Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Nhà bác học và bà cụ - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Nhà bác học và bà cụ - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: Ê-đi-xơn, thùm thụp, loé lên, nảy ra,

- Đọc phân biệt giọng kể chuyện và lời các nhân vật ( Ê-đi-xơn, bà cụ).

2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ khó : nhà bác học, cười móm mém

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ê-đi-xơn là một nhà bác học rất giàu sáng kiến kinh nghiệm và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho con người.

3. Kể chuyện:

- Rèn kĩ năng nói : nhập vai đúng các nhân vật để thể hiện nội dung câu chuyện.

- Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.

 

doc 4 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Nhà bác học và bà cụ - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Nhà bác học và bà cụ
Tuần : 22
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: Ê-đi-xơn, thùm thụp, loé lên, nảy ra,
Đọc phân biệt giọng kể chuyện và lời các nhân vật ( Ê-đi-xơn, bà cụ).
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
Hiểu nghĩa các từ khó : nhà bác học, cười móm mém
Hiểu nội dung câu chuyện: Ê-đi-xơn là một nhà bác học rất giàu sáng kiến kinh nghiệm và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho con người.
3. Kể chuyện:
Rèn kĩ năng nói : nhập vai đúng các nhân vật để thể hiện nội dung câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ
Phấn màu, đạo cụ kể chuyện (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức daỵ học tương ứng
5’
Tiết 1:
A. Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng bài : Bàn tay cô giáo
- Bài thơ muốn nói với em điều gì ?
+ Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều kì lạ từ đôi bàn tay khéo léo.
.
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
33’
A. Bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm – giới thiệu bài
- Giới thiệu Ê-đi-xơn
2. Luyện đọc, kết hợp tìm hiểu bài 
ã Đọc mẫu 
- Toàn bài giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép lịch sự của Ê-đi-xơn.
* PP nêu vấn đề
- HS nói hiểu biết của mình về Ê-đi-xơn.
- GV nhận xét, giới thiệu ghi tên bài.
* PP luyện đọc, vấn đáp, trực quan
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng.
2.1 Đọc từng câu
2.2 Luyện đọc:
ã Các từ dễ đọc sai: Ê-đi-xơn, thùm thụp, loé lên, nảy ra,
ã Từ khó : nhà bác học, cười móm mém
ã Đọc đoạn
ã Đọc trong nhóm
ã Đọc trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai.
ã GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự:
- HS đọc nối tiếp.
- 2 HS đọc đoạn.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần.
 - GV ghi các từ cần giải nghĩa.
- HS nêu nghĩa từ.
- 2 HS đọc lại đoạn.
3. Tìm hiểu bài
a) Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn. (... là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Ông chế ra đèn điện, tàu chạy bằng điện, tín hiệu moóc–xơ, tìm cách tăng độ sáng của ánh đèn, ...)
b) Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? (Khi Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện thì mọi người khắp nơi kéo đến để xem trong đó có một cụ già phải đi bộ mười hai cây số. Cụ ngồi bóp chân ở vệ đường và đã tình cờ gặp Ê-đi-xơn.)
c) Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo? (Cụ già đã đi bằng xe ngựa nhưng rất mệt vì không êm.)
d) Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện? (Nhờ gợi ý của bà cụ mà Ê-đi-xơn đã nảy ra một sáng kiến làm chiếc xe chạy bằng điện.
e) Theo em, khoa học đem lại lợi ích gì cho con người? (Con người đỡ vất vả, năng suất lao động cao hơn, thời gian làm việc khẩn trương hơn.)
f) Nội dung câu chuyện nói điều gì? ( Ê-đi-xơn là một nhà bác học rất giàu sáng kiến kinh nghiệm và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho con người.)
* PP vấn đáp
- GV treo tranh.
- HS đọc thầm đoạn trả lời các câu hỏi. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
15’
Tiết 2:
4. Luyện đọc lại :
ã Luyện đọc diễn cảm đoạn 3
- Giọng Ê-đi-xơn : reo vui khi sáng kiến loé lên
- Giọng người dẫn truyện : khâm phục
 Nghe bà cụ nói vậy, một ý nghĩ loé lên trong đầu Ê-đi-xơn. Ông reo lên :
 - Cụ ơi! Tôi là Ê-đi-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
 Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê-đi-xơn bảo :
 - Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
 - Thế nào già cũng đến... Nhưng ông phải làm nhanh lên nhé, kẻo tuổi già chằng còn được bao lâu đâu.
* PP luyện đọc
- GV đọc mẫu – HS nêu cách đọc đoạn.
- HS thi đọc đoạn 3. - HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- HS thi đọc. 
- GV và HS nhận xét. 
20’
5. Kể chuyện
Yêu cầu : Phân vai, dựng lại câu chuyện Nhà bác học và bà cụ.
ã Kể mẫu
ã Kể trong nhóm. 
ã Thi kể
* PP kể chuyện, luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS khá kể mẫu 1 đoạn, GV gợi ý. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS kể phân vai theo nhóm. 
- 2 nhóm kể thi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
4’
B. Củng cố – dặn dò
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
+ Ê-đi-xơn là một nhà bác học vĩ đại. Bằng lao động cần cù và óc sáng tạo kì diệu, ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngà sáng chế, góp phần thay đổi cuộc sống trên trái đất của chúng ta.
+ Ê-đi-xơn là một nhà bác học rất giàu sáng kiến kinh nghiệm và luôn mong muốn mang lại điều tốt cho con người.
* PP vấn đáp
- HS trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_21_bai_nha_bac_hoc_va_ba_cu_dinh.doc