Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 2 - Đỗ Thị Xoan

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 2 - Đỗ Thị Xoan

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

A. Tập đọc

1. Rèn luyện kĩ năng thành tiếng.

Đọc trôi chảy cả bài , đọc đúng.

 - Các từ ngữ có vần khó: Khuỷu tay, nguệch ra, giơ thước.

 - Các từ phiên âm nước ngoài : Cô-rét-ti, En-ri-cô

2. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu

 - Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ :Kiêu căng, hối hận, can đảm.

 - Nắm được diễn biến câu chuyện :

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tới bạn dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.

B. Kể chuyện

1. Rèn luyện kĩ năng nói:

- Dựa vào trí nhớ và tranh biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của mình, biết phối hợp điệu bộ, lời nói, giọng kể.

2. Rèn luyện kĩ năng nghe

- Tập trung theo dõi bạn kể

- Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời bạn.

 

doc 7 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1828Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 2 - Đỗ Thị Xoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
AI CÓ LỖI ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
A. Tập đọc
1. Rèn luyện kĩ năng thành tiếng.
Đọc trôi chảy cả bài , đọc đúng.
 - Các từ ngữ có vần khó: Khuỷu tay, nguệch ra, giơ thước.
 - Các từ phiên âm nước ngoài : Cô-rét-ti, En-ri-cô
2. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu
 - Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ :Kiêu căng, hối hận, can đảm.
 - Nắm được diễn biến câu chuyện : 
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tới bạn dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
B. Kể chuyện
1. Rèn luyện kĩ năng nói:
Dựa vào trí nhớ và tranh biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của mình, biết phối hợp điệu bộ, lời nói, giọng kể...
2. Rèn luyện kĩ năng nghe
Tập trung theo dõi bạn kể
Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh họa bài TĐ – truyện kể 
Bảng phụ viết đoạn văn 1 để hướng dẫn luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tập đọc 
A. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
- Gọi đọc thuộc lòng bài hai bàn tay em
- Gv nhận xét, đánh giá
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (2') 
- Cho lớp hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”
Từ bài hát à giới thiệu bài : tình cảm của 2 bạn học sinh trong lớp.
2. Hướng dẫn luyện đọc (25’) 
a) GV đọc mẫu lần 1: 
Đoạn 1 giọng đọc căng thẳng.
Đoạn 4, 5 : Nhấn giọng từ (SGV)
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
*Đọc từng câu : 2 nhóm học sinh 
- Gv ghi bảng : Cô-rét-ti, En-ri-cô.
*Đọc từng đoạn trước lớp : 
Đoạn 1 : Rút từ kiêu căng
- Gv “kiêu căng” là 1 biểu hiện không tốt chúng ta không nên kiêu căng.
Đoạn 2 :
- chú ý từ: khuỷ tay, nghệch ra.
- học sinh chú ý : giọng căng thẳng
Đoạn 3 : Giọng nhẹ nhàng, lắng xuống 
Rút từ “hối hận”, “can đảm”
Đoạn 4 : Giọng lắng lại,
* Đọc từng đoạn trong nhóm
Gv quan sát, nhận xét 
* Nhóm đọc đồng thanh đoạn - gv nhận xét .
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (12’) 
Câu 1 : Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau? (đoạn 1 và 2)
Câu 2 : Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
En-ri-cô thấy hối hận, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
Câu 3 : Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
- Em nghĩ rằng khi Cô-rét-ti chủ động làm lành với bạn, Cô-rét-ti đã nghĩ gì? (chắc En-ri-cô tưởng mình chơi xấu bạn ấy...)
- Gv nêu câu hỏi : Bố đã mắng En-ri-cô như thế nào? Lời trách mắng đó đúng không?
* Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen ?
- Gv : Nêu những điểm đáng khen của từng bạn.
4. Luyện đọc lại (8') 
- Luyện đọc theo nhóm 3
- Gv uốn nắn cách đọc 
- Bài có mấy nhân vật ? (3 nhân vật)
- Gv nhận xét , bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
- Nhận xét TĐ
Kể chuyện (20’)
1. Gv nêu nhiệm vụ :(3') 
- Nêu yêu cầu : 
2. Hướng dẫn kể (12’) 
- Gv hướng dẫn : Câu chuyện vốn được kể theo lời của En-ri-cô. Chúng em sẽ kể lại câu chuyện theo lời kể của em.
- Gv đưa 5 tranh
- Nhóm thi kể từng đoạn nối tiếp 
* Nhận xét 
- Về nội dung : Đủ chưa, đúng trình tự chưa, chuyển thành lời của mình chưa?
- Về diễn đạt : Câu từ có đúng không ?
- Cách thể hiện : Giọng kể, điệu bộ, nét mặt.?
- Gv tổng kết thi đua.
C. Củng cố – dặn dò. (2') 
- Qua bài, em rút ra bài học gì?
- Về nhà :
- Chuẩn bị : Xem bài
- Nhận xét TD
- 2 học sinh đọc 
- Học sinh hát : Lớp chúng ta đoàn kết .
Học sinh theo dõi.
- Học sinh lắng nghe 
- Học sinh quan sát tranh (SGK) 
- Nhóm học sinh đọc nối tiếp (1em/2 câu) 
- Học sinh đọc ĐT tên phiên âm
- 5 học sinh đọc nối tiếp 5 đoạn 
- 1 học sinh đọc : học sinh giải nghĩa SHS 
- 1 học sinh đọc .
- Học sinh đặt câu từ “hối hận”
- 1 học sinh đọc
- Học sinh luyện đọc theo cặp 
- Nhóm đọc đồng thanh
- 5 học sinh đọc nối tiếp.
- 1 học sinh đọc , lớp đọc thầm đoạn 1+2 
- Côret ti vô ý chạm khuỷ tay vào Enricô...
- Học sinh đọc thầm đoạn 3 , thảo luận. (Cô- rét-ti không cố ý chạm khuỷ tay vào En-ri-cô. Nhìn vai áo sứt chỉ của bạn, En-ri-cô thấy thương bạn...)
- Học sinh đọc thầm đoạn 4
- En-ri-cô rút thứơc thủ thế. Cô-rét-ti cười hiền hậu đề nghị : ”Ta....đi”. En-ri-cô ngạc nhiên rồi ôm chầm lấy bạn
- 2 đến 3 học sinh trả lời
- Tại mình vô ý , mình phải làm lành với En-ri-cô.
- Học sinh đọc thầm đoạn 5
- Bố mắng : En-ri-cô là người có lỗi đã không chủ động xin lỗi bạn lại còn giở thước doạ bạn. Lời trách đó là đúng vì En-ri-cô không có đủ can đảm xin lỗi bạn trước .
- Học sinh thảo luận nhóm.
- En-ri-cô: Cậu bé biết ân hận, ôm bạn.
- Côrétti : Quí trọng tình bạn, độ lượng, chủ động làm lành với bạn.
- Luyện đọc theo nhóm 3. Đọc theo cách phân vai.
- 3 nhóm lên thi đua đọc.
- Lớp tham gia bình xét.
- Học sinh đọc yêu cầu SGK 
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa để kể lại 5 đoạn câu chuyện “Ai có lỗi?”
- Hai học sinh đọc mẫu trong SHS
- Quan sát tranh phân biệt Enricô mặc áo xanh. Co-ârét-ti mặc áo nâu.
- Nhóm bạn (5em) lần lượt dựa vào tranh tập thể kể trong nhóm.
- 3 nhóm thi đua. Lớp nhận xét theo gợi ý của giáo viên.
-Bạn bè phải biết thương yêu, nhường nhịn, phải cam đảm nhận lời khi có lỗi với bạn.
Thứ ba ngày 2 tháng 9 năm 2008
TẬP ĐỌC
CÔ GIÁO TÍ HON
I .MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 	- Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai và dễ viết sai : nón, khoan thai, khúc khích ngọng líu, núng nính.
 2. R èn kĩ năng đọc hiểu :
 	- Hiểu nghĩa của các từ mới : ( khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính,)
	- Hiểu nội dung bài : Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua trò chơi này, có thể thấy các bạn nhỏ rất yêu cô giáo, mơ ứơc trở thành cô giáo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK .
Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A .Kiểm tra bài cũ (5’) 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Khi mẹ vắng nhà và trả lời câu hỏi 1 và 4 . 
- Nhận xét , ghi điểm.
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:(1’) GV nêu MĐ,YC của tiết học
- Ghi đầu bài. 
2.Luyện đọc (15’) 
a, GV đọc toàn bài :
+Giọng vui, thong thả, nhẹ nhàng. 
+Treo tranh minh hoa ïnêu nội dung. 
b, GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu.
+HS nối tiếp nhau đọc từng câu. GV theo dõi đọc.
+ Ghi những từ khó lên bảng. HD các em phát âm một số từ dễ phát âm sai. Như mục a.
 * Đọc từng đoạn trước lớp .
- GV chia đoạn
Đoạn 1: Từ Bé kẹp lại tóc đến chào cô .
Đoạn 2: Từ Bé treo nón ..đến đàn em ríu rít đánh vần theo .
Đoạn 3: Còn lại .
+ HS nôùi tiếp nhau đọc từng đoạn.
+ HS phát hiện câu dài .
+ GV treo bảng phụ ghi sẵn những câu văn dài .
+ Tổ chức cho HS đọc câu dài .
- Giải nghiã từ mới trong bài :
 khoan thai, khúc khích,ngọng líu, bắt chước, tỉnh khô
 + Cho HS giải nghĩa từ .
* Đọc từng đoạn trong nhóm,
- Trao đổi về cách đọc (theo nhóm đôi) 
* Đọc đồng thanh từng đoạn
+ Cả lớp đọc ĐT giọng vừa phải.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (7') 
- GV cho HS đọc thầm đoạn 1 , trả lời
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu 1: Các bạn nhỏ chơi trò chơi gì ?
- Cho HS đọc thầm cả bài văn trao đổi (nhóm đôi),trả lời 
+ Câu 2: những cử chỉ nào của Bé làm em thích
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn từ: Đàn em ríu rít đến hết 
- GV cho HS thảo luận nhóm ( 4 nhóm) trả lời câu hỏi.
+ Câu 3: Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám “học trò” ?
4. Luyện đọc lại (4') 
- Cho 3 họcï sinh khá giỏi nối tiếp đọc toàn bài 
- GV HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- Tổ chức cho HS thi đọc, bình chọn người đọc hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò: (2') 
- GV hỏi: Các em có thích chơi trò chơi lớp học không ? Có thích trở thành cô giáo không - Về đọc bài nhiều lần; chuẩn bị bài sau.
- 3 HS đọc thuộc lòng, trả lời câu hỏi.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS theo dõi , đọc thầm
- Cả lớp quan sát tranh 
- Mỗi HS đọc một câu nối tiếp đến hết bài.
- HS phát âm các từ khó.
- Mỗi em đọc 1 đoạn
- HS chú ý ngắt giọng 
- Nó cố bắt chước/ dáng đi khoan thai của cô giáo/ khi vào lớp. 
- Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trò,/ đứng cả dậy ,/khúc khích cười chào cô.//
- Cái Anh hai má núng nính,/ ngồi gọn tròn như củ khoai,/ bao giờ cũng dành phần đọc xong trứơc.//
- HS giải nghĩa từ. 
- HS đọc nhóm đôi.
- HS các nhóm nối tiếp - Các nhóm nối tiếp nhau đọc.
- Cả lớp đọc ĐT cả bài. 
-1 HS to đọc
+ Bé và hai đứa em là Hiển Anh và Thanh 
+ Các bạn chơi trò chơi lớp học:, Bé đóng vai cô giáo, các em của Bé đóng vai học trò 
- 1 HS đọc to
+ Bé ra vẻ người lớn: Kẹp tóc, thả ống quần xuống lấy nón đội lên đầu.
+ Bé bắt chước cố giáo bước vào lớp: đi khoan thai vào lớp treo nón, mặt tình khô đưamắt nhìn đám học trò.
+ Bé bắt chứơc cô giáo dạy học: bẻ nhánh trâm bầu làm thước, nhịp nhịp cái thứơc,đánh vần từng tiếng.
- 1 HS đọc to
- HS trong nhóm phát biểu ýkiến , các bạn nhận xét, góp ý.
+ Làm y hệt các trò thật: Đứng dậy, khúc khích, cười chào cô,ríu rít đánh vần theo cô.
- Mỗi em1 đoạn.
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn1
- Cả lớp nhận xét, 
- HS tự do nêu ý nghĩ

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc ke chuyen t2.doc