Giáo án Tiếng việt 3 tuần 16 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 16 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Tập đọc – Kể chuyện

ĐÔI BẠN

I. MỤC TIÊU

A - Tập đọc

 1. Đọc thành tiếng

Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

+ PB: nườm nượp, lấp lánh, làng, lăn tăn, lao xuống nước, ướt lướt thướt, kêu la, sẵn lòng,

+ PN: giặc Mĩ, thị xã, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy tuyệt vọng, ướt lướt thướt, hốt hoảng, sắn lòng sẽ nhà sẽ cửa,

Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện va lời của nhân vật.

 2. Đọc hiểu

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng,

Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người dân làng quê sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác và lòng thủy chung của người thành phố với những người sắn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn, gian khổ.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 930Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 16 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc – Kể chuyện
ĐÔI BẠN
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
 1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
+ PB: nườm nượp, lấp lánh, làng, lăn tăn, lao xuống nước, ướt lướt thướt, kêu la, sẵn lòng, 
+ PN: giặc Mĩ, thị xã, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy tuyệt vọng, ướt lướt thướt, hốt hoảng, sắn lòng sẽ nhà sẽ cửa,  
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện va lời của nhân vật.
 2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng, 
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người dân làng quê sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác và lòng thủy chung của người thành phố với những người sắn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn, gian khổ.
B - Kể chuyện
Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Tập đọc
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu chủ điểm và bài mới
- Yêu cầu HS mở SGK trang 129 và đọc tên chủ điểm, sau đó giới thiệu: trong tuần 15 và 17 các bài học tiếng việt sẽ cho các em cá thêm hiểu biết về con người và cảnh vật của thành thị và nông thôn. Bài tập đọc mở đầu chủ điểm là bài Đôi bạn. Qua câu chuyện về tình bạn của Thành và Mến, chúng ta sẽ biết ró hơn về những phẩm chất tốt đẹp của người thành phố và người làng quê.
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc được, hiểu và đọc trôi chảy cả bài.
Cách tiến hành: 
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý:
+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.
+ Giọng chú bé: kêu cứu thất thanh.
+ Giọng bố Thành: trầm lắng, xúc động.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sữa lỗi ngắt giọng cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi của bài. 
Cách tiến hành: 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 và hỏi: Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào?
- Giảng: Vào những năm 1965 đến 1973, giặc Mĩ không ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành thị ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thành phố.
- Mến thấy thị xã có gì lạ?
- Ra thị xã Mến thấy cái gì cũng là nhưng em thích nhất là ở công viên. Vậy ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen?
- Qua hành động này em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
- Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết em hiểu như thế nào về câu nói của bố?
- GV kết luận: câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng thủy chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình. 
2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
Mục tiêu:
Cách tiến hành: 
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu HS chọn đọc lại một đoạn trong bài.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Đọc tên chủ điểm và nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hdẫn của GV:
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó:
- Người làng quê như thế đấy,/con ạ.// Lúc đất nước có chiến tranh, / họ sẵn lòng sẻ nhà / sẻ cửa.// Cứu người / họ không hề ngần ngại. //
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa từ mới. HS đặt câu với từ tuyệt vọng.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, lớp cùng theo dõi bài trong SGK.
- Đọc thầm và trả lời: Thành và Mến kết bạn với nhau từ thưở nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
- Nghe GV giảng bài.
 - Mến thấy cái gì ở thị xã cũng là, thị xã có nhiều phố, phố nào nhà ngói cũng san sát, cái cao, cái thấp chẳng giống những ngôi nhà ở quê Mến; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp; đêm đèn điện sáng như sao sa.
- Khi chơi ở công viên, nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
- Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người.
- Câu nói của người bố khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, khi cứu người họ không hề ngần ngại.
- Tự luyện đọc, sau đó 3 đến 4 HS đọc 1 đoạn trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Học sinh chọn và đọc theo yêu cầu của giáo viên.
Kể chuyện
1. Hoạt động 4: Xác định yêu cầu.
Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu và kể được câu chuyện
Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể chuyện trang 132, SGK.
2. Kể mẫu
- Gọi HS kể mẫu đoạn 1.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
3. Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
4. Kể trước lớp.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
+ Củng cố – Dặn dò.
- Hỏi: Em có suy nghĩ về người thành phố (người nông thôn)?
Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi ý.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét:
+ Bạn ngày nhỏ: Ngày Thành và Mến còn nhỏ, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, gia đình Thành phải về sơ tán ở quê Mến, vậy là hai bạn kết bạn với nhau. Mĩ thua, Thành chia tay Mến trở về thị xã.
+ Đón bạn ra chơi: Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành đưa bạn đi chơi khắp nơi trong thành phố, ở đâu Mến cũng thấy lạ. Thị xã có nhiều phố quá, nhà cửa san sát nhau không như ở quê Mến, trên phố người và xe đị lại nườm nượp. Đêm đến đèn điện sáng như sao sa.
- Kể chuyện theo cặp.
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
+ 2 à 3 học sinh trả lời theo suy nghĩ của từng em.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tuần 16
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
VỀ QUÊ NGOẠI
I. MỤC TIÊU
 1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
 - PB: sen nở, những lời, lá thuyền, lòng em, làm, 
 - PN: nghỉ hè, sen nở, tuổi, những lời, 
Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
Đọc trôi chảy được toàn bài thơ với giọng tha thiết, tình cảm. 
 2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: hương trời, chân đất, 
Hiểu được nội dung của bài thơ: Bài thơ cho ta thấy tình cảm yêu thương của bạn nhỏ đối với quê ngoại.
 3. Học thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Đôi bạn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Quê em ở đâu? Em có thích được về quê chơi không? Vì sao?
- Giới thiệu: Xem sách Giáo viên.
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Hs đọc, hiểu vàhọc thuộc bài thơ.
Cách tiến hành: 
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, với giọng tha thiết, tình cảm, chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm: sen nở, mê, trăng, gió, ríu rít, rực màu rơm phơi, êm đềm, chân đất thật thà.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sữa lỗi ngắt giọng cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
+ Yêu cầu HS cả lớp đồng thanh đọc bài thơ.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài và trả lời được các câu hỏi của bài.
Cách tiến hành: 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Nhờ đâu em biết điên đó?
- Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu?
- Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì la ...  vừa nhắc lại quy trình viết.
b) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụïng
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài
Cách tiến hành: 
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- Em biết gì về Mạc Thị Bưởi?
- Giải thích: Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương là một nữ du kích hoạt động bí mật trong lòng địch rất gan dạ. Khi bị địch bắt và tra tấn dã man, chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã sát hại chị.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết: Mạc Thị Bưởi. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.4. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài.
Cách tiến hành: 
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh vô địch.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
c) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết: Mạc Thị Bưởi. GV theo dõi và chỉnh sửa cho từng HS.
2.5. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào vở tập viết
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành: 
- GV cho HS quan sát bài mẫu trong vở Tập viết 3, tập một.
- Yêu cầu HS viết bài, theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 10 bài.
3. Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài Ôn chữ hoa: N.
- 1 HS đọc: Lê lợi
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Có các chữ hoa M, T, B
- 1 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc: Mạc Thị Bưởi.
- 2 HS nói theo hiểu biết của mình.
- Chữ M, T, B cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng một con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 3 HS đọc:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Các chữ M, B, l, y, h cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết.
+ 1 dòng chữ M, cỡ nhỏ
+ 1 dòng chữ T, B, cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Mạc Thị Bưởi, cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu tục ngữ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần 16
Thứ , ngày tháng năm 200 .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
Mở rộng vốn từ về thành thị – nông thôn:
Kể được tên một số thành phố, vùng quê ở nước ta.
Kể tên một số sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn.
Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Chép sẵn đoạn văn trong bài tập 3 lên bảng phụ (hoặc băng giấy).
Bản đồ Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu HS lên bảng, yêu cầu làm miệng bài tập 1, 3 của tiết Luyện từ và câu tuần trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng mở rộng vốn từ về thành thị - nông thôn, sau đó luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy.
2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành: 
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài .
- Chia HS thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to, 1 bút dạ.
- Yêu cầu HS thảo luận và ghi tên các vùng quê, các thành phố mà nhóm tìm được vào giấy.
- Yêu cầu các nhóm dán giấy lên bảng sau khi đã hết thời gian (5 phút), sau đó cho HS cả lớp đọc tên các thành phố, vùng quê mà HS cả lớp tìm được. GV giới thiệu một số thành phố ở các vùng mà HS chưa biết. Có thể chỉ các thành phố trên bản đồ.
- Yêu cầu HS viết tên một số thành phố, vùng quê vào vở bài tập.
Bài 2
- Tiến hành hướng dẫn HS làm bài tương tự như với bài tập 1.
- 2 HS làm bài trên bảng, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Nhận đồ dùng học tập.
- Làm việc theo nhóm.
- Một số đáp án:
+ Các thành phố ở miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Lạng, Sơn, Điện Biên, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định,
+ Các thành phố ở miền Trung: Thanh Hoá, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Plây-cu, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột,
+ Các thành phố ở miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn,
Đáp án
Sự vật
Công việc
Thành Phố
Đường phố, nhà cao tầng, nhà máy, bệnh viện, công viên, cửa hàng, xe cộ, bến tàu, bến xe, đèn cao áp, nhà hát, rạp chiếu phim,
Buôn bán, chế tạo máy móc, may mặc, dệt may, nghiên cứu khoa học, chế biến thực phẩm,
Nông Thôn
Đường đất, vườn cây, ao cá, cây đa, luỹ tre, giếng nước, nhà văn hoá, quang, thúng, cuốc, cày, liềm, máy cày,
Trồng trọt, chăn nuôi, cấy lúa, cày bừa, gặt hái, vỡ đất, đập đất, tuốt lúa, nhổ mạ, bẻ ngô, đào khoai, nuôi lợn, phun thuốc sâu, chăn trâu, chăn vịt, chăn bò,
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ có chép sẵn nội dung đoạn văn, yêu cầu HS đọc thầm và hướng dẫn: muốn tìm đúng các chỗ đặt dấu phẩy, các em có thể đọc đoạn văn một cách tự nhiên và để ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên, những chỗ đó có thể đặt dấu phẩy. Khi muốn đặt dấu câu, cần đọc lại câu văn xem đặt dấu ở đó đã hợp lí chưa.
- Chữa bài và cho điểm HS.
3. Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài Ôn về từ chỉ điểm; ôn tập câu: Ai thế nào? Dấu phẩy.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi để làm bài, 1 HS lên làm bài trên bảng lớp. Đáp án:
 Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày, Mường, Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Tuần 16
Thứ , ngày tháng năm 200 .
TẬP LÀM VĂN
NGHE KỂ KÉO CÂY LÚA LÊN
I. MỤC TIÊU
Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên. Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
Kể được những điều em biết về nông thôn và thành thị dựa theo gợi ý. Nói thành câu, dùng từ đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Nội dung gợi ý của câu chuyện và của bài tập 2 viết sẵn trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện Giấu cày, 1 HS đọc đoạn văn kể về tổ của em.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ nghe và kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên. Sau đó dựa vào gợi ý kể lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
2.2. Hoạt động 1:Hướng dẫn kể chuyện
Mục tiêu:Như mục tiêu của bài. 
Cách tiến hành: 
- GV kể câu chuyện 2 lần, sau đó nêu các câu hỏi gợi ý cho HS trả lời để nhớ nội dung truyện.
- Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu: chàng ngốc đã làm gì?
- Về nhà, anh chàng nói gì với vợ?
- Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
- Câu chuyện này đáng cười ở điểm nào?
- Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp.
- Gọi 2 đến 3 HS kể lại câu chuyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2.3. Hoạt động 2: Kể về thành thị hoặc nông thôn
Mục tiêu: Như mục tiêu của bài.
Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó gọi HS khác đọc gợi ý.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và lựa chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị.
- Gọi 1 HS khá dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp.
- Yêu cầu HS kể theo cặp.
- Gọi 5 HS kể trước lớp, theo dõi và nhận xét cho điểm HS.
3. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên, viết lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn thành một đoạn văn ngắn.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Theo dõi câu chuyện.
- Chàng ta lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cao hơn cây lúa nhà người.
- Anh ta nói: “Lúa của nhà ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi.”
- Vì chàng ngốc kéo cây lúa lên làm rễ cây bị đứt và cây chết héo.
- Chàng ngốc thấy lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người đã kéo cây lúa lên vì chàng tưởng làm như thế giúp cây lúa mọc nhanh hơn, ai ngờ cây lúa lại chết héo.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể chuyện theo cặp.
- 2 HS đọc bài theo yêu cầu.
- Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể cho bạn bên cạnh nghe những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
Ví dụ về bài tập 2:
Nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê chơi. Quê em có cánh đồng rộng mênh mông cò bay thẳng cánh. Dòng sông Nhuệ bốn mùa xanh mát chảy ven làng em. Nhà cửa ở quê không cao và san sát như nhà thành phố. Nhà nào cũng có vườn cây. Không khí ở quê thật trông lành và mát mẻ. Khi về thành phố, em cứ nhớ mãi những buổi chiều được cùng các bạn cưỡi trâu, thả diều trên đê.
Rút kinh nghiệm tiết dạy :
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • doc16.doc