Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 25 - Bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 25 - Bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức,

2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

- Hiểu nội dung từ ngữ trong bài: Chử Xá, Chử Đồng Tử, Tiên Dung,.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Chử đồng Tử là người có hiéu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là để thể hiện lòng biết ơn đó.

3. Kể chuyện:

- Rèn kỹ năng nói: Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ. Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.

- Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.

 

doc 10 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 25 - Bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
Tuần : 25
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức,
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
Hiểu nội dung từ ngữ trong bài: Chử Xá, Chử Đồng Tử, Tiên Dung,...
Hiểu nội dung câu chuyện : Chử đồng Tử là người có hiéu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là để thể hiện lòng biết ơn đó.
3. Kể chuyện:
Rèn kỹ năng nói: Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ. Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ (nếu có)
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc bài Ngày hội rừng xanh
- Trả lời câu hỏi trong bài.
* PP kiểm tra, đánh giá
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
32’
A. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Tìm hiểu về sự tích lễ hội Chử Đồng Tử- một lễ hội của những người sống hai bên bờ sông Hồng, được tổ chức suốt mấy tháng mùa xuân qua bài tập đọc Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử 
2. Luyện đọc 
ã Đọc mẫu : Giọng nhẹ nhàng
- Đoạn 1: nhịp đọc chậm, giọng trầm phù hợp với cảm xúc hướng về quá khứ xa xưa và gia cảnh nghèo khó của Chử Đồng Tử.
- Đoạn 2: nhịp nhanh hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả sự hoảng hốt của Chử Đồng Tử khi thấy thuyền công chúa tiến lại, sự bàng hoàng của công chúa khi bất ngờ phát hiện ra Chử Đồng Tử trong khóm lau.
- Đoạn 3 và 4: giọng đọc trang nghiêm, thể hiện cảm xúc thành kính.
* PP trực tiếp:
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
* PP luyện đọc, vấn đáp, trực quan
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng.
2.1 Đọc từng câu
2.2 Luyện đọc:
ã Các từ dễ đọc sai: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức,
ã Đọc đoạn
 Sau đó, vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh/ mà tìm thầy học đạo/ và đi khắp nơi/ truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
ã Từ cần chú giải :
+ Chử Xá, Chử Đồng Tử, Tiên Dung
ã Đọc trong nhóm
ã Đọc trước lớp
ã Đọc đồng thanh
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai.
ã GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự:
- HS đọc nối tiếp.
- 2 HS đọc đoạn.
- HS khác nhận xét, nêu cách ngắt nghỉ, nhấn giọng.
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần.
- HS nêu nghĩa các từ cần giải nghĩa.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- 2 nhóm đọc.
- Cả lớp đọc.
3. Tìm hiểu bài
- Hoàn cảnh của Chử Đồng Tử thế nào?Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó? (“Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử đồng Tử thương cha , dã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không”.)
- Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào? ( Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng chỗ đó. Nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng.)
- Vì sao công chúa kết duyên cùng Chử Đồng Tử? ( Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.)
- Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì?
+ Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa , nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
- Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
+ Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng. Hàng năm, mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
* PP vấn đáp
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 cuối bài. HS khác nghe, bổ sung cho đầy đủ nội dung tóm tắt của đoạn 1.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi.
-HS khác bổ sung.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi. 
- 2 HS đọc thành tiếng đoạn 4, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
- HS tìm một câu nói về nội dung của câu chuyện.
4. Luyện đọc lại :
ã Thi đọc diễn cảm cả bài 
* PP luyện đọc
- GV nêu yêu cầu.
- HS thi đọc.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
5. Kể chuyện
a. Yêu cầu: Dựa vào các tranh minh hoạ, đặt tên cho từng đoạn và kể lại câu chuyện
- Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó? Tình cha con? Nghèo khó mà yêu thương nhau,..
- Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kỳ lạ/ Duyên trời/ ở hiền gặp lành,..
- Tranh 3: Truyền nghề cho dân/ Dạy dân trồng cấy/ Giúp dân,.
- Tranh 4: Tưởng nhớ/ Uống nước nhớ nguồn/ Lễ hội hàng năm,..
 b. Kể từng đoạn
ã Kể mẫu
ã Kể trong nhóm. 
ã Thi kể
* PP kể chuyện, luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu và các gợi ý.
- HS đặt tên tranh.
- HS kể đoạn nhỏ theo các gợi ý.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt
- HS khá kể mẫu 1 đoạn , GV gợi ý. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS kể nhóm đôi.
- HS kể toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, cùng HS bình chọn người kể hay.
3’
B. Củng cố – dặn dò
* PP vấn đáp
- GV nhận xét, tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:...................................................................................................
......................................................................................................................................................
Phân môn: Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Ngày hội rừng xanh
Tuần : 25
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : nổi mõ, vòng quanh, khướu lĩnh xướng, cọn nước, diễn ảo thuật, gảy đàn, đu quay...
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ : Miêu tả hoạt động của các con vật và sự vật trong: Ngày hội rừng xanh thật sinh động, đáng yêu.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học, ...
Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Hội đua voi ở Tây Nguyên
- Trả lời các câu hỏi trong bài
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
32’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
 - Tham gia ngày hội của muông thú trong rừng xanh các con sẽ thấy được những điều thú vị gì thì cô và các con cùng học bài tập đọc Ngày hội rừng xanh nhé!
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: 
Khổ 1: Giọng hồ hởi, sôi nổi, nhịp hơi nhanh
Khổ 2: Thong thả, vui tươi
Khổ 3, 4: Thích thú, ngạc nhiên
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng 2 dòng thơ
- Từ khó : nổi mõ, vòng quanh, khướu lĩnh xướng, cọn nước, diễn ảo thuật, gảy đàn, đu quay...
ã Đọc từng khổ thơ
 Chim gõ kiến / nổi mõ
Gà rừng / gọi vòng quanh/
Sáng rồi, / đừng ngủ nữa/
Nào,/ đi hội rừng xanh//
Tre / trúc / thổi nhạc sáo
Khe suối / gảy nhạc đàn/
Cây / rủ nhau thay áo
Khoác bao màu tươi non//
ã Đọc từng khổ thơ theo nhóm 
ã Đọc cả bài
* PP luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ một – GV sửa lỗi phát âm.
- 4 HS đọc nối tiếp - GV treo bảng phụ ghi các khổ thơ.
 - HS đọc, nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
- HS đọc lại.
- GV nhận xét.
- HS đọc trong nhóm.
- 2 nhóm đọc to.
- Cả lớp đồng thanh.
3. Tìm hiểu bài
- Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh?
(Chim gõ kiến nổi mõ, gà rừng gọi mọi người, công dẫn đầu đội múa...)
- Các sự vật khác cùng tham gia vào ngày hội như thế nào?
( Tre, trúc thổi nhạc sáo, suối gảy đàn.... )
- Các con vật sự vật được nhân hoá như con người. Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất?
(VD Em thích hình ảnh nấm mang ô đo hội vì trông rất ngộ nghĩnh )
* PP trực quan, vấn đáp
- HS đọc bài thơ, trả lời các câu hỏi.
- HS nhận xét, khác bổ sung.
- GV nhận xét, khái quát .
4. Học thuộc lòng
ã Học thuộc từng khổ thơ
ã Học thuộc lòng bài thơ
* PP xoá dần
- GV treo bảng phụ .
- HS đọc thuộc lòng.
- GV xoá dần các chữ rồi xoá cả bài.
- HS đọc các khổ, đọc cả bài.
- Cả lớp đồng thanh.
C. Củng cố – dặn dò:
+ Bài thơ giúp em hiểu điều gì ? ( ...Ngày hội rừng xanh thật sinh động, đáng yêu...)
- Dặn dò : 
+ Đọc cho mọi người và học thuộc lòng
- GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS nhận xét, khác bổ sung.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:...................................................................................................
......................................................................................................................................................
Phân môn: Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Hội đua voi ở Tây nguyên
Tuần : 25
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
HS đọc trơn tru cả bài, chú ý đọc đúng các tiếng từ dễ phát âm sai : vang lừng, man-gát, nổi lên, lầm lì, ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liệt....
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Hiểu nghĩa các từ mới trong bài : trường đua, chiêng, cổ vũ...
Hiểu nội dung bài : Hội đua voi ở Tây Nguyên là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn luyện đọc
Phấn màu
Tranh minh hoạ nội dung bài học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể từng đoạn câu chuyện : Hội vật
- Câu hỏi : 
+ Nội dung chính của câu chuyện là gì? Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (Một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng sứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước đô vật trẻ còn sốc nổi.
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể chuyện và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
32’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
Tiết này cô và các con cùng tìm hiểu một nét văn hoá của dân tộc Tây Nguyên nhé. Nét văn hoá đó là gì thì chúng mình cùng học bài tập đọc Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên thì các con sẽ rõ.
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài .
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: 
- Giọng vui, sôi nổi. Nhịp nhanh, dồn dập hơn ở đoạn 2.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng câu
ã Đọc từ, cụm từ khó : vang lừng, man-gát, nổi lên, lầm lì, ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liệt....
ã Luyện đọc đoạn: 
- Chia bài làm 2 đoạn ứng với hai chỗ xuống dòng
- Hiểu nghĩa các từ mới: trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ
ã Đọc từng đoạn trong nhóm
ã Thi đọc
* PP luyện đọc, trực quan
- GV đọc mẫu - HS theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu theo dãy– GV sửa lỗi phát âm. 
- HS đọc cá nhân - đọc đồng thanh.
ã GV phân đoạn, hướng dẫn HS đọc:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- 2 HS đọc đoạn.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV nêu từ khó– HS nêu nghĩa từ.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- 2 HS đọc nối tiếp .
- HS đọc trong nhóm.
- 2 nhóm đọc nối tiếp.
- 2 HS thi đọc cả bài.
- HS và GV nhận xét.
3. Tìm hiểu bài: 
- Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua? (Voi đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát.)
- Cuộc đua diễn ra như thế nào?
Chiêng trống vừa nổi lên, cả 10 con voi lao đầu về phía trước, hăng áu phòng như bay.)
- Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
Những chú voi chạy về đích trước tiên đều ghìm ngà, huơ vòi về phía trước chào khán giả đã cổ vũ chúng...)
* PP vấn đáp
- HS quan sát tranh đọc bài, HS khác đọc thầm, trả lời các câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
4. Luyện đọc lại
- Luyện đọc đoạn 2 :
+ nhịp nhanh, sôi động hơn
+ Câu cuối bài tả cử chỉ ngộ nghĩnh, dễ thương - đọc vui, chậm lại
 Những chú voi chạy về đích trước tiên đều ghìm đà,/ huơ vòi/ chào những khán giả/ đã nhiệt liệt cổ vũ,/ khen ngợi chúng.//
- Thi đọc
* PP luyện đọc
- GV đọc mẫu.
- HS thi đọc.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
1’
C. Củng cố – dặn dò :
- Chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:...................................................................................................
......................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_25_bai_su_tich_le_hoi_chu_dong_tu.doc