Giáo án Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tiết 57+58: Hũ bạc của người cha - Bùi Thu Thuỷ

Giáo án Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tiết 57+58: Hũ bạc của người cha - Bùi Thu Thuỷ

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : siêng năng, lười biếng, thản nhiên, nghiêm giọng, làm lụng,.

- Đọc phân biệt các cụm câu kể với lời nhân vật.

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm ,.

- Nắm được nội dung truyện và ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn làm nên mọi của cải.

 

doc 4 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tiết 57+58: Hũ bạc của người cha - Bùi Thu Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2005
GV : Bùi Thu Thuỷ
Lớp : 3K 
Kế hoạch dạy học – Môn Tiếng Việt
Phân môn : Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 57 – 58 : Hũ bạc của người cha
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : siêng năng, lười biếng, thản nhiên, nghiêm giọng, làm lụng,...
Đọc phân biệt các cụm câu kể với lời nhân vật.
Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật. 
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm ,...
Nắm được nội dung truyện và ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn làm nên mọi của cải.
3. Kể chuyện : 
Rèn kĩ năng nói: Sau khi sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện, HS dựa vào tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện – kể tự nhiên, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật ông lão
Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Đồ dùng
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Một trường tiểu học vùng cao
- Giới thiệu vào nét về trường của mình
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS thực hiện
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá
2’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc
- Giọng người kể : chậm rãi, khoan thai và hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết truyện.
- Giọng ông lão : khuyên bảo (khi đưa tiền cho con ra đi tập kiếm lấy cơm ăn); nghiêm khắc (khi vứt nắm tiền xuống ao); cảm động (khi thấy con đã biết quý đồng tiền làm nên nhờ lao động); ân cần, trang trọng trong lời nói với con ở cuối truyện khi trao hũ bạc cho con.
* Vấn đáp, thuyết trình:
- GV , giới thiệu, ghi tên bài
* Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng
phấn màu
25’
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
ã Đọc từng câu
ã Luyện đọc đoạn: Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ và luyện ngắt hơi, nhấn giọng.
* Đoạn 1 :
- Các từ dễ đọc sai: siêng năng, lười biếng,...
- Từ khó :
+ Người Chăm: một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ 
+ Hũ : đồ vật làm bằng đất nung loại nhỏ, miệng trò, giữa phình ra, thường được dùng đựng các loại hạt, đựng rượu, đựng mật.
* Đoạn 2 
- Các từ dễ đọc sai: thản nhiên, nghiêm giọng,...
- Từ khó: 
+ Thản nhiên : Làm như không có việc gì xảy ra
+ Dúi : đưa cho nhưng không muốn để người khác biết
Đặt câu : - Em dúi cho Mai một cái bánh.
 - Ông Ké thản nhiên nhìn lũ giặc.
* Đoạn 3 :
- Từ khó : Dành dụm : góp từng tí một để dành
Đặt câu : Bố mẹ dành dụm tiền để nuôi em ăn học.
ã Đọc từng đoạn trong nhóm
ã Đọc nối tiếp đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai
ã GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự:
- 2 HS đọc đoạn 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần
- GV ghi các từ cần giải nghĩa
- HS nêu nghĩa từ
- GV nhận xét, hỏi 
- HS trả lời
- GV nhận xét, ghi
- HS đọc lại đoạn
- HS luyện đọc theo nhóm 4
- 5 nhóm đọc nối tiếp đoạn
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
2 lần
13’
3. Tìm hiểu bài:
a) Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì? ( ông buồn vì con trai lười biếng)
b) Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào? ( người siêng năng, chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm)
c) Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì? ( ông lão muốn thử xem có phải đồng tiền ấy tự tay con mình kiếm ra hay không? Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà không xót, nghĩa là tiền ấy không phải tự tay vất vả làm ra.).
d) Người con đó đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào? ( anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, chỉ dám ăn một bát, ba tháng anh dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về). 
e) Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa người con đã làm gì? (... người con vội thọc tay vào bếp lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng).
g) Vì sao người con phản ứng như vậy? ( vì anh vất vả suốt 3 tháng trời mới kiếm được từng ấy tiền nên anh quý và tiếc những đồng tiền mình làm ra.)
h) Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy? ( ông cười chảy nước mắt vì vui mừng, cảm động trước sự thay đổi của con trai).
i) Tìm những câu trong chuyện nói lên ý nghĩa của câu truyện này?
a. Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền.
b. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
* Vấn đáp
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi a, b
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
- HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi c
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
- HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi d
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
- HS đọc đoạn 4 trả lời câu hỏi e, g, h
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
- HS đọc toàn bài, trả lời câu hỏi i
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, khái quát lại
7’
4. Luyện đọc lại :
ã Luyện đọc lại toàn bài theo đoạn
ã Luyện đọc diễn cảm đoạn 4, 5 trong nhóm:
ã Luyện đọc phân vai:
- HS nối tiếp nhau đọc toàn bài
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diến cảm 
- HS thi đọc phân vai
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
20’
5. Kể chuyện
Yêu cầu : Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Hũ bạc của người cha : 
a. Bài tập 1:
Thứ tự đúng: 3, 5, 4, 2, 1.
- Tranh 1 (3): Anh con trai lười biếng chỉ ngủ. Còn cha già thì còng lưng làm việc.
- Tranh 2 (5): người cha vứt tiền xuống ao, người con nhìn thản nhiên.
- Tranh 3 (4): Người con đi xay thóc thuê để lấy tiền sống và dành dụm mang về.
- Tranh 4 (1): Người cha ném tiền vào bếp lửa, người con thọc tay vào lửa lấy tiền ra.
- Tranh 5 ( 2): Vợ chồng ông lão trao hũ bạc cho con cùng lời khuyên.
b. Bài tập 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện
ã HS kể trong nhóm
ã HS thi kể trước lớp. 
- GV treo tranh minh hoạ, 1 HS đọc yêu cầu 
- HS nêu thứ tự các tranh
- HS khác nhận xét, nêu nội dung các tranh 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt
- HS khá kể mẫu 1 đoạn, GV gợi ý 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
- HS kể theo nhóm 4
- 2 HS kể thi 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
3’
C. Củng cố – dặn dò
+ Em thích nhân vật nào trong câu chuyện này ? ( ...)
- Dặn dò : + Tập kể lại câu chuyện cho người khác nghe 
 + Sắm vai đóng kịch lại
* Vấn đáp
- HS trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_ke_chuyen_lop_3_tiet_5758_hu_bac_cua_nguoi_c.doc