Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 19

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 19

I – Mục tiêu:

 A – Tập đọc:

 - Hiểu từ: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích. Hiểu nội dung ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.

 - Đọc đúng: thuở xưa, thẳng tay, ngút trời, võ nghệ. Đọc trôi chảy và giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện.

 - Giáo dục HS noi gương tinh thần bất khuất của cha ông xưa.

 B – Kể chuyện:

 - Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện với giọng phù hợp.

 - Biết nghe bạn kể, nhận xét và kể tiếp lời bạn.

II – Đồ dùng dạy học:

 Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.

 Học sinh: Sách GK

 

doc 6 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 3200Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 19	
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
HAI BÀ TRƯNG
I – Mục tiêu:
 A – Tập đọc:
 - Hiểu từ: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích. Hiểu nội dung ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
 - Đọc đúng: thuở xưa, thẳng tay, ngút trời, võ nghệ. Đọc trôi chảy và giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện.
 - Giáo dục HS noi gương tinh thần bất khuất của cha ông xưa.
 B – Kể chuyện:
 - Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện với giọng phù hợp.
 - Biết nghe bạn kể, nhận xét và kể tiếp lời bạn.
II – Đồ dùng dạy học:
 Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
 Học sinh: Sách GK
III – Các hoạt động:
1) Ổn định:
2) Bài cũ: (không có)
3) Bài mới:
* Giới thiệu: Giới thiệu 7 chủ điểm ở sách tập 2. Cho HS quan sát tranh chủ điểm: Bảo vệ Tổ Quốc ở SGK.
 - Treo tranh giới thiệu bài “Hai Bà Trưng”.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Rèn đọc trôi chảy.
- Phương pháp: Luyện tập, hỏi đáp
 - Đọc mẫu.
 - HS đọc từng câu nối tiếp.
 - Đọc từng đoạn nối tiếp.
 - Đọc các từ chú giải.
 – Ngọc trai: ngọc lấy từ con trai làm đồ trang sức.
 – Thuồng luồng: vật chỉ ở nước, hình giống con rắn to, hay hại người (theo truyền thuyết).
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2.
 - 2 HS đọc nối tiếp đoạn 3, 4.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Nắm được nội dung.
- Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
 - 1 HS đọc đoạn 1.
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 2.
 + Hai Bà Trưng có tài và chí lớn như thế nào?
 - 1 HS đọc đoạn 3.
 + Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa? (HS thảo luận nhóm đôi).
 - Đọc thầm đoạn 4.
 ® Giáo dục tư tưởng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Mục tiêu: Rèn đọc diễn cảm.
- Phương pháp: luyện tập, thi đua.
 - Đọc đoạn 1 và lưu ý giọng đọc căm hờn, nhấn giọng ở các tội ác của giặc.
 - Lưu ý cách đọc đoạn 3 giọng hào hùng, đọc mẫu.
 - 4 HS thi đọc nối tiếp 4 đoạn.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Dựa vào tranh kể từng đoạn.
- Phương pháp: Kể chuyện
 - Cho HS quan sát tranh.
4) Củng cố:
 - Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
5) Dặn dò:
 - Đọc, kể lại.
 - Chuẩn bị: “Bộ đội về làng”.
- 2 lượt.
- 1 lượt.
- Cá nhân.
- Nhóm đôi.
- HS đọc.
- 1 HS đọc.
 + Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm.
- HS kể.
- HS trả lời.
- HS đọc.
 + Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
- HS thảo luận.
- Trình bày.
- HS đọc.
 + Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
 + Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?
- HS trả lời.
- 2 HS đọc lại.
- 2 HS đọc.
- 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn, lớp bổ sung, bình chọn bạn kể hay.
- HS kể trong nhóm đôi.
Tranh
SGK
Tranh
Kế hoạch bài dạy tuần 19	
TẬP ĐỌC (HTL)
BỘ ĐỘI VỀ LÀNG
I – Mục tiêu:
 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài: bịn rịn, đơn sơ. Hiểu nội dung bài thơ “Ca ngợi tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp”.
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: rộn ràng, hớn hở, bịn rịn, xôn xao.
 - Biết ơn những người đã có công đem lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc.
II – Các hoạt động dạy và học: 
 1) Ổn định lớp:
 2) Kiểm tra bài cũ: Hai Bà Trưng
 - GV gọi HS kể lại từng đoạn của truyện và hỏi nội dung đoạn.
 => GV nhận xét và cho điểm.
 3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài => ghi tựa bài lên bảng.
b) Hoạt động 1: Luyện đọc
 - GV đọc mẫu.
 - Sau khi đọc, GV hỏi: Nghe thầy (cô) các em thấy cách nghỉ hơi ở cuối dòng của một số câu thơ có gì đặc biệt?
 - GV treo bảng phụ và dùng phấn nối các dòng thơ liền hơi.
 - Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng dòng thơ.
 => Chú ý HS phát âm sai để sửa.
 - HS đọc tiếp nối từng khổ thơ.
 => GV nhắc nhở HS đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - GV giúp HS hiểu các từ khó hiểu: bịn rịn, đơn sơ, xôn xao.
 - GV yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
 - Thi đua đọc giữa các nhóm.
c) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 - 1 HS đọc lại bài.
 - GV đặt câu hỏi:
 + Tìm những hình ảnh thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về?
 + Tìm những hình ảnh nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng đối với bộ đội?
 + Theo em, vì sao dân yêu thương bộ đội như vậy?
 + Bài thơ giúp em hiểu điều gì?
 F GV chốt lại: Bài thơ nói về tấm lòng của nhân dân với bộ đội, ca ngợi tình quân dân thắm thiết trong thời kỳ kháng chiến.
d) Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
 - Hai, ba HS thi đọc lại bài thơ.
 - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ.
 - GV treo bảng phụ HS đọc, sau đó xoá bảng dần chỉ chừa lại 1 từ ở đầu mỗi dòng thơ.
 - Cho HS đọc thuộc bài thơ theo hình thức thi đua.
 - Một vài HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
4) Củng cố – Dặn dò: (5’)
 - GV dặn HS về nhà học bài.
 - GV nhận xét tiết học.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời theo sự nhận xét.
- HS đọc (2 lượt).
- HS đọc (2 lượt).
- HS đọc phần chú giải.
- Nhóm đôi.
- HS đọc.
- HS trả lời.
 + mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ, đàn em hớn hở chạy theo sau.
 + mẹ già bịn rịn, vui đàn em ở rừng sâu mới về, nhà lá đơn sơ tấm lòng rộng mở, ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau, nồi cơm nấu dở bát nước chè xanh.
 - HS trao đổi nhóm rồi phát biểu theo nhóm:
 + Dân yêu bộ đội vì bộ đội chiến đấu bảo vệ dân.
 + Bộ đội cầm chắc tay súng giữ sự bình yên cho đất nước.
 + Bộ đội phải chịu nhiều vất vả gian lao vì ấm no, hạnh phúc của dân.
 + Bộ đội là con em của nhân dân.
- HS phát biểu theo ý mình.
- HS lặp lại ý bài thơ.
- HS đọc.
- HS đọc đồng thanh.
- Thi đua theo nhóm.
- Cá nhân. 
Kế hoạch bài dạy tuần 19	
TẬP ĐỌC
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA 
“NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI”
A – Mục tiêu:
 - Giúp HS nắm nghĩa các từ: Ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam và nội dung bài; nắm được các mặt học tập, lao động và công tác khác của lớp bạn nhỏ trong bài.
 - Giúp HS đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch, lưu ý một số từ khó: kỉ luật, bồn hoa, đoạt giải.
 - Qua bài đọc giúp HS có thói quen mạnh dạn tự tin khi điều khiển cuộc họp của lớp, tổ.
B – Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Sách GK, hoa ghi nội dung.
 2) Học sinh: Sách GK.
C – Các hoạt động:
 1) Ổn định: Hát
 2) Bài cũ: Bộ đội về làng
 - Gọi HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
 - Nhận xét.
 3) Bài mới:
* Giới thiệu bài – ghi bảng.
* Hoạt động 1: Luyện đọc
 - GV đọc mẫu toàn bài.
 - Hướng dẫn HS chia đoạn.
 + Đoạn 1: 3 dòng đầu
 + Đoạn 2: Phần A – Nhận xét các mặt.
 + Đoạn 3: Đề nghị khen thưởng.
 - Cho HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt).
 - Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Chọn 2 HS đại diện thi đua.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 + Theo em báo cáo trên là của ai?
 + Bạn đó báo cáo với ai?
 - Gọi 1 HS đọc lại bài từ phần A đến hết.
 - GV nêu câu hỏi: 
 + Bản báo cáo gồm những nội dung nào?
 + Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
 - GV cho HS thi đọc với hình thức trò chơi “Gắn đúng vào nội dung báo cáo”.
 - Chia bảng 4 phần, ghi 4 tiêu đề: Học tập, lao động, công tác khác và đề nghị khen thưởng.
 - Cho lớp nhận xét, bình chọn.
 - Gọi vài HS đọc cả bài.
 - Nhận xét – Cho điểm.
4) Củng cố:
 - Bản báo cáo gồm mấy nội dung?
 F Giáo dục.
5) Dặn dò – Nhận xét:
 - Đọc lại bài.
 - Chuẩn bị: Ỡ lại với chiến khu.
 - Nhận xét tiết.
- HS quan sát tranh, lắng nghe lời giới thiệu.
- HS lắng nghe.
- HS chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS thi đua đọc.
 + Báo cáo của bạn lớp trưởng.
 + Với tất cả các bạn trong lớp.
- HS đọc bài.
 + Gồm 2 mặt: nhận xét các mặt: học tập, lao động, các công tác khác và khen thưởng.
- HS nêu ý kiến:
 + Để thấy lớp đã thực hiện đợt thi đua như thế nào.
 + Để biểu dương những tập thể và cá nhân hưởng ứng tích cực phong trào thi đua.
 + Để tổng kết thành tích của lớp, tổ, cá nhân và nêu những khuyết điểm còn mắc để sửa chữa.
- HS hát.
- 4 tổ chuyền hoa chọn 4 bạn thi đua. 
4 HS lên chọn hoa xem nội dung và gắn đúng vào tiêu đề GV ghi trên bảng.
- 4 HS thi đọc.
- Vài HS đọc cả bài. 
Tranh

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc.doc