Giáo án Tiếng việt 3 tuần 1 - Trần Chiến Ngoán - Trường tiểu học phường 9

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 1 - Trần Chiến Ngoán - Trường tiểu học phường 9

Tập đọc - Kể chuyện

Cậu bé thông minh

I - MỤC TIÊU

q -Đọc đúng rành mạch , biết nghĩ hơi hợp lý sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết được phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật .

q Hiểu nội dung câu truyện : câu truyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé.trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa

B - Kể chuyện

Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa

II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

q Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong (TV3/1).

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 1 - Trần Chiến Ngoán - Trường tiểu học phường 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1
Thứ hai , ngày 23 tháng 8 năm 2010. 
Tập đọc - Kể chuyện
CẬU BÉ THÔNG MINH
I - MỤC TIÊU
-Đọc đúng rành mạch , biết nghĩ hơi hợp lý sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết được phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật .
Hiểu nội dung câu truyện : câu truyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé.trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa 
B - Kể chuyện
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa 
II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong (TV3/1).
1. MỞ ĐẦU 
- G.viên giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn tập đọc của HKI lớp 3. 
- GV yêu cầu học sinh mở mục lục TV3/1 và đọc tên các chủ điểm của chương trình. 
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài : Theo sách giáo viên.
- GV ghi tên bài nên bảng. 
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc 
Mục tiêu: Như mục tiêu 1 của bài.
Cách tiến hành:
a) Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý thể hiện giọng đọc như đã nêu ở phần Mục tiêu. 
b) H.dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Theo dõi hs đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu hs mắc lỗi. Khi chỉnh sửa lỗi, gv đọc mẫu từ hs phát âm sai rồi yêu cầu hs đọc lại từ đó cho đúng. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài.
- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc .
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh. 
- Nơi nào thì được gọi là kinh đô ?
- Hướng dẫn hs đọc đoạn 2 tương tự như cách hướng dẫn đọc
 - Om sòm có nghĩa là gì ?
- Tiếp tục hướng dẫn HS đọc đoạn 3. 
- Sứ giả là người như thế nào ? à
- Thế nào là trọng thưởng ? à
* Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm 
- Chia thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu đọc từng đoạn theo nhóm.
* Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 3.
2.3 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Mục tiêu: HS nắm được bài và trả lời được các câu hỏi.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ? 
- Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được lệnh của nhà vua ?
- Vì sao họ lại lo sợ ?
- Cuộc gặp gỡ của cậu bé và Đức vua như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 .
- Cậu bé làm thế nào để gặp được nhà vua ?
+ Khi được gặp Đức Vua, cậu bé đã nói với ngài điều vô lý gì ?
+ Đức Vua đã nói gì khi nghe cậu bé nói điều vô lí ấy.
+ Cậu bé đã bình tĩnh đáp lại nhà vua như thế nào ?
- Như vậy từ việc nói với nhà vua điều vô lý là bố sinh em bé, cậu bé đã buộc nhà vua phải thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 .
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì?
- Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim không ?
- Vì sao cậu bé lại tâu Đức Vua làm một việc không thể làm được ?
- Biết rằng không thể làm được ba mâm cỗ từ một con chim sẻ, nên cậu bé đã yêu cầu sứ giả tâu với Đức Vua rèn cho một con dao thật sắc từ một chiếc kim khâu. Đây là việc mà đức Vua không thể làm được, vì thế ngài cũng không thể bắt cậu bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ.
- Sau hai lần thử tài, Đức Vua quyết định như thế nào ?
- Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục. 
2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài 
Mục tiêu: HS đọc trơi chày tồn bài và đọc đúng các từ khĩ.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 3 hs và yêu cầu hs luyện đọc lại truyện theo hình thức phân vai.
- Cho một số nhóm hs thi đọc trước lớp.
Chú ý: Biết phân biệt lời người kể, các nhân vật khi đọc bài :
- Tuyên dương các nhóm đọc tốt. 
Kể chuyện
1. GIỚI THIỆU
- GV nêu nhiệm vụ của nội dung kể truyện trong lớp học: Dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh hoạ để kể lại từng đoạn truyện “Cậu bé thông minh” vừa được tìm hiểu.
- GV treo tranh minh hoạ của từng đoạn truyện như trong sách TV3/1 lên bảng.
2. Hoạt động 4: Hướng dẫn kể chuyện
Mục tiêu: HS kể lại câu chuyện (khơng dùng sách đọc) dựa vào 4 tranh minh hoạ.
Cách tiến hành:
Hướng dẫn kể đoạn 1:
- Yêu cầu HS quan sát kĩ bức tranh 1 và hỏi : Quân lính đang làm gì ?
- Lệnh của Đức Vua là gì ?
- Dân làng có thái độ ra sao khi nhận được lệnh của Đức Vua ?
- Yêu cầu 1 HS kể lại nội dung của đoạn 1.
Đoạn 2
- Khi được gặp Vua, cậu bé đã nói gì, làm gì? 
Thái độ của Đức Vua như thế nào khi nghe điều cậu bé nói.
Đoạn 3
- Lần thử tài thứ hai, Đức Vua yêu cầu cậu bé làm gì ?
- Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì ?
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.
- Theo dõi và tuyên dương những HS kể chuyện tốt, có sáng tạo. 
HOẠT ĐỘNG 5: CỦNG CỐ , DẶN DÒ
- Hỏi : Em có suy nghĩ gì về Đức Vua trong câu chuyện vừa học.
- Dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Tổng kết bài học, tuyên dương các em học tốt, động viên các em còn yếu cố gắng hơn, phê bình các em chưa chú ý trong giờ học 
Chính tả (tập chép)
CẬU BÉ THÔNG MINH
Phân biệt: l/n; an/ang; Bảng chữ
I. MỤC TIÊU
- Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả không mắc quá 5 lỡi trong bài .
-Làm đúng bài tập ( BT) 2 a/b/ hoặc BT CT phương ngữ do giáo viên soạn điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.
Tranh vẽ đoạn 3 của tiết kể chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. MỞ ĐẦU
- Nhắc HS để tất cả đồ dùng của tiết chính tả lên bàn học. Yêu cầu HS tự kiểm tra chéo và báo cáo kết quả chuẩn bị đồ dùng.
- Mang các đồ dùng đã quy định: vở, bút chì, bảng, phấn, ghẻ lau, vở nháp,  HS tự kiểm tra và báo cáo kết quả cho GV.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Đưa ra bức tranh và hỏi:
+ Bức tranh ở bài tập đọc nào?
+ Nội dung bức tranh nói về điều gì?
2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
Mục tiêu: HS viết được các từ khĩ và biết trình bày đoạn văn.
Cách tiến hành: 
- GV đọc đoạn chép trên bảng một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
- Hỏi: Đoạn văn cho chúng ta biết chuyện gì?
Hướng dẫn trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn có lời nói của ai?
- Lời nói của nhân vật được viết như thế nào?
- Trong bài có từ nào phải viết hoa? Vì sao?
- 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng.
- Đoạn văn cho biết nhà vua thử tài cậu bé bằng cách làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Trong đoạn văn có lời nói của cậu bé.
- Lời nói của nhân vật được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Trong bài phải viết hoa từ Đức Vua và các từ đầu câu: Hôm, Cậu, Xin. 
Hướng dẫn viết từ khó
- GV đọc các từ khó cho HS viết vào bảng con. 4 HS lên bảng viết.
Chép bài
- GV yêu cầu HS nhìn bảng chép, sau đó đến từng bàn để chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
Soát lỗi
Số TT
Chữ
Tên
chữ
Số TT
Chữ
Tên
chữ
1
a
a
6
ch
xê
hát
2
ă
á
7ù
d
dê
3
â
ớù
8ù
đ
đê
4
b
bê
9
e
e
5
c
xê
10
ê
ê
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi. 
Chấm bài
- GV chấm từ 7 - 10 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dụng, chữ viết, cách trình bày.
2.3 Hoạt động 2:. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Mục tiêu: HS điền đúng 10 chữ cái và học thuộc lịng.
Cách tiến hành:
Bài 2 : Điền vào ô trống 
GV có thể lựa chọn phần a) hay b) hoặc cả hai tùy thuộc vào lỗi chính tả HS thường mắc.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS tự làm. 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào VBT.
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
- Kết luận và cho điểm HS lên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
a) l hay n? b) an hay ang?
+ hạ lệnh + đàng hoàng
+ nộp bài + đàn ông
+ hôm nọ + sáng loáng
1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi 
 và tự chữa bài của mình.
Bài 3Viết vào vở và tên chữ còn thiếu trong bảng 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Sau mỗi chữ GV sửa chữa và cho HS đọc.
- GV xóa cột chữ và yêu cầu 3 HS đọc lại, 1 HS lên bảng viết lại.
- Xóa hết bảng, yêu cầu 3 HS đọc lại, 2 HS lên bảng viết lại.
- Cả lớp viết lại vào vở 10 chữ và tên chữ theo đúng thứ tự.
3. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Trò chơi: Tìm từ có âm đầu l/n hay có vần an/ang (GV có thể thay chữ bằng các lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc).
- Chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm tìm từ có âm đầu l (an), 1 nhóm tìm từ có âm đầu là n (ang). mỗi từ đúng được 1 điểm.
- HS nói, GV ghi nhanh lên bảng.
- Sau 3 phút nhóm nào tìm được nhiều từ hơn sẽ thắng.
- Nhận xét tiết học.
- Dặën dò chuẩn bị bài Chơi thuyền.
 Thứ tư , ngày 25 tháng 8 năm 2010 
Tập đọc
HAI BÀN TAY EM
I - MỤC TIÊU
- Đọc đúng rành mạch , biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ , giữa các dòng thơ 
Hiểu nội dung bài thơ : Hai bàn tay rất đẹp , có ích và đáng yêu. ( trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa thuộc 2 , 3 khổ thơ bài )
3. Học thuộc lòng bài thơ
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách TV3/1.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Yêu cầu 3 HS lên bảng kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh và trả lời các câu hỏi ve ... - Kết luận: Trong câu thơ trên hai bàn tay em bé được so sánh với hoa đầu cành. Hai bàn tay em bé và hoa đầu cành đều rất đẹp, xinh.
+ Hướng dẫn làm các phần còn lại.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm các phần còn lại của bài, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- Chữa bài và cho điểm học sinh. 
a) Theo em, vì sao có thể nói mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch?
b) Cho HS quan sát tranh hoặc chiếc diều thật giống như dấu á, sau đó hỏi: Cánh diều này và dấu á có nét gì giống nhau?
- Vì hai vật này có hình dáng giống nhau nên tác giả mới so sánh Cánh diều như dấu “á”.
c) Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát vành tai của nhau.
- Hỏi: Em thấy vành tai giống với gì?
- Tuyên dương HS làm bài đúng, yêu cầu 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở và kiểm tra bài cho nhau.
Bài 3Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2 , em thích những hình ảnh nào ? Vì sao ?
+ Giới thiệu tác dụng của biện pháp so sánh.
- Hai câu sau cùng nói về đôi bàn tay em bé:
- Đôi bàn tay em bé rất đẹp.
- Hai bàn tay em
 Như hoa đầu cành.
+ Em thấy câu nào hay hơn, vì sao?
- Vậy ta thấy, việc so sánh hai bàn tay em bé với hoa đầu cành đã làm cho câu thơ hay hơn, bàn tay em bé được gợi ra đẹp hơn, xinh hơn so với cách nói thông thường: Đôi bàn tay em bé rất đẹp.
+ Làm bài tập 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2, em thích hình ảnh nào? Vì sao?
a) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ.
b) Cánh diều được so sánh với dấu á.
c) Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
- Mặt biển và tấm thảm khổng lồ đều rộng và phẳng. Màu ngọc thạch là màu xanh gần như nước biển. Vì thế mới so sánh mặt biển sáng như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
- Cánh diều và dấu á có cùng hình dáng, hai đầu đều cong cong lên.
- 2, 3 HS cùng lên bảng vẻ to dấu á.
3. Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS ôn lại về từ chỉ sự vật và các hình ảnh so sánh vừa học.
 Thứ sáu , ngày 27 tháng 8 năm 2010
Chính tả : Nghe –viết
Nghe-viết : CHƠI CHUYỀN
Phân biệt ao/oao, l/n, an/ang
I. MỤC TIÊU
- Nghe – viết đúng bài CRT ; trình bày đúng hình thức bài thơ .
- Điền đúng các vần ao /oao vào chỗ trống ( BT 2 ) 
- Làm đúng bài tập 3 hoặc bài tập phương ngữ do giáo viên chọn 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Kẻ sẵn bảng chữ cái không ghi nội dung để kiểm tra.
Bảng phụ viết Bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng, nghe GV đọc, viết.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Gọi 3 HS thuộc bảng chữ cái ở tiết trước.
- 3 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết vào giấy nháp các từ:
+ PB: lo sợ, rèn luyện, siêng năng.
+PN: dân làng, làn gió, đàng hoàng. 
- 3 HS đọc theo cách mỗi em đọc nội dung một cột trong bảng theo hàng ngang. Ví dụ: HS A đọc số 1; HS B đọc tiếp: chữ a; HS C đọc tiếp: tên chữ là a 
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Trong giờ Chính tả này các em sẽ nghe đọc và viết lại bài thơ Chơi thuyền. Sau đó các em làm bài tập chính tả phân biệt ao/oao; và trò chơi tìm từ có âm đầu l/n hoặc có vần am/ang.
2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
Mục tiêu:HS viết đúng các từ khĩ và trình bày một bài thơ ở giữa trang vở.
Cách tiến hành:
a) Tìm hiểu nội dung bài thơ
- GV đọc bài thơ Chơi chuyền.
- Gọi 1 HS đọc khổ thơ và hỏi: Khổ thơ 1 cho em biết điều gì?
- Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại bài.
- Đọc và trả lời: Khổ thơ 1 cho em biết cách các bạn chơi chuyền: mắt nhìn, tay chuyền, miệng nói.
- Khổ thơ 2 ý nói chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để mai này lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy.
- Gọi 1 HS đọc khổ thơ 2 và hỏi: Khổ thơ 2 nói điều gì?
b) Hướng dẫn trình bày
- Bài thơ có mấy dòng thơ?
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- Chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào?
- Trong bài thơ, những câu thơ nào đặt trong dấu ngoặc kép? Vì sao?
- Bài thơ có 18 dòng thơ.
- Mỗi dòng thơ có 3 chữù.
- Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
- Các câu:
“Chuyền chuyền một
Một, một đôi
Chuyền chuyền hai
Hai, hai đôi”.
Vì đó là những câu nói của các bạn khi chơi trò chơi này.
- Ta nên viết lùi vào 4 ô để bài thơ ở giữa trang giấy cho đẹp.
- Khi viết bài thơ này, để cho đẹp ta nên viết lùi vào mấy ô?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ nhầm lẫn khi viết chính ta.û
- Yêu cầu HS đọc viết các từ tìm được. 
d) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
e) Soát lỗi
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa. 
g) Chấm bài
- Thu và chấm 10 bài.
- PB: Chuyền, que, lớn lên, dẻo dai. 
- PN: Chuyền, sáng, mềm mại, dây, mỏi,  
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp hoặc bảng con. 
-HS nghe GV đọc viết lại bài thơ.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
2.3.Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Mục tiêu: HS làm dúng dược các bài tập chính tả.
Cách tiến hành:
Bài 2 Điền vào chỗ trống ao hay oao
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa lỗi và cho điểm HS.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
Bài 3Tìm các từ 
- GV có thể lựa chọn phần a) hoặc b) hoặc bài tập do 
GV tự soạn ra nhằm giúp HS địa phương mình sửa lỗi.
B, - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào bảng con.
- Chữa bài nếu HS làm sai.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Hs lên bảng làm bài, Hs dưới lớp làm vào vở
- Đọc: ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao, ngán.
- HS làm vào vở.
- Lời giải: ngang – hạn - đàn.
3. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học. Dặën dò HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. Nhắc cả lớp chuẩn bị bài Ai có lỗi.
TẬP LÀM VĂN
NÓI VỀ ĐỘI TNTP
Điền vào giấy tờ in sẵn
I. MỤC TIÊU
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ( BT 1 )
- Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách ( BT 2 ) Điền đúng nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ ghi sẵn mẫu đơn như bài tập 2 (hoặc mẫu đơn in sẵn đến từng HS).
Đồ dùng phục vụ trò chơi Hái hoa dân chủ.
HS lớp tìm hiểu về Đội theo các câu hỏi cho trước của GV. Ngoài các câu hỏi như bài tập 1, GV có thể hỏi thêm:
Hãy nêu những lần đổi tên của Đội.
Hãy tả lại huy hiệu của Đội. 
Hãy tả lại khăn quàng của đội viên.
Bài hát của Đội do ai sáng tác?
Kể tên một số phong trào của Đội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. GIỚI THIỆU
- Trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ cùng nhau nói những điều mình biết vê Đội TNTP Hồ Chí Minh, sau đó chúng ta sẽ làm bài tập điền nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động 1: Luyện tập kỹ năng nĩi và viết cho HS
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài học.
Cách tiến hành:
Bài 1 :Hãy nói những điều em biết về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 
- Tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ.
- GV viết các câu hỏi (theo mục II) vào các bông hoa giấy, sau đó gài lên một cây cảnh.
- Giới thiệu tên trò chơi Hái hoa dân chủ, Mục đích trò chơi giúp HS tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, một tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên thành những người có ích cho đất nước.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Hs lên bảng làm bài, Hs dưới lớp làm vào vở
HỌC SINH nghe giới thiệu, sau đó xung phong lên hái hoa và trả lời câu hỏi. Các HỌC SINH khác nghe và bổ sung câu trả lời của bạn, nếu cần.
Cả lớp lắng nghe.
- Đọc: ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao, ngán.
1 đến 2 HỌC SINH nói trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung (nếu cần).
HS làm vào vở.
- Lời giải: ngang – hạn - đàn.
- GV hoặc Tổng phụ trách Đội, hoặc phụ trách Sao Nhi đồng đưa ra câu trả lời đúng sau mỗi lần có HS trả lời.
- Sau khi HS hái hết các bông hoa câu hỏi, GV gọi 1 đến 2 HS nói lại những hiểu biết của mình về Đội theo trình tự 3 câu hỏi của bài tập 1.
+ Đáp án câu hỏi: (xem sách hướng dẫn)
Bài 2 :Hãy chép mẫu đơn dưới nay vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 2
- GV: Ở lớp 2, các em đãhọc bài tập đọc Đơn xin cấp thẻ đọc sách, trong bài tập này, dựa vào mẫu đơn cho sẵn, em hãy suy nghĩ và điền các nội dung thích hợp vào đơn.
- Chữa bài. 
- 1 đến 2 HS nêu: Chép lại mẫu đơn dưới đây vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống.
- HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài.
- 2 đến 3 HS đọc đơn của mình.
- Giúp HS nêu được cấu trúc của lá đơn.
- 1 đến 2 HS nêu: Chép lại mẫu đơn dưới đây vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống.
- HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài.
- 2 đến 3 HS đọc đơn của mình.
- Phần đầu của đơn gồm:
+ Tên nước ta (Quốc hiệu) và tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên đơn.
+ Địa chỉ nhận đơn.
- Phần thứ hai gồm:
+ Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, trường, lớp của người viết đơn.
+ Nguyện vọng và lời hứa của người viết đơn.
- Người viết đơn kí tên và ghi rõ họ tên.
BAN GIÁM HIỆU KÝ DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tieng viet lop 3.doc