Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 19 - Bài: Hai Bà Trưng - Năm học 2005-2006

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 19 - Bài: Hai Bà Trưng - Năm học 2005-2006

A-TẬP ĐỌC:

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 _Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ để phát âm sai: ruộng nương, lên rừng, lập mưu,thuở xưa, xuống biển, ngút trời,

 _Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.

2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

 _Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì I.

 _Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài ( giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trầy quân, giáp phục, phấn khích.)

 _Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc xâm lược của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.

B-KỂ CHUYỆN:

1.Rèn kĩ năng nói:

 _Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa. HS kể lại được từng đoạn câu chuyện.

 _Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

2.Rèn kĩ năng nghe:

 _Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.

 _Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.

I-CHUẨN BỊ:

 1/Giáo viên : Tranh minh họa truyện trong SGK .

 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 2/Học sinh : SGK

 

doc 5 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 10424Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 19 - Bài: Hai Bà Trưng - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
	 MÔN: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TUẦN 19
	 BÀI : HAI BÀ TRƯNG
	 NGÀY THỰC HIỆN : 16 / 1 / 2006
I -MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
A-TẬP ĐỌC:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 _Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ để phát âm sai: ruộng nương, lên rừng, lập mưu,thuở xưa, xuống biển, ngút trời, 
 _Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.
2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
 _Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì I.
 _Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài ( giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trầy quân, giáp phục, phấn khích.)
 _Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc xâm lược của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
B-KỂ CHUYỆN:
1.Rèn kĩ năng nói:
 _Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa. HS kể lại được từng đoạn câu chuyện.
 _Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
2.Rèn kĩ năng nghe:
 _Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
 _Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
I-CHUẨN BỊ:
 1/Giáo viên : Tranh minh họa truyện trong SGK .
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
 2/Học sinh : SGK
III-HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
 1/Khởi động : 2’ Hát bài hát 
 2/Kiểm tra bài cũ :
 3/Bài mới :
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ĐDDH
 25’
 15/
 15’
 20’
 A-MỞ ĐẦU:
GV giới thiệu tên 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt 3, tập hai (Bảo vệ Tổ quốc, sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất). Chủ điểm mở đầu sách là Bảo vệ Tổ quốc, 
 B.DẠY BÀI MỚI:
 1/Giới thiệu bài :
 _Các em hãymiêu tả những hình ảnh trong tranh minh họa nội dung bài đọc .Từ đó, GV giới thiệu truỵện.
 2/Hoạt động 1 :HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a/GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng đọc to, rõ, mạnh mẽ; nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác của giặc; tả chí khí của Hai Bà Trưng; tả khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa.
 B/HS luyện đọc Kết hợp giải nghĩa từ :
+HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó .
 _Trong khi theo dõi HS đọc, GV phát hiện lỗi phát âm của HS để sữa cho các em.
 +HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó .
 _HS luyện đọc đoạn 1 GV nhắc các em đọc với giọng chậm rãi, căm hờn, nhấn giọng những từ ngữ nói lên tội ác của giặc, sự căm hờn của nhân dân 
 +Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
+HS đọc đoạn một . GV giúp HS hiểu từ ngữ mới được chú giải sau bài( giặc ngoại xâm, đô hộ) ; giải nghĩa thêm những từ ngữ trong đoạn mà HS chưa hiểu ( ngọc trai: viên ngọc lấy trong con trai, dùng làm đồ trang sức; thuồng luồng: vật dữ ở nước, hình giống con rắn to, hay hại người ( theo truyền thuyết)).
 _HS luyện đọc đoạn 2 HD các em biết đọc đoạn văn với giọng kể thong thả, đầy cảm phục; nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, các cụm từ; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài trí của hai chị em:
 _Bấy giờ,/ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.// Cha mất sớm,/nhờ mẹ dạy dỗ,/hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông.//
 _GV giúp HS giải thích địa danh Mê Linh ( vùng đất hiện nay thuộc huyện Mê Linh, tĩnh Vĩnh Phúc), giải nghĩa thêm: nuôi chí( mang, giữ, nung nấu một ý chí, chí hướng)
 _HS luyện đọc đoạn 3 hướng dẫn các em biết đọc đoạn văn tả khí thế của đòan quân khởi nghĩa với giọng nhanh, hào hùng, mạnh mẽ; nhấn giọng những từ ngữ thể hiện khí phách của Hai Bà ( ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp, phấn khích, kinh hồn), khí thế hào hùng của đoàn quân khởi nghĩa: Đòan quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi,/ theo suốt đường hành quân.
 _HS đọc đoạn 3 trước lớp. GV giúp HS hiểu từ ngữ mới được chú giải sau bài ( Luy Lâu, trầy quân, giáp phục, phấn khích), giải nghĩa thêm những từ ngữ trong đoạn mà HS chưa hiểu
 _HS đọc lại đoạn bốn. GV nhắc các em đọc đoạn văn với giọng kể thong thả, đầy cảm phục, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi thắng lợi vĩ đại của cuộc khởi nghĩa và sự tôn kính của nhân dân đối với Hai BaØ Trưng: Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trờ thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
 +HS luyện đọc theo nhóm 
_Tổ chức thi đọc giữa các nhóm 
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài .
_ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta. 
_Cả lớp đọc thầm lại đọan hai, trả lời câu hỏi: _Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào? 
+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa? 
 +1 HS đọc lại đoạn 3 và trã lời câu hỏi :
 + Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đòan quân khởi nghĩa?
 _HS đọc thầm đoạn bốn, trả lời các câu hỏi:
+ Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào? 
 +Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng? 
 3.Luyện đọc lại:
 _GV chọn đọc dĩên cảm 1 đoạn văn của bài. Một vài HS đọc lại đọan văn.
 _Một HS thi đọc lại bài văn.
 KỂ CHUYỆN
 1.GV nêu nhiệm vụ : Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ quan sát 4 tranh minh họa và tập kể từng đoạn của câu chuyện. Chúng ta sẽ xem bạn nào nhớ câu chuỵên, kể chuyện hấp dẫn nhất.
2. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
GV nhắc HS chú ý:
+ Để kể được những ý chính của mỗi đoạn, các em phải quan sát tranh kết hợp với nhớ cốt truyện vì tranh vẽ nhiều khi không thể hiện hết nội dung của đoạn, chỉ là gợi ý để kể. GV treo tranh, chỉ vào tranh 1, nói về nội dung tranh, giải thích yêu cầu của bài tập: 
 _Tranh 1 : Vẽ gì ?
 _Chỉ là gợi ý để HS kể lại đoạn nói về sự tàn bạo của giặc, khơi lên lòng căm thù đánh đuổi bọn xâm lược của dân ta.)
+ Không cần kể đọan văn hệt theo văn bản trong SGK (VD: Ngày xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng vô cùng tàn ác. Chúng thúng tay  Dân ta vô cùng oán hận). Tuy nhiên, nếu có HS thuộc truyện, kể chính xác từng câu chữ theo văn bản truyện và kể một cách sinh động như sống với câu chuyện , GV vẫn khen ngợi những HS đó, không xem đó là kể bắt chước, thiếu sáng tạo.
_HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK
+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung lời kể của mỗi bạn (về ý, diễn đạt); bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhaất, bạn nghe kể chăm chú và nhận xét chính xác lời kể.
4/Củng cố : Câu chuỵên này giúp các em hiểu được điều gì? ( Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bao đời nay/ Phụ nữ Việt Nam rất anh hùng, bất khuất.)
5/Dặn dò : Bài nhà : Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe.
 Chuẩn bị : Bộ đội về làng .
 (HS quan sát tranh minh họa chủ điểm: Các chiến sĩ biên phòng tuần tra biên giới của Tổ quốc.)
 _HS miêu tả hình ảnh trong tranh .(Hai Bà Trưng cưỡi voi, dẫn đầu đòan quân khởi nghĩa. Đòan quân hăng hái xống trận, người mang cung nỏ, giáo dục, người mang rìu búa, người khiêng trống, người phất cờ, giặc chết ngổn ngang, số còn lại chạy tán loạn )
 _Theo dõi GV đọc mẫu 
 _HS tiếp nối nhau đọc từng câu đến hết bài .
 _HS luyện đọc đoạn một 
 _HS giãi nghĩa từ theo trong sách
 _HS luyện đọc đoạn 2 .
 _HS luyện đọc đoạn 3 .
 _HS giải nghĩa từ theo SGK
 _HS luyện đọc trong nhóm .
 _Mỗi nhóm 4 HS lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm .
 _4 nhóm thi đọc nối tiếp nhau 
 +Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn,
 +Chúng thẵng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương; bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống mò ngọc trai làm nhiều người thiệt mạng Lòng dân oán hận ngút trời. 
 _Hai BaØ Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. 
 _Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân. 
 _Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong. Đòan quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà, tiếng trống đồng dội lên) 
 _Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù.) 
 _Vì Hai Bà là người lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.) 
 _Vẽ cảnh một đoàn người cởi trần, đóng khố đang khuân vác nặng nhọc; một vài tên lính giặc đang giám sát hoặc vung roi quất đoàn người
e1
 _Bốn HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
Tranh chủ điểm
Tranh minh hoạbài tậpđọc .
Tranh từng đoạn theo chuyện 
Tranh minh hoạ từng đoạn 
*Các ghi nhận cần lưu ý :
_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19 TAP DOC A.doc