Giáo án Tiếng việt 3 tuần 1 đến 3

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 1 đến 3

Tập đọc - Kể chuyện

Cậu bé thông minh

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :

A/ Tập đọc : Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; biết đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 Nội dung : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.

 Trả lời được các CH trong SGK.

B/ Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :

1/ Tư duy sáng tạo (nghĩ ra kế để ứng phó với những tình huống Nhà Vua đặt ra).

2/ Ra quyết định (đối đáp trực tiếp với vua).

3/ Giải quyết vấn đề : yêu cầu những việc mà vua làm không được để khỏi phải thực hiện yêu cầu của nhà vua.

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 1 đến 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Thứ hai, ngày 12 tháng 08 năm 2013
Tập đọc - Kể chuyện
Cậu bé thông minh
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
A/ Tập đọc : Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; biết đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Nội dung : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.
Trả lời được các CH trong SGK.
B/ Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
1/ Tư duy sáng tạo (nghĩ ra kế để ứng phó với những tình huống Nhà Vua đặt ra).
2/ Ra quyết định (đối đáp trực tiếp với vua).
3/ Giải quyết vấn đề : yêu cầu những việc mà vua làm không được để khỏi phải thực hiện yêu cầu của nhà vua.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Thảo luận – chia sẻ.
2/ Biểu đạt sáng tạo.
3/ Kĩ thuật đọc tích cực.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1/ Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
2/ Tranh minh họa từng đoạn của câu chuyện trong SGK.
3/ Bảng phụ ghi nội dung đoạn luyện đọc.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/. Ổn định tổ chức :
2/.KTBC :
3/. Bài mới :
a. Khám phá (Giới thiệu bài):
“Cậu bé thông minh” là câu chuyện nói về sự thông minh, tài trí đáng khâm phục của 1 bạn nhỏ.
Giáo viên ghi tựa:
b. Kết nối:
b1. Luyện đọc trơn :
GV đọc toàn bài 
-Giáo viên đọc mẫu lần 1
-GV chia câu trong bài và nêu lên cho HS đọc theo câu. Mỗi em đọc 1 câu nối tiếp cho đến hết bài. 
-GV theo dõi để sửa sai cho học sinh khi các em đọc (sửa sai theo phương ngữ).
-Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ :
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Gọi HS đọc lại bài
b2. Luyện đọc - hiểu :
-HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
+Vì sao dân làng lo sợ khi nghe lệnh vua?
-HS đọc đoạn 2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Cậu bé làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
GV nhận xét
-HS đọc thầm đoạn 3, và trả lời câu hỏi: +Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì?
+Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
- Câu chuyện này nói lên điều gì?
c. Thực hành :
c.1. Đọc lại
-Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai.
Nhận xét, tuyên dương.
Tổng kết: Câu chuyện ca ngợi tài trí thông minh , ứng xử khéo léo của 1 cậu bé.
Tiết 2:
Kể Chuyện:
c.2. Kể chuyện theo tranh:
Nêu nhiệm vụ của nội dung kể chuyện. Dựa vào tranh minh hoạ kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh
-Treo tranh.
1.2 Hướng dẫn kể:
* Đoạn 1: YCHSQS kĩ tranh 1 và hỏi: +Quân lính đang làm gì?
+ Lệnh của Đức Vua là gì?
+Dân làng có thái độ ra sao?
-YCHS kể lại đoạn 1.
-Nhận xét tuyên dương những em kể hay.
* Hướng dẫn tưông tự đoạn 2 và đoạn 3, sau đó cho HS kể từng đoạn.
* 2 HS kể lại toàn bài.
4/ Aùp dụng (Củng cố, hoạt động tiếp nối):
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về Đức Vua trong câu chuyện vừa học?
-GV chỉnh sửa.
GDTT: Cậu bé trong bài học rất thông minh, tuy nhỏ nhưng tài trí hơn cả người lớn làm cho vua phải phục.
-HS lắng nghe
-HS chú ý lắng nghe
-HS đọc mỗi em 1 câu
theo dõi nhận xét, sửa sai .
-3HS đọc từng đoạn nối tiếp.
Đọc từng đoạn nối tiếp theo cặp.
-HS đọc bài theo nhóm đôi.
-1HS đọc đoạn 1
1 HS đọc đoạn 2
Cả lớp đồng thanh đoạn 3.
-2-3 HS trả lời
-2 HS trả lời
-1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, thảo luận theo nhóm đôi.
-Đại diện các nhóm lên báo cáo.
-HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
- 4 HS trả lời
Nhận xét ,bổ sung, sửa sai .
-HS phát biểu
-2 nhóm thi đọc
-Nhìn tranh: Kể
+ 2 HS kể trước lớp
-3HS kể lại đoạn 1.
* HS kể đoạn 2 và đoạn 3
* 2 HS kể toàn câu chuyện.
* Học sinh suy nghĩ trả lời.
-Chuẩn bị bài sau “ Hai bàn tay em”
Tập đọc 
Hai bàn tay em
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ Đọc đúng, rành mạch biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ.
2/ Hiểu nội dung : Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu. (trả lời được các CH trong SGK).
3/ Thuộc 2-3 khổ thơ trong bài.
HSG thuộc cả bài thơ
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
1/ Tư duy sáng tạo (Hai bàn tay của bé được so sánh với hoa đầu cành).
2/ Ra quyết định (tìm khổ thơ mà mình thích).
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Thảo luận – chia sẻ.
2/ Biểu đạt sáng tạo.
3/ Kĩ thuật đọc tích cực.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1/ Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
2/ Tranh minh họa từng đoạn của câu chuyện trong SGK.
3/ Bảng phụ ghi nội dung đoạn luyện đọc.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/. Ổn định:
2/. KTBC : “Cậu bé thông minh” 
Gọi 3 học sinh kể lại câu chuyện và TLCH
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
- Cậu bé đã tìmlàm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ?
- Khi nhà vua biết được người tài còn nghĩ ra cách gì nữa để cậu bé phải trả lời ? Và cậu bé đã ứng xử ra sao ?
Giáo viên nhận xét, ghi điểm. Nhận xét chung.
3/. Bài mới :
a. Khám phá (Giới thiệu bài) : tiếp theo truyện đọc “Cậu bé thông minh”. Hôm nay chúng ta sẽ học tiếp bài thơ “Hai bàn tay của em”. Qua bài thơ này ,các em sẽ hiểu hai bàn tay đáng quí đáng yêu và cần thiết như thế nào với chúng ta .
-Giáo viên ghi tựa .
b. Kết nối 
b.1. Luyện đọc trơn :
-Giáo viên đọc mẫu: Đôi bàn tay rất quí vì nó giúp cho các em rất nhiều việc. 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng dòng thơ kết hợp sửa sai theo phương ngữ
-Đọc từng khổ thơ , kết hợp giải nghĩa từ mới
-Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
-Đồng thanh cả bài.
b.1. Luyện đọc – hiểu :
-Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
+Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ? 
+ Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ?
+Em thích khổ thơ nào ? Vì sao ?
-Giáo viên đính bảng phụ viết sẵn khổ thơ 
c. Thực hành : Luyện đọc thuộc lòng:Giáo viên xoá dần các từ , cụm từ giữ lại các từ đầu dòng thơ 
4/ Áp dụng (Củng cố, hoạt động tiếp nối) : 
- Em cần giữ gìn đôi bàn tay như thế nào? 
 - Chuẩn bị bài : Ai có lỗi?
3 học sinh lên bảng kể chuyện, mỗi em kể 1 đoạn trong bài và trả lời câu hỏi của đoạn.
-HS nhắc lại
-Học sinh đọc tiếp nối mỗi em 2 dòng . . . . hết bài .
1 học sinh đọc 1 đoạn
-HS nối tiếp đọc 5 khổ thơ.
-HS đọc bài theo nhóm đôi
- Cả lớp đồng thanh.
-Cả lớp đọc thầm
-HS trả lời 
-3-4 Học sinh nêu
-Học sinh đọc thuộc lòng.
+ Từng tổ đọc tiếp sức
+ 3-4 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
Bình chọn bạn đọc hay, đọc đúng.
- HS trình bày 1 phút.
Chính tả (Tập chép)
Cậu bé thông minh
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Làm đúng (BT) (2) a/b; điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng (BT3).
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Kĩ năng tự nhận thức để trình bày đúng, viết đúng bài chính tả.
Kĩ năng lắng nghe tích cực trong việc viết chính tả.
Kĩ thuật “Viết tích cực”.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Hỏi và trả lời.
2/ Thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1/ Bảng phụ ghi nội dung bài viết.
2/ Bảng lớp viết sẵn Bài tập 2.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1/. Ổn định tổ chức:
2/. KTBC:
GV kiểm tra vở, bút, bảng con
Để củng cố nề nếp học tập 
Nhận xét 
3/.Bài mới:
a. Khám phá : (Giới thiệu bài)
b. Kết nối :
-Giáo viên đọc mẫu đoạn chép
-Hướng dẫn HS nhận xét:
+Đoạn này chép từ bài nào ? 
+Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn chép có mấy câu ?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì ? 
+ Chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Hướng dẫn viết chữ khó
-YC HS chép bài
-Giáo viên theo dõi uốn nắn 
-Chấm , chữa bài 
c. Thực hành :
Bài 1: Điền vào chỗ trống : an/ang
-HS đọc YC
- YCHS tự làm
Nhận xét. Chữa bài
Bài 3:
Điền chữ và tên còn thiếu :
-GV đính bảng và nêu yêu cầu bài tập
-Gọi 1 HS lên bảng làm mẫu 
-HS nhìn bảng đọc
-Gv xoá hết những chữ đã viết ở cột chữ YC HS đọc thuộc
4. Vận dụng :
- Chấm 1 số vở , Nhận xét
-Viết lại từ sai chính tả.
Nhận xét chung giờ học
Học sinh trình bày lên bàn
-Nhắc tựa
-2-3 học sinh đọc
-HS trả lời
-HS viết từ khó vào bảng con.
- Cả lớp chép bài vào vở.
-2 HS đọc
-2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Chính tả (Nghe – viết)
 Chơi chuyền
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Nghe – viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài thơ.
Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống (BT2).
Làm đúng bài tập (3) a/b phân biệt an/ang.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Kĩ năng tự nhận thức để trình bày đúng, viết đúng bài chính tả.
Kĩ năng lắng nghe tích cực trong việc viết chính tả.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Hỏi và trả lời.
2/ Thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
3/ Kĩ thuật “Viết tích cực”.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1/ Bảng phụ ghi nội dung bài viết.
2/ Bảng lớp viết sẵn Bài tập 2.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/ Ổn định :
2/ KTBC :
Nhận xét chung.
3/ Bài mới :
a. Gtb:Trong giờ chính tả hôm nay, các em viết bài thơ tả trò chơi  ... hấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu (BT3).
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
Kĩ năng tư duy sáng tạo.
Kĩ năng ra quyết định.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Hỏi và trả lời.
2/ Thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
3/ Kĩ thuật động não.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Bốn băng giấy, mỗi băng ghi một ý của BT1.
Bảng phụ viết nội dung đoạn văn của BT3.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/ Ổn định :
2/ KTBC :
? Hỏi lại tựa bài và nội dung bài học tiết trước .
Giáo viên kiễm tra bài 1.2
Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau ?
Chúng em là măng non của đất nước .
Chích bông là bạn của trẻ em .
Giáo viên nhận xét ,ghi điểm .Nhận xét chung.
3/ Bài mới :
a. Khám phá (Giới thiệu bài): Giáo viên giới thiệu bài như ở mục yêu cầu- ghi tựa .
b/ Thực hành .
*Bài 1:
Giáo viên dán 4 băng giấy lên bảng ,mời 4 học sinh lên bảng thi làm bài đúng nhanh .Mỗi em cầm bút gạch dưới nhũng hình ảnh so sánh trong từng câu thơ , câu văn .
-GV cùng HS nhận xèt ,và chốt lại bài có lời giải đúng .
Bài 2:
-Giáo viên mời 4 bạn lên bảng , gạch bằng bút màu dưới nhũng từ chỉ so sánh trong các câu thơ , câu văn đã viết trên băng giấy .
-Giáo viên và học sinh nhận xét , chốt lại lời giải chúng .
Bài 3: 
-Giáo viên nhắc cả lớp đọc kĩ lại đoạn văn để chấm câu cho đúng (mỡi câu phải nói trọn ý ). Nhớ viết hoa lại những chữ đứng đầu câu.
Cả lớp cùng giáo viên nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Oâng tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi . Có lần , chính mắt ch ính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng .Chiếc búa trong tay ông hoa lên ,nhát nghiêng , nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mắt tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng.Oâng là niềm tự hào của gia đình tôi .
4/ Vận dụng (Củng cố):
-Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại nội dung bài vừa học .
Tìm những hình ảnh so sánh và từ chỉ sự so sánh ; ôn luyện về dấu câu .
5/ Hoạt động nối tiếp (Nhận xét – dặn dò) :
 Giáo viên nhận xét tiết học .
Học sinh nhắc lại tựa bài .
 2 Học sinh lên bảng làm bài tập , một em làm một bài .
-Ai là măng non của đất nước ?
-Chích bông là gì ?
-Học sinh nhắc lại .
 Học sinh đọc yêu cầu bài (2em) lớp theo dõi ở SGK.
 Học sinh đọc lần lược từng câu thơ , học sinh có thể trao đổi theo từng cặp đôi .
4 học sinh lên bảng thực hiện làm thi đua nhau .
*Lớp làm VBT
a/ Mắt hiền sáng tựa vì sao .
b/ Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm .
c/ Trời là cái tủ ướp lạnh / Trời là cái bếp lò nung .
d/ Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng .
1 Học sinh đọc yêu cầu bài , lớp đọc thầm lại các câu thơ , câu văn ở bài 1 , viết ra giấy nháp những từ chỉ so sánh .
 Lớp làm vào VBT : tựa , như , là, là là.
- Một học sinh đọc yêu cầu bài
Học sinh làm bài theo cá nhân , sau đó trao đổi theo cặp .
1 học sinh lên bảng chữa bài .
 Học sinh chữa bài vào vở bài tập 
-Học sinh nhắc lại .
-Học sinh nêu .
Về nhà xem lại bài những bài tập trên lớp đã làm .Chuẩn bị bài sau 
Tập viết
Ôn chữ hoa B
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Củng cố cách viết chữ viết hoa B (1 dòng), H, T (1 dòng) thông qua bài BT ứng dụng :
Viết tên riêng Bố Hạ bằng chữ cỡ nhỏ (1 dòng).
Viết câu ứng dụng : Bầu ơi thương lấy bí cùng 
 Tuy rằng khác giống nhưng một giàn.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
1/ Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ.
2/ Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong khi viết.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Thảo luận – chia sẻ.
2/ Kĩ thuật “Viết tích cực”.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Mẫu chữ viết hoa B .
Các chữ Bố Hạ và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
Vở tập viết, bảng con, phấn.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/ổn định .
2/KTBC :
Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài ở nhà
 ( trong vở TV).
Giáo viên gọi hai học sinh viết bảng lớp , cả lớp viết bảng con : Aâu Lạc , ăn quả.
Giáo viên thu chấm một số vở viết ở nhà học sinh chấm điểm .
Giáo viên nhận xét , ghi điểm .Nhận xét chung .
3/ Bài mới:
a. Khám phá (Giới thiệu bài): Giáo viên giới thiệu như theo yêu cầu của bài ,ghi tựa 
b/ Thực hành (Hướng dẫn viết trên bảng con) :
* Hướng dẫn luyện viết chữ hoa 
HS tìm các chữ hoa có trong bài : B, H, T .
-GV viết mẫu , kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
B/ Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng ) 
- GV giới thiệu địa danh Bố Hạ: Một xã ở huyện Yên Thế , tỉnh Bắc Giang , nơi có giống cam ngon nổi tiếng .
Bố Hạ .
-GV và lớp nhận xét sửa sai ( Nếu có ) .
*Luyen viết câu ứng dụng :
Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ : Bầu và bí là những cây khác nhau mọc trên cùng một giàn. Khuyên bầu thương bí là khuyên người trong một nước yêu thương , đùm bọclẫn nhau .
 Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở TV .
* Giáo viên nêu yêu cầu : 
Viết con chữ B: 1 dòng 
Viết các con chữ H và T : 1 dòng 
Viết tên riêng Bố Hạ : 2 dòng 
Viết câu tục ngữ : 2 lần .
Nhắc nhở tư thế ngồi và cầm bút
Giáo viên theo dõi uốn nắn cách viết cho một số em viết chưa đúng hay viết còn xấu .Và độ cao và khoảng cách giữa các chữ .
4/ Vận dụng (Củng cố) :
Giáo viên thu chấm một số vở .
Nhận xét cách viết của một số em và chưa tốt 
5/ Hoạt động tiếp nối (Nhận xét – dặn dò) : 
Gv nhận xét tiết học .
 Học sinh nhắc lại từ ứng dụng đã học ở bài trước (Aâu Lạc , Aên quả nhớ kẻ trồng cây / Aên khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng ).
 Học sinh nộp vở .
2 học sinh nhắc lại 
Học sinh nêu cá nhân .
Học sinh viết chữ B và chữ H , T , trên bảng con .
 HS đọc từ ứng dụng : Bố Hạ .
Học sinh viết bảng con .
Học sinh đọc câu ứng dụng 
Học sinh tập viết trên bảng con các chữ : Bầu ; Tuy .
Học sinh viết vào vở tập viết .
Học sinh viết bảng con lại trừ ứng dụng : Bố Hạ ở bảng con 
- Về nhà viết phần luyện viết thêm ở vở TV , viết bổ sung bài của những em chưa viết xong .
Tập làm văn
Kể về gia đình 
Điền vào giấy tờ in sẵn
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý ở (BT1).
Biết viết Đơn xin nghỉ học đúng mẫu (BT2).
II/ CÁC II/ KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, lắng nghe tích cực.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Thảo luận – chia sẻ.
2/ Kĩ thuật “Viết tích cực”.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1/ Ổn định :
2/ KTBC :
-Giáo viên kiểm tra lại học sinh đọc lại đơn xin vào đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh .
-Giáo viên nhận xét chung 
3/ Bài mới :
a. Khám phá (Giới thiệu bài): Giáo viên giới thiệu bài ,ghi tựa “ Viết đơn”
*Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập theo SGK và VBT :
-Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập .
b. Thực hành :
Bài 1: làm miệng .
-Giáo viên yêu cầu học sinh biết kể về gia đình mình cho một người bạn mới (mới đến lớp , mới quen ) Yêu cầu học sinh chỉ cần nêu 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em: 
Ví dụ : Gia đình em có những ai , làm công việc gì , tính tình thế nào ?
-Giáo viên nhận xét bình chọn những em kể tốt nhất : kể đúng yêu cầu của bài , lưu loát , chân thật .
Bài 2:
-Giáo viên nêu yêu cầu bài .( học sinh phải nêu được các yêu cầu theo gợi ý của giáo viên )
-Giáo viên phát mẫu đơn cho từng học sinh điền nội dung .Nếu không có mẫu đơn ( có VBT ) , các em dựa vào yêu của VBT , Quốc hiệu và tên của lá đơn không cần viết chữ in .
-Giáo viên kiểm tra , chấm chữa bài của một vài em , nêu nhận xét các bài làm của học sinh .
4/ Vận dụng (Củng cố):
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học .
-Yêu cầu học sinh đọc lại bài làm của mình .
5/ Hoạt động tiếp nối (Nhận xét –dặn dò) :
-GV nhận xét và tuyên dương một số HS làm bài tốt .
 4 Học sinh đứng tại chổ đọc lại đơn xin vào đội 
Học sinh nhắc lại tựa bài .( 2-3 em ) .
Một Học sinh đọc lại yêu cầu bài .
Học sinh kể về gia đình theo bàn , nhóm nhỏ ( cặp đôi ) 
Đại diện mỗi nhóm lên báo cáo trước lớp .
+ Ví dụ : Nhà tớ chỉ có bốn người . bố mẹ tớ , tớ và cu Thắng 5 tuổi . Bố mẹ tớ hiền lắm , bố tớ làm ruộng , bố chẳng lúc nào ngơi tay .Mẹ tớ cũng làm ruộng .Những lúc nhàn rỗi , mẹ khâu vá áo quần .Gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ.
-Nột Học sinh đọc mẫu đơn .Sau đó nói về trình tự của lá đơn 
+Quốc hiệu và tiêu ngữ 
+ Địa điểm và ngày , tháng năm viết đơn .
+ Tên của đơn .
+ Tên của người nhận đơn .
+ Họ , tên người viết đơn :người viết là học sinh lớp nào .
+ Lí do viết đơn .
+ Lí do nghỉ học .
+ Lời hứa của người viết đơn .
+ Ý kiến và chữ ký của gia đình người viết đơn .
+ Chữ ký của học sinh .
Lớp làm vào VBT .4 học sinh nêu miệng bài tập .Nhận xét ,bổ sung.
Học sinh nêu lại nội dung bài học .
3 học sinh 
Về nhà làm lại bài vào giấy nháp và chuẩn bị bài sau .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1-3.doc