Giáo án Tiếng việt 3 tuần 17 - Nguyễn Phượng Ánh

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 17 - Nguyễn Phượng Ánh

 TẬP ĐỌC

MỒ CÔI XỬ KIỆN

I/ MỤC TIÊU: * TẬP ĐỌC

- HS đọc đúng, trôi chảy được cả bài. Luyện đọc các từ ngữ có âm, vần, thanh của tiếng có trong bài: vịt rán, phân xử, giãy nảy . Luyện ngắt nghỉ hơisau dấu chấm, dấu phẩy, cụm từ. Phân biệt giọng đọc: Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng.

- Hiểu nghĩa các từ mới:

- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi . Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.

 * KỂ CHUYỆN

- Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện, kể tự nhiên, phân vai lời kể các nhân vật.

- Rèn kĩ năng nghe.

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 947Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 17 - Nguyễn Phượng Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TẬP ĐỌC
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I/ MỤC TIÊU: * TẬP ĐỌC
HS đọc đúng, trôi chảy được cả bài. Luyện đọc các từ ngữ có âm, vần, thanh của tiếng có trong bài: vịt rán, phân xử, giãy nảy . Luyện ngắt nghỉ hơisau dấu chấm, dấu phẩy, cụm từ. Phân biệt giọng đọc: Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng.
Hiểu nghĩa các từ mới:
Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi . Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.
 * KỂ CHUYỆN
Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện, kể tự nhiên, phân vai lời kể các nhân vật.
Rèn kĩ năng nghe.
II/ CHUẨN BỊ : tranh
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Đọc SGK + trả lời câu hỏi: Về quê ngoại.
- Nhận xét 
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:Truyện Mồ Côi xử kiện các em học hôm nay là một câu chuyện cổ tích rất hay của dân tộc Nùng . Qua câu chuyện này, các em sẽ thấy chàng nông thôn có tên là Mồ Côi xử kiện rất thông minh , làm cho mọi người có mặt trong phiên xử phải ngạc nhiên, bất ngờ như thế nào? 
b/ Luyện đọc:
* GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng khách quan , nhẹ nhàng, thản nhiên ( cho HS xem tranh )
* GV hướng dẫn HS đọc + giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu: ( chú ý từ khó đọc ) 
- Đọc từng đoạn
+ Chú ý nghỉ hơi khi đọc
+ Hiểu nghĩa từ mới
 . Mồ côi: là người bị mất cha ( mẹ ) hoặc cả cha lẫn mẹ khi còn bé.
- Hoạt động nhóm 2
+ Đọc 3 đoạn
+ Đọc cả bài
c/ Tìm hiểu bài:
- Đọc đoạn 1 
- Chủ quán kiện bác nông dân việc gì?
- Đọc đoạn 2, 3
- Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân?
- Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xốc 2 đồng tiền lên 10 lần?
- Em hãy đặt tên khác cho chuyện? 
d/ Luyện đọc lại:
- Đọc đoạn 3:
- HS sắm vai
- Nhận xét
 * KỂ CHUYỆN
1/ GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể lại toàn bộ câu chuyện.
2/ Hướng dẫn kể:
- GV treo tranh
- Kể chuyện từng bức tranh
- Hoạt động nhóm 4.
- GV cho HS thi kể
- Nhận xét
- Kể toàn chuyện
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Xem lại bài, xem trước bài: Anh Đom Đóm. - Nhận xét tiết học.
- HS đọc + trả lời câu hỏi
- HS chú ý
- HS chú ý
- HS đọc nối tiếp nhau
- HS đọc nối tiếp nhau
- Đọc trong nhóm
+ 3 HS đọc nối tiếp nhau.
+ 1 HS đọc
- 1 HS đọc
- Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn không trả tiền.
- 1 HS đọc
- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm . Tôi không mua gì cả.
- Xóc 2 đồng bạc lên 10 lần thì mới đủ 20 lần.
- Vị quan toà thông minh / Phiên xử thú vị / Aên “ hơi “ trả “ tiếng”.
- 2 HS đọc
- HS thi kể
- Nhận xét
- HS quan sát tranh
- 4 HS thi kể nối tiếp nhau
- Thi kể trong nhóm
- Đại diện nhóm thi kể
- Nhận xét
- 2 HS thi kể
- Nhận xét
- HS trình bày
 	CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
VẦNG TRĂNG QUÊ EM
I/ MỤC TIÊU:
 - Nghe – viết lại chính xác đoạn văn trong bài :Vầng trăng quê em. 
 -Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn : d / gi / r – ăc / ăt 
II/ CHUẨN BỊ: tranh
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1/ Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết bảng con: thanh thản, củi khô, trăng sáng, chải chuốt 
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
b/ Hướng dẫn HS nghe – viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc
- Vầng trăng nhô lên được tác giả tả đẹp như thế nào?
- Đoạn viết có mấy đoạn ?
- Đọan chép có mấy câu?
- Cuối câu có dấu gì?
- Chữ đầu câu viết như thế nào?
- GV cho HS luyện viết từ dễ viết sai.
- GV đọc cho HS viết chính tả.
- Chấm, chữa bài:
c/ Làm bài tập:
- Nêu yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4.
- Trình bày.
- Nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS chơi trò chơi : Ai nhanh hơn (mỗi đội cử lên 4 HS, mỗi bạn viết một từ có chứa ăc/ăt nối tiếp nhau).
-Nhận xét.
-Xem lại bài, xem trước bài: Ââm thanh thành phố.
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS viết bảng lớp , cả lớp viết vào bảng con
- Nhận xét
-2 HS đọc
- Trăng óng ánh.canh giác trong đêm.
- 2 đoạn 
- 7 câu
 - Dấu chấm
- Viết hoa
- HS viết vào bảng con. 
- Cả lớp viết vào vở
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Thảo luận.
- Đại diện trình bày.
+ Câu a : cây gì, vừa dẻo, làm ra, đẹp duyên ( là cây mây ).
 Cây gì, ríu ran ( là cây gạo )
+ Câu b : mắc, bắc, gặt, ngắt.
- Nhận xét.
- HS đại diện lên tham gia chơi.
-Nhận xét.
TẬP ĐỌC
ANH ĐOM ĐÓM
I MỤC TIÊU:
- HS đọc đúng, trôi chảy được cả bài. Luyện đọc các từ ngữ có âm, vần, thanh của tiếng có trong bài: đi gác, Cò Bợ, . Luyện ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, cụm từ trong câu thơ : 
Tiếng chị Cò Bợ://
Ru hỡi!// Ru hời !//
 Hỡi bé tôi ơi ,//
Ngủ cho ngon giấc.//
- Hiểu nghĩa từ mới.
- Hiểu nội dung : Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê rất đẹp và sinh động.
II/ CHUẨN BỊ: tranh
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Kể chuyện “ Mồ Côi sử kiện “
- Nhận xét.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
- Hôm nay các em đọc bài thơ “ Anh Đom Đóm “ là loài bọ cánh cứng, ban đêm bụng phát sáng lập loè. Anh Đom Đóm trong bài thơ này ban đêm lên đèn đi gác cho mọi người ngủ.
b/ Luyện đọc :
- GV đọc bài thơ giọng nhẹ nhàng.
- Đọc từng dòng, chú ý đọc đúng các từ khó.
- Đọc từng khổ thơ : 6 khổ thơ.
 + Ngắt nghỉ hơi.
 + Hiểu nghĩa từ mới : mặt trời gác núi, cò Bợ.
- Hoạt động nhóm 2.
- Đọc đồng thanh cả bài.
c/ Tìm hiểu bài :
- Đọc 2 khổ thơ đầu
- Anh Đom Đóm lên đèn đi đâu ?
- Trong thực tế, đom đóm đi ăn đêm, ánh sáng phát ra để dễ tìm thức ăn. Aùnh sáng đó là do chất lân tinh trong bụng đom đóm gặp không khí phát sáng.
- Tím từ tả đức tính của đom đóm trong 2 khổ thơ ?
- Đọc thầm khổ thơ 3,4. 
- Anh Đóm thấy những cảnh gì trong đêm ?
- Đọc cả bài.
- Tìm hình ảnh đẹp của anh Đóm trong bài ?
 + Hoạt động nhóm 4
 + Trình bày
d/ Học thuộc lòng bài thơ
- Thi đọc cả bài.
- GV hướng dẫn học thuộc lòng.
- Thi đọc.
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Trò chơi: Hái hoa
(Ai bắt thăm trúng chữ đầu khổ thơ nào thì đọc khổ thơ ấy)
- Nhận xét 
- Qua bài học hôm nay, em có cảm nhận gì?
- Xem lại bài, xem trước bài: Các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17. 
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS.
- Nghe
- HS đọc thầm
- Đọc nối tiếp.
- 6 HS đọc nối tiếp.
- Đọc trong nhóm
- Cả lớp.
- Anh lên đèn đi gác cho mọi người ngủ yên.
- Lắng nghe.
-  chuyên cần, đêm nào cũng đi gác tới sáng. 
- Cả lớp.
- Cò Bợ ru con, Vạc mò tôm. 
- 1 học sinh.
- Thảo luận.
- 2 HS.
- Cả lớp.
- Đại diện tổ thi
- Nhận xét
- 3 HS nêu nội dung bài.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM
	ÔN TẬP CÂU: AI THẾ NÀO ? DẤU PHẨY	
I/ MỤC TIÊU:
 - Giúp HS ôn về các từ chỉ đặc điểm của người và vật. Ôn tập mẫu câu Ai thế nào? (Biết đặt câu theo mẫu để miêu tả người , vật, cảnh cụ thể) . Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy (ngăn cách các bộ phận đồng chức là vị ngữ trong câu). 
- Rèn HS nhận biết nhanh, chính xác từ chỉ đặc điểm của người, vật .
II/ CHUẨN BỊ: tranh, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên thành phố em biết ?
- Hãy kể tên công việc, sự việc em biết có ở nông thôn ?
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1:
- Đề bài yêu cầu em làm gì?
- Hoạt động nhóm 4
- Trình bày
+ Mến trong bài Đôi bạn 
+Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên 
+ Anh Mồ Côi trong Mồ Côi xử kiện 
- Nhận xét 
- GV kết luận: Cần tìm đúng từ cho mỗi nhân vật 
* Bài 2:
- Đề bài tập 2 là gì?	
- Gọi 3HS lên bảng đặt câu miêu tả về :
a) Một bác nông dân
b) Một bông hoa trong vườn
c) Một buổi sớm mùa đông 
- Vì sao tác giả lại nói như thế?
- GV kết luận :Cần đặt câu đúng theo mẫu. 
* Bài tập 3:
- Đề bài yêu cầu ta làm gì?
- Hoạt động nhóm 2
- Trình bày
- Nhận xét
- GV kết luận : Cần đặt dấu câu cho đúng để người đọc hiểu .
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Trò chơi : Ai nhanh hơn ( mỗi đội cử lên 3 bạn, mỗi bạn đặt 1 câu theo mẫu câu : Ai thế nào? )
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài: Ôn thi cuối học kì I.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS trình bày
- Lắng nghe 
- 1 HS nêu : Tìm từ ngữ thích hợp nói về đặc điểm
- Thảo luận trong nhóm
- Đại diện nhóm
+ Mến: dũng cảm, tốt bụng, không ngần ngại cứu người,
+ Đom Đóm: chăm chỉ, tốt bụng, chuyên cần 
+ Mồ Côi: thông minh, công bằng, biết bảo vệ lẽ phải, 
Chủ quán: tham lam, dối trá, vu oan cho người 
- Nghe 
- 1 HS nêu 
- 3 HS lên bảng, cả lớp làm vở. 
- Bác nông dân rất chăm chỉ làm việc ./ rất chịu khó/ 
- Bông hoa trong vườn thơm ngan ngát ./ thật tươi thắm/ 
rất đẹp/
- Buổi sớm hôm qua lạnh chưa từng thấy ./ lạnh buốt/ hơi lành lạnh/
- HS trình bày
- Nghe
- 1 HS nêu 
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm
 a/ Ếách con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
 b/ Nắng cuối thu vàng óng, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c/ Tời xanh ngắt trên cao, xanh trong như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
- Nhận xét
- HS đại diện nhóm thi đua
- Nhận xét
 TẬP VIẾT
ÔN CHỮ VIẾT HOA: N
I/ MỤC TIÊU:
Củng cố cách viết chữ hoa N, tên riêng Ngô Quyền, câu ứng dụng đúng nét, cỡ chữ : Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Rèn HS viết nhanh, đẹp,chính xác.
II/ CHUẨN BỊ: tranh, chữ mẫu
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài viết của HS.
- Cho HS viết bảng con: Mạc Thị Bưởi, Một cây 
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu 
b/ Hướng dẫn HS viết bảng con:
* Luyện viết chữ hoa: N, Q, Đ 
- Tìm các chữ hoa có trong tên riêng?
- Viết nét gì?
 - Đặt bút? Kết thúc chỗ nào?
- GV viết mẫu + nhắc lại cách viết
- Cho HS viết trên bảng con
- Nhận xét 
* Viết từ ứng dụng : Ngô Quyền 
- Hãy đọc từ ứng dụng?
- GV giới thiệu: Tên vị anh hùng đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. 
- Viết nét gì?
 - Đặt bút? Kết thúc chỗ nào?
- Chữ nào cao 1 ô ly?
- Chữ nào cao 2,5 ly?
- Chữ nào cao 1, 5 ly?
- Viết hoa con chữ nào?
- Viết mẫu + nói cách viết
- Cho HS viết trên bảng con
- Nhận xét 
 * Viết câu ứng dụng:
- Hãy đọc câu ứng dụng?
- GV giới thiệu + giải nghĩa: Ca ngợi phong cảnh xứ Nghệ đẹp như tranh vẽ. 
- Viết mẫu + nói cách viết
- Cho HS viết trên bảng con những chữ khó viết, dễ sai.
- Nhận xét 
c/ Hướng dẫn HS viết vào vơ û: 
Nêu yêu cầu: 
- Viết chữ N : 1 dòng cỡ nhỏ
- Viết chư õ Q, Đ : 1 dòng 
- Viết tên riêng Ngô Quyền :2 dòng
- Câu ứng dụng: 2 lần
- GV nhắc lại tư thế ngồi viết
- Cả lớp viết vào vở
d/ Chấm bài , chữa bài :
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS chơi trò chơi: Ai tài hơn ( mỗi đội cử lên 3 bạn mỗi bạn viết một tiếng nối tiếp nhau : Nguyễn ÁI Quốc )
- Nhận xét
- Xem lại bài và viết tiếp phần còn lại
- Nhận xét, đánh giá.
- Cả lớp
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
- Nghe
- 1 HS nêu : N, Q, Đ
- HS trình bày
- Cả lớp chú ý
- Cả lớp viết vào bảng
- 1 HS đọc : Ngô Quyền 
- Nghe 
- HS trình bày
- Quan sát 
- Cả lớp viết :Ngô Quyền 
- 1 HS đọc 
- HS lắng nghe
- Quan sát
Cả lớp viết : Nghệ, Non 
- Cả lớp chú ý
- Lớp cử đại diện lớp thi đua trò chơi.
CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
ÂM THANH THÀNH PHỐ 
 I/ MỤC TIÊU: 
 - Nghe – viết lại chính xác đoạn văn trong bài Âm thanh thành phố .
 - Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn d/gi/r – ui/uôi – ăc/ăt .
 II/ CHUẨN BỊ: tranh
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết 2 từ chứa tiếng chứa: ăc/ăt 
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : nêu mục tiêu 
b/ Hướng dẫn HS nghe – viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị :
- GV đọc
- Trong đoạn văn có chữ nào viết hoa? Vì sao?
- Bài viết có mấy câu?
- Danh từ riêng tiếng nước ngoài viết thế nào ?
- Viết từ dễ sai khi viết chính tả
- GV cho HS đọc lại bài
- Cho HS nêu cách trình bày bài chính tả
* GV đọc chính tả cho HS viết 
* Chấm, chữa bài
c/ Làm bài tập:
* Bài 2:
- Nêu yêu cầu
- Hoạt động nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét
* Bài 3:
- Nêu yêu cầu
- HS thi đố nhau 
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Thi tìm từ có chứa vần : ui hoặc uôi( 2 phút )
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài: Các bài ôn tập
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng.
- Nghe
- 2 HS đọc
- HS trình bày
- 3 câu
- Viết hoa chữ đầu tên, có dấu nối giữa các chữ 
- Cả lớp luyện viết
- 1 HS đọc
- 1 HS nêu
- Cảlớp viết vào vở
- 1 HS nêu
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
(+ UI: túi, củi, sui, thui,chùi, cũi, khui
 +UÔI:tuổi, chuối, muối, nuối , cuối)
- Nhận xét
-1 HS nêu 
- HS trình bày
+ Câu a: 
 Giống – rạ – dạy
+ Câu b: 
 bắc – ngắt – đặc 
- Nhận xét 
- Đại diện lớp thực hiện
TẬP LÀM VĂN
VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I/ MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS những hiểu biết về cách viết một lá thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị (hoặc nông thôn) : trình bày đúng thề thức, đủ ý. Dùng từ, đặt câu đúng. 
 - Rèn HS biết viết đúng nội dung bức thư .
 II/ CHUẨN BỊ: tranh, bảng phụ viết trình tự mẫu của lá thư
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1/ Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS kể chuyện Kéo cây lúa lên .
- 2 HS kể những điều mình biết về nông thôn. 
- Nhận xét 
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu 
b/ Hướng dẫn làm bài tập:
-Cho HS thảo luận nhóm 4 : Khi viết một bức thư, chúng ta phải viết thế nào ?
- Cho HS trình bày
- Nhận xét
- Cho nhiều HS nhắc lại
c/ GV đọc yêu cầu bài tập.
- GV cho HS viết bài
- Cho HS trình bày bài viết.
- Nhận xét
- GV kết luận : Khi viết cần viết đủ ý, chân thật, rõ ràng. Viết cần chân thật, tình cảm, dùng từ đúng. 
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Muốn viết thư em phải làm gì?
 -Xem lại bài, xem lại các bài tập làm văn đã học ở tuần 10 đến tuần 17.
- Nhận xét, đánh giá.
-1 HS kể
- 2 HS kể
-HS lắng nghe
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
+ Đầu thư: Ngày tháng năm 
+ Gửi ai
+ Lí do viết thư 
+ Kể những điều mình biết
+ Cuối thư: chúc – hứa 
+ Kí tên
- Nhận xét
- Nhiều HS nhắc lại 
- Cả lớp chú ý
- Cả lớp viết
- HS nối tiếp trình bày bài viết của mình.
- Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET TUAN 17-THUY.doc