Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tiết 8: Mít làm thơ

Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tiết 8: Mít làm thơ

I. MỤC TIÊU:

 1. Rèn KN đọc thành tiếng:

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng : Hoa Giấy, phé, kì diệu, vò đầu bứt tai.

 - Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, gạch ngang.

 - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

 2. Rèn KN đọc – hiểu:

 - Hiểu nghĩa từ ngữ mới: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu.

 - Nắm được diễn biến câu chuyện.

 - Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua ngôn ngữ và hành động ngộ nghĩnh của Mít.

 - Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Sách giáo khoa, phấn màu.

 - Bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

 

doc 3 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1395Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tiết 8: Mít làm thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 Tập đọc Ngày 15/ 09/ 2005
MÍT LÀM THƠ
I. MỤC TIÊU:
 1. Rèn KN đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng : Hoa Giấy, phé, kì diệu, vò đầu bứt tai.
 - Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, gạch ngang.
 - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
 2. Rèn KN đọc – hiểu:
 - Hiểu nghĩa từ ngữ mới: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu.
 - Nắm được diễn biến câu chuyện.
 - Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua ngôn ngữ và hành động ngộ nghĩnh của Mít.
 - Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Sách giáo khoa, phấn màu.
 - Bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Bài cũ
 - HS1 - đoạn 1:Các con vật và các vật xung quanh ta làm những việc gì?
 - HS2 - đoạn 2: Bé làm những việc gì giúp mẹ?
 2. Bài mới :
 Giới thiệu bài: Trong lớp ta có bạn nào từng làm thơ? (Tự trả lời)
 - Làm thơ không phải là một công việc đơn giản. Muốn làm được thơ người làm thơ vừa phải có tài lại vừa phải học hỏi rất nhiều. Ơû thành phố Tí Hon có cậu bé tên là Mít rất thích làm thơ. Muốn biết cậu là người như thế nào,thơ của cậu ra sao, hôm nay chúng ta cùng học bài “Mít làm thơ”. Đây là một đoạn trích trong tác phẩm Chuyện phiêu lưu của Mít và các bạn của nhà văn Nga có tên là Nô – xốp.
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3
Luyện đọc bước 1
a. GV đọc mẫu toàn bài: Giọng vui, hóm hỉnh, những câu hỏi của Mít đọc với giọng ngạc nhiên, hồn nhiên.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
- Yêu cầu HS
 + Nổi tiếng?
- Những ai em biết nổi tiếng?
 + Thi sĩ?
 + Kì diệu?
c . Đọc từng đoạn trước lớp
- Theo dõi HS đọc bài.
- Rèn cho HS đọc một số câu:
d. Đọc từng đoạn trong nhóm.
e. Thi đọc giữa các nhóm.
h. Cả lớp đọc đồng thanh.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS
- Gọi 1 HS 
Câu 1: Vì sao cậu bé có tên là Mít?
- Gọi HS
Câu 2 Dạo này Mít có gì thay đổi?
- Cậu học làm gì?
Câu 3: Ai dạy Mít làm thơ?
- Trước tiên, Hoa Giấy dạy Mít điều gì? 
- Mít gieo vần gì?
- Em nghe thế nào? Vì sao?
Câu 4: Hãy tìm một tiếng cùng vần với tên em?
- Vần có 2 loại vần chính :Hai từ hoặc hai tiếng có vần giống nhau hoàn toàn.
- Vần thông: Hai từ hoặc hai tiếng có vần không giống nhau hoàn toàn 
Luyện đọc 
- Theo dõi bài trong sgk
- Đọc từng câu theo hình thức nối tiếp nhau.
- Đọc đúng các từ mà hs phát âm sai: Hoa Giấy, phé, vò đầu bứt tai.
- Chỉ vào từ :nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu trong bài.
 + Nổi tiếng: được nhiều người biết đến.
- VD: ca sĩ Mỹ Linh, Giáo sư – tiến sĩ nhà sử học Lê Văn Lan, nhà thơ Trần Đăng Khoa. . . 
 + Thi sĩ: người làm thơ.
 + Kì diệu: lạ và hay
- HS đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
 + Đoạn 1: 2 câu đầu.
 + Đoạn 2: Tuy thế vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ.
 + Đoạn 3: Còn lại.
- Ở thành phố Tí Hon,/ nổi tiếng nhất/ là Mít//. Người ta gọi cậu như vậy/ vì cậu chẳng biết gì.
- Theo dõi bạn đọc.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương.
- Đại diện các nhóm nêu câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong bài.
- Thảo luận nhóm
+ Đọc đoạn 1
- Vì cậu chẳng biết gì. 
- Mít có nghĩa là chẳng biết gì.
+ Đọc đoạn 2
- Ham học hỏi.
- Cậu học làm thơ.
- Thi sĩ Hoa Giấy
- Dạy cho Mít biết thế nào là vần thơ.
- Bé, phé.
- Nghe buồn cười. Vì tiếng phé không có nghĩa.
- Viết bảng con
 Cường – Trường, Linh – Bính, Xuân – Tuấn, Huệ – Tuệ . . .
+ Loan – ngoan, can – tan 
+ Lan – ngoan. 
- HS thi đọc theo kiểu phân vai (người dẫn chuyện, Mít, thi sĩ Hoa Giấy) giữa các nhóm.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Em thấy nhân vật Mít thế nào?
- Em hiểu thế nào là vần thơ? Lấy ví dụ 1 vần thơ?
Hướng dẫn bài về nhà:
- Rèn đọc bài rõ ràng, mạch lạc, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị bài: Bạn của Nai Nhỏ
 Yêu cầu HS tư nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 8.doc