Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Tuần 19-30

Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Tuần 19-30

I. Mục đích yêu cầu:

 - Nghe – Kể lại được câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng.

 - Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c.

II. Đồ dùng

 GV : Tranh minh hoạ truyện, 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện

 HS : SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Mở đầu

- GV giới thiệu sơ lược chương trình tập làm văn HK II.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (GV giới thiệu)

2. HD HS nghe - Kể chuyện

* Bài tập 1 / 12

- Nêu yêu cầu BT

+ GV kể chuyện lần 1

- Chuyện có những nhân vật nào ?

+ GV kể chuyện lần 2

- Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ?

- Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ?

- Vì sao Trần Hừng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ?

+ GV kể chuyện lần 3

- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm

- Cả lớp và GV nhận xét

* Bài tập 2 / 12

- Nêu yêu cầu BT

-GV nhận xét

IV. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn bài

+ Nghe và kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng

- HS nghe

- Chàng trai làng Phù ủng, Trần Hưng Đạo, những người lính

- Ngồi đan sọt

- Chàng trai mải mê đan sọt không nhận thấy kiệu Trần Hừng Đạo đã đến.

- Vì Hưng Đạo Vương mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài.

- HS nghe

- Từng tốp 3 HS tập kể lại câu chuyện

- Các nhóm thi kể

+ Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c

- HS làm bài cá nhân

- 1 số HS nối tiếp nhau đọc bài viết

 

doc 11 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn Lớp 3 - Tuần 19-30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19.	Ngày dạy: / / 
 Nghe kể : Chàng trai làng Phù Ủng 
I. Mục đích yêu cầu:
	- Nghe – Kể lại được câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng.
	- Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c.
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ truyện, 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Mở đầu
- GV giới thiệu sơ lược chương trình tập làm văn HK II.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (GV giới thiệu)
2. HD HS nghe - Kể chuyện
* Bài tập 1 / 12
- Nêu yêu cầu BT
+ GV kể chuyện lần 1
- Chuyện có những nhân vật nào ? 
+ GV kể chuyện lần 2
- Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ?
- Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ?
- Vì sao Trần Hừng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ?
+ GV kể chuyện lần 3
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm
- Cả lớp và GV nhận xét
* Bài tập 2 / 12
- Nêu yêu cầu BT
-GV nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài
+ Nghe và kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng
- HS nghe
- Chàng trai làng Phù ủng, Trần Hưng Đạo, những người lính
- Ngồi đan sọt
- Chàng trai mải mê đan sọt không nhận thấy kiệu Trần Hừng Đạo đã đến.....
- Vì Hưng Đạo Vương mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài......
- HS nghe
- Từng tốp 3 HS tập kể lại câu chuyện
- Các nhóm thi kể
+ Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c
- HS làm bài cá nhân
- 1 số HS nối tiếp nhau đọc bài viết
.
Tuần 20	Ngày dạy: / /
Báo cáo hoạt động.
I. Mục đích yêu cầu:
	- Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học (Bài tập 1); viết lại một phần nội dung báo cáo trên (về học tập, hoặc về lao động) theo mẫu BT 2.
II. Đồ dùng GV : Mẫu báo cáo để khoảng trống điền nội dung.
	 HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò.
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện : Chàng trai làng Phù ủng.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (GV giới thiệu )
2. HD HS làm bài tập
* Bài tập 1
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 2
- Nêu yêu cầu bài tập
- GV phát bản phô tô cho từng HS
- GV và HS nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài
- 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện.
- Nhận xét
+ Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội " hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua.
- Cả lớp đọc thầm lại bài Báo Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội"
- HS làm việc theo tổ, các thành viên trong tổ trao đổi, lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng báo cáo
- Nhận xét
+ Hãy viết lại ND báo cáo trên gửi cô giáo (hoặc thầy giáo) theo mẫu.
- Từng HS tưởng tượng mình là tổ trưởng viết báo cáo
- Một số HS đọc báo cáo
.
Tuần 21	Ngày dạy: / /
Nói về trí thức. Nghe kể : Nâng niu từng hạt giống.
I. Mục đích yêu cầu:
	- Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (BT1).
	- Nghe – kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt gống (BT 2)
II. Đồ dùng
	GV : Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK, mấy hạt thóc, bảng phụ viết câu hỏi gợi ý
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy họ chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (GV giới thiệu)
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 30
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 2 / 30
- Nêu yêu cầu BT
- GV kể chuyện lần 1
- Viện nghiên cứu nhận được quà gì ?
- Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả 10 hạt giống ?
- Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa ?
- GV kể chuyện lần 2
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của ? 
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 2, 3 HS đọc.
- QS tranh và cho biết những người trí thức trong tranh là ai ? Họ đang làm việc gì ?
- 1 HS làm mẫu tranh 1
- HS QS 4 tranh, trao đổi ý kiến theo bàn
- Đại diện bàn trình bày, cả lớp nhận xét.
- Lời giải :
- Tranh 1 : Người tri thức là 1 bác sĩ. Đang khám bệnh cho 1 cậu bé....
- Tranh 2 : Người tri thức là kĩ sư cầu đường, họ đang đứng trước mô hình 1 chiếc cầu hiện đại sắp được xây dựng.....
- Tranh 3 : Người tri thức là 1 cô giáo, cô đang dạy bài tập đọc ......
- Tranh 4 : Người tri thức là nhà nghiên cứu, họ đang chăm chú làm việc trong phòng thí nghiệm........
+ Nghe và kể lại câu chuyện : Nâng niu từng hạt giống.
- HS nghe.
- Đọc câu hỏi gợi ý và QS ảnh ông Lương Định Của
- Mười hạt giống quý.
- Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo hạt, những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét.
- Ông chia 10 hạt thóc giống làm 2 phần. Năm hạt đem gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia ông ngâm nước ấm, gói vào khăn.....
- HS nghe
- HS tập kể
- Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống....
Tuần 22	Ngày dạy : / /
Nói, viết về người lao động trí óc.
I. Mục đích yêu cầu:
	- Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK (BT 1)
	- Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) (BT 2)
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ về 1 số tri thức, bảng viết gợi ý về 1 người lao động trí óc.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện : Nâng niu từng hạt giống.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (GV giới thiệu)
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 38
- Kể tên 1 số nghề LĐ trí óc mà em biết ? 
- GV và cả lớp nhận xét.
* Bài tập 2 / 38
- Nêu yêu cầu BT.
- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.
- GV chấm 1 số bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 2 HS kể lại chuyện
- Nhận xét
+ Kể về 1 người LĐ trí óc mà em biết.
- Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kĩ sư hàng không, kĩ sư cầu đường .....
- Từng cặp HS tập kể.
- 4, 5 HS thi kể trước lớp.
+ Viết những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu.
- HS viết bài vào vở.
- 5, 7 HS đọc bài viết trước lớp
Tuần 23.	Ngày dạy: / /
Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
I. Mục đích yêu cầu:
	- Kể được một vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong SGK.
	- Viết được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu)
II. Đồ dùng GV : Bảng lớp viết gợi ý cho bài kể, tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật.
	 HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài viết về người lao động trí óc.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 48
- Nêu yêu cầu BT.
- GV nhận xét
* Bài tập 2 / 48
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu
- GV theo dõi, giúp đỡ
- GV chấm 1 số bài.
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 2 HS đọc bài
- Nhận xét
+ Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem.
- Dựa vào gợi ý 1 HS làm mẫu
- 1 vài HS kể
+ Dựa vào những điều vừa kể, hãy viết 1 đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về 1 buổi diễn nghệ thuật mà em được xem.
- HS viết bài.
- 1 số HS đọc bài
Tuần 24.	Ngày dạy : / /
Nghe - kể : Người bán quạt may mắn.
I. Mục đích yêu cầu: 
	- Nghe - kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn.
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ truyện kể, bảng lớp viết câu hỏi gợi ý trong SGK.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở viết của 1 số em
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài (GV giới thiệu)
2. HD HS nghe - Kể chuyện
a. HS chuẩn bị
- Nêu yêu cầu BT
b. GV kể chuyện
+ GV kể chuyện lần 1.
- Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì 
- Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
- Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
+ GV kể chuyện lần 2, 3
c. HS thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện
- Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi ?
- Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ?
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- HS lấy vở
- Nghe và kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn
- HS nghe
- Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn.
- Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua.
- Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua 1 tác phẩm nghệ thuật quý giá.
+ HS kể chuyện theo nhóm.
- Đại diện các nhóm kể
- Vương Hi Chi là 1 người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
- HS trả lời
Tuần 25.	Ngày dạy: / /
Kể về lễ hội
I. Mục đích yêu cầu:
	- Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
II. Đồ dùng
	GV : Hai bức ảnh lễ hội trong SGK, bảng phụ viết 2 câu hỏi.
	HS : Vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện : Người bán quạt may mắn
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS làm BT
- Đọc yêu cầu BT
- GV treo bảng phụ viết sẵn 2 câu hỏi
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào ?
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì ?
- GV nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 2 HS kể chuyện
- Nhận xét
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- Từng cặp HS QS 2 tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh, và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh.
- Nhiều HS tiếp nối nhau thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- Nhận xét
Tuần 26.	Ngày dạy: / /
Kể về một ngày hội.
I. Mục đích yêu cầu:
	- Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước (BT 1).
	- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2)
II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý
	 HS : Vở tập làm văn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo 1 trong 2 bức ảnh bài TLV tuần 25.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (GV giới thiệu)
2. HD HS kể
* Bài tập 1 / 72
- Nêu yêu cầu BT
- Em chọn kể về ngày hội nào ?
+ GV HD HS có thể kể về 1 lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội.
- Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem ti vi, xem phim
- GV nhận xét
* Bài tập 2 / 72
- Nêu yêu cầu BT.
- GV giúp đỡ HS kém.
- GV chấm điểm 1 số bài làm tốt.
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 2 HS kể
- Nhận xét.
+ Kể về 1 ngày hội mà em biết.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS kể giỏi kể mẫu.
- 1 vài HS tiếp nối nhau thi kể.
- Nhận xét.
+Viết lại những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn khoảng 5 câu.
- HS viết bài.
- 1 số HS đọc bài viết
- Cả lớp và GV nhận xét
Tuần 27.	 Soạn ở phần Tập đọc
Tuần 28.
	Ngày dạy / /
Kể lại trận thi đấu thể thao
I. Mục đích yêu cầu
	- Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuậtdựa theo gợi ý (BT 1).
	- Viết lại được một tin thể thao (BT 2).
II. Đồ dùng
	GV : Bảng lớp viết các gợi ý trong SGK, tranh ảnh 1 số cuộc thi đấu thể thao.
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài viết những trò vui trong ngày hội.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 88
+ Nêu yêu cầu BT
+ GV nhắc HS :
- Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy hoặc trên ti vi.
- Dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý
- GV nhận xét.
* Bài tập 2 / 88
- Nêu yêu cầu BT.
- GV chấm bài, nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 2 HS đọc bài
- Nhận xét.
+ Kể lại 1 chuyện thi đấu thể thao.
- 1 HS giỏi kể mẫu
- Từng cặp HS tập kể.
- 1 số HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
+ Viết lại 1 tin thể thao em mới đọc được trên báo hoặc nghe, xem trong các buổi phát thanh, truyền hình.
- HS viết bài.
- HS đọc các mẩu tin đã viết
Tuần 29.
	Ngày dạy / /
Viết về một trận thi đấu thể thao.
I. Mục đích yêu cầu.
	- Dựa vào bài TLV miệng tuần trước, viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 6 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao.
II. Đồ dùng
	GV : Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý.
	HS : Vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại trận thi đấu thể thao. Tiết TLV T28.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS viết bài
* GV nhắc HS
- Trước khi viết bài cần xem lại câu hỏi gợi ý, đó là những nội dung cơ bản cần kể tuy nhiên vẫn có thể linh hoạt, không phụ thuộc vào các gợi ý.
- Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
- GV chấm, chữa nhanh 1 số bài
- Cho điểm, nhận xét chung
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét bài viết của HS.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 2, 3 HS kể
- Nhận xét.
- HS viết bài vào vở
- 1 vài HS tiếp nối nhau đọc bài viết
Tuần 30
	Ngày dạy / /
Viết thư
I. Mục đích yêu cầu
	- Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý
II. Đồ dùng GV : Bảng lớp viết gợi ý viết thư, bảng phụ viết trình tự lá thư.
	 HS : Vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài văn kể lại trận thi đấu thể thao.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS viết thư
- Nêu yêu cầu của BT
+ GV HD HS :
- Có thể viết thư cho 1 bạn nhỏ nước ngoài mà em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh...
+ Nội dung thư phải thể hiện :
- Mong muốn làm quen với bạn
- Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung
+ GV mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư
- GV chấm 1 vài bài viết hay.
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 2, 3 HS đọc.
- Nhận xét.
+ Viết 1 bức thư ngắn khoảng 10 câu cho 1 bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
+ 1 HS đọc
- HS viết thư vào giấy
- Nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư.

Tài liệu đính kèm:

  • docTLVL3 TUAN1930.doc