câu chuyện
Cho 3 HS lên đọc lại toàn bài theo vai.
Giáo dục, tuyên dương.
HS mở SGK/4
HS đọc nối tiếp từng câu cho hết lớp.
Cả lớp đọc, 2 HS đọc lại
Mỗi em đọc 1 đoạn trước lớp nối tiếp nhau
Cá nhân đọc đoạn
1 HS đọc
HS nêu nghiã từ SGK
Lớp lấy bút chì ra vạch theo hướng dẫn
2 – 3 HS luyện đọc câu dài
2 – 3 HS đọc đoạn 1
1 HS đọc đoạn 2
2 – 3 HS luyện đọc
2 – 3 HS đọc đoạn 2
1 HS đọc đoạn 3
HS nêu nghiã từ SGK
2 – 3 HS luyện đọc câu văn dài
1 – 2 HS đọc đoạn 3
1 HS đọc đoạn 4
HS nêu nghiã từ SGK
2 – 3 HS luyện đọc 
1 – 2 HS đọc đoạn 4
1 HS đọc đoạn 5
2 – 3 HS luyện đọc câu nói của bố En – ri - cô
1 – 2 HS đọc đoạn 5
HS chơi trò chơi kết bạn để chia 3 nhóm
HS tự phân chia và đọc nhỏ trong nhóm
 HS đọc đồng thanh theo nhóm đoạn 1, 2, 3 
2 HS đọc đoạn 4, 5
HS đọc thầm đoạn 1,2
En – ri – cô và Cô – rét - ti.
Cô – rét – ti vô ý chạm khuỷu tay vào En – ri – cô làm bạn viết hỏng, En – ri – cô giận bạn và đã trả thù đã đẩy 1 cái đến nỗi làm hỏng trang viết của Cô – rét – ti.
HS đọc thầm đoạn 3
Sau cơn giận, En – ri – cô đã bình tĩnh lại, nghĩ bạn không cố ý lại thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn và muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
HS đọc thầm đoạn 4
Tan học, Cô – rét – ti cười hiền hậu đề nghị : “ta lại thân nhau như trước đi” khiến En – ri – cô ngạc nhiên rồi vui mừng ôm chầm lấy bạn
HS thảo luận nhóm và nêu
 + Tại mình vô ý, mình phải làm lành với En – ri – cô thôi.
 + En – ri – cô là bạn của mình. Không thể để mất tình bạn.
HS đọc thầm đoạn 5
Bố mắng : En – ri – cô là người có lỗiđánh bạn
Đúng vì người có lỗi phải xin lỗi trước
En – ri – cô đáng khen vì biết hối hận, biết thương bạn,khi bạn làm lành cậu cảm động, ôm chầm lấy bạn
Cô – rét – ti đáng khen vì cậu biết qúy trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn
Nhận xét 
HS tự phân vai trong nhóm để luyện đọc đoạn 4
Từng nhóm thi đua nhau đọc để lựa ra nhóm đọc hay – cứ 2 nhóm thi với nhau
Lớp nhận xét và chọn ra nhóm đọc hay nhất
1 – HS đọc lại cả bài
HS quan sát và sắp xếp lại
HS tự kể nhẩm.
3 – 5 HS kể từng đoạn trước lớp.
Lớp nhận xét: nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện khi kể của bạn
1 HS kể lại toàn chuyện
HS nêu ý kiến
HS nêu
3 HS đọc theo vai. 
Nhận xét
	5 . Tổng kết : ( 2 ‘) 
HS đọc lại bài nhiều lần và tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị bài : khi mẹ vắng nhà.
Nhận xét tiết học .	
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTAPDOC4.doc