Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 31

Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 31

Chiều

Tiết 1,2,3 THỦ CÔNG

2C, 2A, 2B Làm con bướm (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Biết cách làm con bướm bằng giấy.

- HS làm được con bướm bằng giấy, con bướm tương đối cân đối, các nếp gấp tương đối đều, phẳng.

- Với HS khéo tay: Làm được con bướm bằng giấy, các nếp gấp đều, phẳng, có thể làm được con bướm có kích thước khác.

II. Chuẩn bị:

 Mẫu con bướm làm bằng giấy; giấy kéo, hồ dán.

 Tranh quy trình làm con bướm.

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 31
 Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012
Chiều
Tiết 1,2,3 Thủ công 
2C, 2A, 2B Làm con bướm (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách làm con bướm bằng giấy.
- HS làm được con bướm bằng giấy, con bướm tương đối cân đối, các nếp gấp tương đối đều, phẳng.
- Với HS khéo tay: Làm được con bướm bằng giấy, các nếp gấp đều, phẳng, có thể làm được con bướm có kích thước khác..
II. Chuẩn bị:
 Mẫu con bướm làm bằng giấy; giấy kéo, hồ dán...
 Tranh quy trình làm con bướm.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Quan sát, nhận xét.
- Cho HS quan sát mẫu.
- Con bướm được làm bằng gì?
- Nêu các bộ phận của con bướm?
b. Hướng dẫn cách làm.
- GV treo tranh quy trình.
- GV làm mẫu và hướng dẫn cách làm:
Bước 1: Cắt giấy
Bước 2: Gấp cánh bướm.
Bước 3: Buộc thân bướm
Bước 4: Làm râu bướm
- GV gọi HS nhắc lại quy trình làm con bướm.
 Nhận xét, bổ sung
c. Thực hành.
- GV cho HS thực hành làm con bướm.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
- Tuyên dương một số em có sản phẩm làm đẹp.
- HS quan sát, nhận xét.
- Con bướm được làm bằng giấy.
- Con bướm có 4 cánh, râu
- HS theo dõi.
- HS theo dõi, hiểu cách làm.
- 2-3 HS khá giỏi nêu, nhận xét.
- HS thực hành làm nháp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
 Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2012
 Sáng
Tiết 1,4 Thủ công
3B, 3A Làm quạt giấy tròn (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết cách làm quạt giấy tròn.
- Làm được quạt giấy tròn, các nếp gấp có thể cách nhau hơn 1 ô và chưa đều nhau, quạt có thể chưa tròn.
- Với HS khéo tay: Làm được quạt giấy tròn các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau, quạt tròn.
II. Chuẩn bị:
 Mẫu quạt giấy tròn; giấy kéo, hồ dán...
 Tranh quy trình làm quạt giấy tròn.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Tiết trước học bài gì?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Tổ chức cho HS thực hành 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV gợi ý cho HS trang trí bằng cách vẽ hình trước khi gấp quạt.
- Để dán quạt đẹp tròn đều nếp gấp phải miết phẳng và buộc chỉ vào nếp gấp giữa.
- Khi dán cần bôi hồ mỏng, đều.
- GV theo dõi giúp đỡ 1 số HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV và HS nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- Tuyên dương 1 số HS làm đẹp.
- HS khá giỏi nêu.
Bước 1: Cắt giấy.
Bước 2: Gấp, cắt, dán quạt.
Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt. 
- HS thực hành làm
- HS chú ý theo dõi.
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
Tiết 2,3 Kỹ thuật
4A, 4C Lắp ô tô tải (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ô tô tải.
- Lắp được xe ô tô tải theo mẫu xe chuyển động được.
- Với HS khéo tay: lắp được ô tô tải theo mẫu, lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
II. Chuẩn bị.
- Mẫu ô tô tải lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới.
Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HD qun sát mẫu ô tô tải đã lắp sẵn.
+ Để lắp được ô tô tải cần có bao nhiêu bộ phận?
- GV nêu tác dụng của ô tô tải trong thực tế.
 HĐ 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a. Hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK.
b. Lắp từng bộ phận.
- Để lắp được bộ phận này ta cần phải lắp mấy phần?
- GV tiến hành lắp từng phần.
- GV nhận xét.
- Lắp ca bin H3 SGK.
+ Em hãy nêu các bước lắp ca bin?
- GV tiến hành lắp theo các bươc theo SGK.
- Lắp thành sau của thùng xe và trục bánh xe H4, 5 SGK.
- GV gọi HS lên bảng lắp.
c. Lắp ráp xe ô tô tải.
- GV lắp ráp theo các bước SGK.
+ Khi lắp tấm 25 lỗ (làm thành bên) GV nê thao tác chậm để HS nhớ.
- GV kiểm tra sự chuyển động của xe.
d. GV hướng dẫn HS thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- HS quan sát.
3 bộ phận: giá đỡ, bánh xe và sân ca bin, ca bin thành sau của thùng xe và trục bánh xe.
Chạy trên đường trên xe chở đầy hàng hoá.
- Cần lắp 2 phần, giá đỡ, trục bánh xe, sàn ca bin.
- 1 HS lên bảng lắp.
- HS nhận xét.
- HS quan sát H3 SGK.
- Có 4 bước theo SGK.
- 1, 2 HS lên bảng lắp H3a bước 3 H3c.
- 1 HS lên bảng.
- HS chú ý theo dõi làm theo GV.
- HS tự kiểm tra.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.	
- Dặn HS về nhà thực hành.
 --------------------------------------------------------------------------------
Chiều
Tiết 1 Kỹ thuật
4B Lắp ô tô tải (tiết 1) 
 (Đã soạn dạy vào sáng thứ ba)
 --------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2,3 Kỹ thuật tăng
4A, 4C Thực hành lắp xe nôi 
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được xe nôi theo mẫu xe chuyển động được.
- Với HS khéo tay: lắp được xe nôi theo mẫu, lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
II. Chuẩn bị.
- Mẫu xe nôi lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài ôn:
* Ôn lý thuyết:
- Xe nôi cần bao nhiêu bộ phận?
- Xe nôi dùng để làm gì?
- Tổ chức cho HS chọn đủ các chi tiết theo SGK để lắp xe nôi.
- Mời 1-2 HS khá giỏi thao tác lắp từng bộ phận của xe nôi.
 GV theo dõi, uốn nắn.
* Tổ chức thực hành:
- Cho HS thực hành lắp các bộ phận của xe nôi.
 GV quan sát, uốn nắn.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
 Nhận xét, tuyên dương
- Tổ chức cho HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp.
- Xe nôi có 5 bộ phận, tay kéo, ...
- Dùng cho các em bé.
- HS theo dõi chọn cùng GV.
- 1-2 HS thực hành, lớp quan sát.
- HS thực hành cá nhân
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn.
- HS tháo các chi tiết và xếp chúng vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem bài.
______________________________________________________________________
 Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2012
Sáng
Tiết 1,2,3,4 Kỹ thuật
5D, 5C, 5B, 5A Lắp rô-bốt (tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Chọn đủ số lượng các chi tiết lắp rô - bốt.
- Biết cách lấưp và lắp được rô -bốt theo mẫu, rô - bốt lắp được tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay: lắp được rô - bốt theo mẫu, rô - bốt lắp được chắc chắn, tay rô - bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II. Chuẩn bị.
- Mẫu rô - bốt lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
- Gọi 1 HS lên chọn các chi tiết để lắp rô-bốt.
2. Bài mới.
- GV nhắc lại cách chọn các chi tiết.
- GV nhắc lại cách lắp.
- Gọi 2, 3 HS đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS thực hành lắp.
- GV nhắc nhở, giúp đỡ HSY.
- GV chấm một số nhóm đã hoàn thành.
- Tuyên dương một số nhóm.
- Các nhóm hoàn thành tự tháo xếp vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem xem bài.
 -------------------------------------------------------------------------------
Chiều
Tiết 1 Thủ công
2D Làm con bướm (Tiết 1)
 (Đã soạn dạy vào chiều thứ hai)
Tiết 2 Thủ công
3D Làm quạt giấy tròn (Tiết 2)
 (Đã soạn dạy vào sáng thứ ba)
 -------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3 Thủ công
1D Cắt, dán trang trí ngôi nhà (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để cắt, dán và trang trí ngôi nhà.
- Cắt, dán và trang trí được ngôi nhà yêu thích, có thể dùng bút màu để vẽ trang trí ngôi nhà. Đường cắt tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng.
- Với HS khéo tay: Cắt, dán được ngôi nhà đường cắt thẳng, hình dán phẳng, ngôi nhà cân đối, trang trí đẹp.
II. Chuẩn bị:
 Giấy màu, kéo, hồ dán...
 Tranh quy trình cắt, dán trang trí ngôi nhà.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Ôn lý thuyết.
- Cho HS quan sát mẫu 
- Cô có hình gì? có những hình ảnh nào? được dùng bằng các hình nào ghép lại?
 Nhận xét, bổ sung
- HS quan sát, nhận xét.
- Hình ngôi nhà, mặt trời.............
Hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông....
b. Hướng dẫn quy trình cắt, dán.
- Cho HS quan sát mẫu.
- GV làm mẫu và hướng dẫn mẫu:
+ Hình ngôi nhà.
+ Thân nhà
+ Mái nhà.
+ Hình cửa.
- Muốn có ngôi nhà đẹp em làm gì?
- GV hướng dẫn HS cắt dán một số hình ảnh phụ.
- Nhận xét, bổ sung.
c. Thực hành:
- Tổ chức cho HS thực hành 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm đã hoàn thành.
- GV chấm một số bài.
- Tuyên dương 1 số HS có sản phẩm làm đẹp.
- HS quan sát, hiểu cách làm.
Hình chữ nhật (8 ô và 5 ô)
Hình thang cân (từ hình chữ nhật hoặc hình tam giác) (8 ô + 6 ô) cắt chéo vào 1,2 ô; cửa sổ 2 ô hình vuông; cửa ra vào hình chữ nhật.
- 1-2 HS khá giỏi nêu, bổ sung.
- HS chú ý: Cây, hàng rào, ông mặt trời, mây....
- HS thực hành.
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
______________________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2012
Sáng
Tiết 1, 3 Thủ công
1B, 1A Cắt, dán trang trí ngôi nhà (Tiết 2) 
 (Đã soạn dạy vào chiều thứ năm) 
 -----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4 Kỹ thuật tăng
 5A 
 Thực hành lắp rô- bốt
I. Mục tiêu:
- Chọn đủ số lượng các chi tiết lắp rô - bốt.
- Biết cách lấưp và lắp được rô -bốt theo mẫu, rô - bốt lắp được tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay: lắp được rô - bốt theo mẫu, rô - bốt lắp được chắc chắn, tay rô - bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II. Chuẩn bị.
- Mẫu rô - bốt lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới.
* Ôn lý thuyết.
- Để lắp được rô - bốt em cần phải lắp mấy bộ phận? 
- Hãy kể tên các bộ phận đó?
- Cho HS chọn đủ các chi tiết để lắp rô- bốt và xếp vào nắp hộp.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Cho HS nhắc lại cách lắp từng bộ phận và cách lắp ráp rô- bốt.
- Cho HS nhắc lại cách lắp ráp rô-bốt theo các bước SGK.
* Tổ chức cho HS thực hành.
- Cho HS thực hành lắp rô - bốt theo nhóm.
 GV theo dõi, uốn nắn.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
 Nhận xét, tuyên dương. 
- Tổ chức cho HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
- 6 bộ phận chân, thân, đầu, tay, ăng ten, trục bánh xe.
- HS thực hành chọn chi tiết.
- Lắp chân rô - bố
- Lắp thân rô- bốt
- Lắp đầu rô-bốt 
- Lắp các bộ phận khác.
- Lắp ráp rô-bốt
- 1-2 HS khá giỏi nhắc lại, nhận xét.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn.
- HS thực hành tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem SGK thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc