Giáo án Thứ 6 Tuần 25 Lớp 3

Giáo án Thứ 6 Tuần 25 Lớp 3

Chính tả Hội đua voi ở Tây Nguyên

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.

2. Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.

- Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ch hoặc ưt/ưc.

3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết bài Hội đua voi ở Tây Nguyên

- HS : VBT

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 6 Tuần 25 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25	Thứ sáu, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .	
Tiết : 	 Lớp 3
Âm nhạc
( Giáo viên chuyên dạy )
Tuần : 25	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
Chính tả
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.
Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ch hoặc ưt/ưc.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết bài Hội đua voi ở Tây Nguyên
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ: bứt rứt, tức bực, nứt nẻ, sung sức.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên. 
Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ch hoặc ưt/ưc.
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe-viết 
Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên
Phương pháp: vấn đáp, thực hành 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai:
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết 
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. 
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. 
Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu)
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ( 10’ )
Mục tiêu: giúp học sinh làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ch hoặc ưt/ưc
Phương pháp : thực hành 
Bài tập: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy.
Bài tập: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Chỉ còn dòng suối lượn quanh
Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm.
Gió đừng làm đứt dây tơ 
Cho em sống trọn tuổi thơ – cánh diều.
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
( 24’ )
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc. 
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn có 6 câu 
Những chữ đầu mỗi câu.
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền vào chỗ trống tr hoặc ch:
Điền vào chỗ trống ưt hoặc ưc:
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần : 25	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh
Nhận biết các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng. 
Bước đầu biết đổi tiền.
Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. 
Kĩ năng: Nhận biết các tờ giấy bạc, biết đổi tiền, thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV: Các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng
HS: vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tiền Việt Nam ( 1’ )
Hoạt động 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng ( 8’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh nhận biết các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại 
Giáo viên giới thiệu 
Giáo viên cho học sinh quan sát từng tờ giấy bạc trên và nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc như:
+ Màu sắc của tờ giấy bạc.
+ Dòng chữ “Hai nghìn đồng” và số 2000
+ Dòng chữ “Năm nghìn đồng” và số 5000
+ Dòng chữ “Mười nghìn đồng” và số 10 000
Hoạt động 2: Thực hành ( 26’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh nhận biết các tờ giấy bạc, biết đổi tiền, thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: thi đua, trò chơi 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau quan sát các chú lợn và nói trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền.
Giáo viên cho học sinh quan sát chú lợn thứ nhất và hỏi :
+ Chú lợn thứ nhất có bao nhiêu tiền ? 
Cho học sinh làm bài
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Tô màu các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng ở bên phải ( theo mẫu ):
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn: bài tập yêu cầu chúng ta tô màu các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải. 
Yêu cầu HS làm bài.
GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài.
Bài 3: Xem tranh rồi viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm :
Cho HS đọc yêu cầu bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh rồi nêu giá từng đồ vật.
Giáo viên hỏi:
+ Trong các đồ vật trên, đồ vật nào có giá tiền ít nhất ? Đồ vật nào có giá tiền nhiều nhất ?
+ Mua một chiếc thước kẻ và một đôi dép thì hết bao nhiêu tiền ?
+ Em làm cách nào để tính được ?
+ Giá tiền một cái com pa ít hơn giá tiền một gói bánh là bao nhiêu ?
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
Học sinh lắng nghe
Học sinh quan sát 
HS đọc.
Học sinh quan sát 
Chú lợn thứ nhất có 6200 đồng. Ta tính nhẩm: 5000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng = 6200 đồng.
HS làm bài và thi đua sửa bài
Chú lợn thứ hai có 7200 đồng. Ta tính nhẩm: 5000 đồng + 1000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng = 7200 đồng.
Chú lợn thứ ba có 6400 đồng. Ta tính nhẩm: 5000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng + 200 đồng = 6400 đồng
Chú lợn thứ tư có 2800 đồng. Ta tính nhẩm: 1000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng = 2800 đồng
HS đọc 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh nêu: cây thước giá 2000 đồng, com-pa giá 4500 đồng, búp bê giá 9000 đồng, bánh quy giá 7500 đồng, đôi dép giá 6800 đồng.
Trong các đồ vật trên, đồ vật có giá tiền ít nhất là cây thước giá 2000 đồng. Đồ vật có giá tiền nhiều nhất là búp bê giá 9000 đồng 
Mua một chiếc thước kẻ và một đôi dép thì hết 8800 đồng 
Lấy giá tiền của thước kẻ cộng với giá tiền của đôi dép
Giá tiền một cái com pa ít hơn giá tiền một gói bánh là 3000 đồng.
HS làm bài. 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Chuẩn bị : Luyện tập 
GV nhận xét tiết học.
Tuần : 25	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
Tập làm văn
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Kể về lễ hội.
Kĩ năng: Dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội ( chơi đu và đua thuyền ) trong SGK, học sinh chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
II/ Chuẩn bị : GV : Hai bức ảnh lễ hội ( chơi đu và đua thuyền ) trong SGK. 
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Nghe kể Người bán quạt may mắn.
Hai học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn và trả lời câu hỏi
Nhận xét 
Bài mới :
Giới thiệu bài: Kể về lễ hội ( 1’ )
Giáo viên treo tranh minh hoạ và giới thiệu: trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ dựa vào hai bức ảnh minh hoạ để tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập: ( 33’ )
Mục tiêu: Dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội ( chơi đu và đua thuyền ) trong SGK, học sinh chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh
Phương pháp : thực hành 
Hướng dẫn tả quang cảnh bức ảnh chơi đu
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên viết lên bảng 2 câu hỏi:
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì ?
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ ảnh, đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh quan sát và tả:
+ Hãy quan sát kĩ mái đình, cây đu và đoán xem đây là cảnh gì ? Diễn ra ở đâu ? Vào thời gian nào ?
+ Trước cổng đình có treo gì ? Có băng chữ gì ?
Giáo viên chỉ vào lá cờ ngũ sắc và giới thiệu: Lá cờ hình vuông, có 5 màu, xung quanh cờ cótua, gọi là cờ ngũ sắc, có từ thời xa xưa, được treo lên vào những dịp hội vui của dân làng.
+ Mọi người đến xem chơi đu có đông không ? Họ ăn mặc ra sao ? Họ xem như thế nào ?
+ Cây đu được làm bằng gì ? Có cao không ?
Giáo viên giới thiệu: Cây tre là loài cây thân thuộc, gần gũi với làng quê Việt Nam và được sử dụng làm cây đu trong trò chơi.
+ Hãy tả hành động, tư thế của hai người chơi đu.
Hướng dẫn tả quang cảnh bức ảnh đua thuyền 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ ảnh, đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh quan sát và tả:
+ Ảnh chụp cảnh hội gì ? Diễn ra ở đâu ? 
+ Trên sông có nhiều thuyền đua không ? Thuyền ngắn hay dài ? Trên mỗi thuyền có khoảng bao nhiêu người ? Trông họ như thế nào ?
+ Hãy miêu tả tư thế hoạt động của từng nhóm người trên thuyền.
+ Quang cảnh hai bên bờ sông như thế nào ?
+ Em có cảm nhận gì về những lễ hội của nhân dân ta qua các bức ảnh trên ?
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh tả lại quang cảnh một trong hai bức ảnh cho bạn bên cạnh nghe. 
Giáo viên cho học sinh lần lượt tả trước lớp, mỗi học sinh tả lại nội dung một trong hai bức ảnh.
Giáo viên và cả lớp nhận xét cách tả của mỗi học sinh và mỗi nhóm về lời kể, cách diễn đạt. 
Cả lớp bình chọn Cá nhân, nhóm quan sát tinh tế, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất.
Hát
Học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi
Học sinh đọc 
Học sinh quan sát và đọc
Học sinh quan sát 
Đây là cảnh chơi đu ở làng quê, trò chơi được tổ chức trước sân đình vào dịp đầu xuân năm mới.
Trước cổng đình có treo băng chữ đỏ Chúc mừng năm mới và lá cờ ngũ sắc.
Mọi người đến xem chơi đu rất đông. Họ đứng chen nhau, người nào cũng mặc quần áo đẹp. Tất cả đều chăm chú nhìn lên cây đu.
Cây đu được làm bằng cây tre và rất cao.
Hai người chơi đu nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Khi đu, một người thì dướn người về phía trước, người kia lại ngả người về phía sau.
Học sinh quan sát 
Ảnh chụp cảnh hội đua thuyền, diễn ra ở trên sông.
Trên sông có hơn chục thuyền đua, các thuyền được làm khá dài, mỗi thuyền có gần hai chục tay đua, họ là những chàng trai tất trẻ, khoẻ mạnh, rắn rỏi.
Các tay đua đều nắm chắc tay chèo, họ gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền.
Trên bờ sông đông nghịt người đứng xem, một chùm bóng bay đủ màu sắc tung bay theo gió làm hội đua càng thêm sôi động. Xa xa, làng xóm xanh mướt.
Học sinh phát biểu ý kiến cảm nhận của mình. Ví dụ: Nhân dân ta có nhiều lễ hội rất phong phú, đặc sắc, hấp dẫn.
Học sinh tả theo cặp 
Học sinh lần lượt tả trước lớp
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Kể về một ngày hội. 
Tuần : 25	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
1. Ổn định :
- HS hát vui, chơi một vài trò chơi.
2.Đánh giá công tác tuần qua.
-Lớp trưởng điểm danh báo cáo sĩ số.
-Các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập, lao động của tổ tuần qua.
-Các tổ góp ý bổ sung lẫn nhau.
-Lớp trưởng tổng kết báo cáo kết quả chung : Tổ nào học tốt, chưa tốt. Việc lao động như thế nào.
-Các tổ đề ra mục tiêu cho tuần tới.
-Lớp trưởng nêu lại mục tiêu và yêu cầu cả lớp cùng hứa – Cả lớp cùng hứa thực hiện mục tiêu đã đề ra.
-GV nêu ý kiến , nhận xét, bổ sung. 
-Giáo viên tổng kết, tuyên dương tổ hạng nhất, giao nhiêm vụ cho tổ hạng cuối trực nhật lớp tuần sau.
3. Thư giãn :
Trò chơi tập thể. (10 phút)
4.Đưa ra kế hoạch tuần tới.
-Nêu phương hướng tuần tới :
Thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Các HS yếu cần rèn luyện nhiều hơn.
Thực hiện lao động thật tốt, học thật giỏi.
Tiếp tục rèn VSCĐ, rèn HS đọc chậm, viết sai nhiều. Rèn HS làm toán nhanh và chính xác, thực hiện phong trào “ Bạn giúp bạn”
Thi đua học tốt, đi học đều, đúng giờ.
Tổ chức trò chơi, hát vui cuối buổi.
Ký duyệt hồ sơ

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 6.doc