Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: Người con của Tây Nguyên - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: Người con của Tây Nguyên - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : bok Pa, lũ làng, mọc lên, lòng suối, làm rẫy, huân chương, nửa đêm ,.

- Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng ,.

- Nắm được nội dung truyện và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.

3. Kể chuyện :

- Rèn kĩ năng nói: Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.

- Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.

 

doc 4 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: Người con của Tây Nguyên - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn : Tập đọc – Kể chuyện
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Người con của tây nguyên
Tuần : 13
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : bok Pa, lũ làng, mọc lên, lòng suối, làm rẫy, huân chương, nửa đêm ,...
Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng ,...
Nắm được nội dung truyện và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp. 
3. Kể chuyện : 
Rèn kĩ năng nói: Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.
 Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi câu dài.
Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
5’
A. Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng bài : Cảnh đẹp non sông
- Bài thơ này cho ta biết điều gì ? 
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
33’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Câu hỏi:
 Câu chuyện Người con của Tây Nguyên chúng ta học hôm nay kể về người anh hùng Quân đội Đinh Núp – người dân tộc Ba-na ở Tây Nguyên. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, anh đã lãnh đạo dân làng Công Hoa lập nhiều chiến công.
* Pp vấn đáp, thuyết trình:
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: 
- Toàn bài giọng kể chậm rãi.
- Lời anh Núp nói với lũ làng: mộc mạc, tự hào.
- Lời cán bộ và dân làng: hào hứng, sôi nổi.
- Đoạn cuối: giọng trang nghiêm, cảm động.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
ã Đọc từng câu
ã Luyện đọc đoạn: Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ và luyện ngắt hơi, nhấn giọng.
* Đoạn 1 :
- Các từ dễ đọc sai: Núp, bok Pa,...
- Từ khó :
+ Bok (booc): bác (lời xưng hô của một số dân tộc Tây Nguyên)
* Đoạn 2 
Phần 1: “ Núp đi Đại hội  chặt hơn”.
Phần 2: “Anh nói với lũ làng ..Đúng đấy!”
- Các từ dễ đọc sai: lũ làng, mọc lên, lòng suối, làm rẫy,...
- Từ khó: 
+ Càn quét : đưa quân đến bao vây, bắt bớ,...
+ Lũ làng : dân làng (cách nói của đồng bào Tây Nguyên)
+ Sao Rua (Tua Rua) : tên một cụm sao nhỏ 
+ Mạnh hung : rất mạnh
+ Người Thượng : người các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
- Câu : 
+ Người Kinh,/ người Thượng,/ con gái,/ con trai,/ người già,/ người trẻ,/ đoàn kết đánh giặc,/ làm rẫy/ giỏi lắm.//
(Nghỉ hơi rõ, tạo nên sự nhịp nhàng trong câu nói)
+ Pháp đánh một trăm năm/ cũng không thắng nổi đồng chí Núp/ và làng Kông Hoa đâu!//
* Đoạn 3 :
- Các từ dễ đọc sai: huân chương, nửa đêm,...
 Núp mở những thứ Đại hội tặng cho mọi người côi: / một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi lamg rẫy,/ một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ,/ một cây cờ có thêu chữ,/ một huân chương cho cả làng,/ một huân chương cho Núp.//
 Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ,/ coi đi, /coi lại,/ coi mãi đến nửa đêm. //
ã Đọc từng đoạn trong nhóm
ã Đọc nối tiếp đoạn trước lớp
* Pp luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai.
ã GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự:
- 2 HS đọc đoạn .
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần.
- GV treo bảng phụ ghi câu dài, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
- HS đọc lại câu.
- GV ghi các từ cần giải nghĩa.
- HS nêu nghĩa từ.
- GV nhận xét, hỏi. 
- HS trả lời.
- GV nhận xét, ghi.
- HS đặt câu.
- HS đọc lại.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- 2 nhóm đọc nối tiếp đoạn.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Tìm hiểu bài:
1. Anh Núp được cử đi đâu? (Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.)
2. ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì? (Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người (Kinh, Thượng, gái, trai, già, trẻ) đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.)
3. Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân lang Kông Hoa? (Núp được mời lên kể chuyện lang Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích chiến đấu của dân làng, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà.)
4. Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình? ( Nghe anh Núp nói lại lời cán bộ: “Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa “, lũ làng rất vui, đứng hết dậy nói: Đúng đấy! Đúng đấy!)
5. Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì? ( ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho anh Núp.)
6. Khi xem những vật đó, thái độ của dân làng ra sao? ( Mọi người xem những mốn quà ấy là những tặng vật thiêng liêng nên “rửa tay thật sạch” trước khi xem, “cầm từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm”. )
* PP vấn đáp
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2,3,4.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi 5,6.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, khái quát lại.
12’
Tiết 2
4. Luyện đọc lại :
ã Luyện đọc lại toàn bài theo đoạn
ã Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 trong nhóm:
ã Luyện đọc phân vai:
- HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diến cảm .
- HS thi đọc phân vai.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
22’
5. Kể chuyện
Yêu cầu : Chọn và kể lại một đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên theo lời một nhân vật trong truyện.
ã Hướng dẫn kể chuyện bằng lời của nhân vật.
- Trong đoạn văn mẫu trong SGK, người kể nhập vai nhân vật nào để lại đoạn 1 ? (Nhập vai anh Núp kể lại câu chuyện theo lời của anh Núp.)
- Ngoài ra ta có thể nhập vai nhân vật nào để kể lại câu chuyện?
 (Anh Thế, một người dân làng Kông Hoa.)
- Khi kể thì người kể cần xưng hô và chú ý điều gì khi nóia lời nhân vật đó? (Xưng “tôi”, nói lời của nhân vật đó từ đầu đến cuối câu chuyện.)
ã HS kể trong nhóm
ã HS thi kể trước lớp. 
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn kể mẫu.
- GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS khá kể mẫu đoạn 1, GV gợi ý thêm nếu cần.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS kể, nhận xét cho nhau theo cặp.
- 3 HS kể thi .
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
3’
C. Củng cố – dặn dò
- Câu hỏi : 
+ Câu chuyện cho ta hiểu được điều gì? (Ca ngợi anh Đinh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp ,...)
- Dặn dò : + Tập kể lại câu chuyện cho người khác nghe 
 + Sắm vai đóng kịch lại
* PP vấn đáp
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_13_bai_nguoi_con_cua_tay_nguyen_d.doc