Giáo án Tiếng việt 3 tuần 20 - Nguyễn Phượng Ánh

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 20 - Nguyễn Phượng Ánh

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

I/ MỤC TIÊU:

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.

 - Hiểu các từ ngữ mới được chú giải cuối bài (trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn).

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 20 - Nguyễn Phượng Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I/ MỤC TIÊU:
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về  Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
 - Hiểu các từ ngữ mới được chú giải cuối bài (trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn).
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 * Tập đọc
1/ Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS đọc + trả lời câu hỏi : Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội “
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: ( cho HS xem tranh ) Chiến khu là nơi đóng căn cứ của quân ta chống giặc . Trong câu chuyện này, chiến khu bị giặc bao vây, đường tiếp tế lương thực, đạn dược bị cắt đứt . Vì vậy, cuộc sống ở chiến khu vô cùng gian khổ. Các chiến sĩ nhỏ tuổi và chỉ huy của các em đang nói chuyện gì? Chúng ta cùng nhau đọc để hiểu điều đó.
b/ Luyện đọc :
 * GV đọc diễn cảm toàn bài : Chú ý giọng đọc của bài
- Nhân vật chỉ huy : trìu mến 
- Giọng người kể: nhẹ nhàng, xúc động 
 * Hướng dẫn HS luyện đọc từ ngữ và giải thích: 
- Đọc từng câu : ( chú ý từ đọc dễ sai )
- Đọc từng đoạn : 4 đoạn
 + Hướng dẫn nghỉ hơi đúng, đọc giọng thích hợp.
 + Hiểu nghĩa từ mới.
- Hoạt động nhóm 2
- Đọc đồng thanh cả bài
c/ Tìm hiểu bài : 
 - Đọc thầm đoạn 1
 + Trung đoàn trưởng đến gặp chiến sĩ nhỏ để làm gì ? 
- Đọc đoạn 2
+ Vì sao các chiến sĩ nhỏ “ ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại “?
+Thái độ của các bạn sau đó thế nào ?
+ Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
+ Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ?
- Đọc thầm đoạn 3
+ Thái độ của Trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời các bạn van xin ?
- Đọc đoạn 4
+ Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài ? 
+ Câu nào nói lên ý nghĩa của truyện ?
d/ Luyện đọc lại : 
- GV đọc đoạn 2,4
- Thi đọc đoạn
-Nhận xét
- Thi đọc cả bài
- Nhận xét
 * Kể chuyện
1/ GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào các câu hỏi gợi ý, HS kể lại chuyện.
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện :
- GV cho HS đọc gợi ý trên bảng phụ
- Thi kể từng đoạn
- Kể chuyện trong nhóm 4
- GV cho HS thi kể
- GV cho 1 HS kể cả câu chuyện
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Qua chuyện này, em hiểu điều gì về chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?
- Xem lại bài, xem trước bài: Chú ở bên Bác Hồ.
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS đọc + trả lời câu hỏi 
- Quan sát tranh + chú ý lắng nghe
- HS chú ý
- Đọc nối tiếp nhau
- Đọc nối tiếp nhau
- Đọc trong nhóm
- Cả lớp đọc bài
- Cả lớp đọc thầm
+ Nói: ở chiến khu thời gian tới sẽ rất khổ, khó lòng chịu nổi 
- 1 HS đọc
+ Vì không muốn xa chiến khu, không được tham gia chiến đấu
+ Tất cả tha thiết xin ở lại 
+ Về nhà phải sống chung với Tây
+ Nói ngây thơ, chân thật 
- Cả lớp đọc thầm
+ Cảm động rơi nước mắt 
- 1 HS đọc
+ Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa 
+ Suy nghĩ trả lời 
- Cả lớp chú ý
- HS thi đọc
- Nhận xét
- 2 HS thi đọc
- Nhận xét
- 1 HS đọc
- HS nối tiếp nhau kể
- Kể chuyện trong nhóm
- HS thi kể
- 1 HS kể cả câu chuyện
- Nhận xét
- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
 CHÍNH TẢ ( nghe –viết )
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I/ MỤC TIÊU:
 - Nghe – viết lại chính xác đọan văn trong bài Ở lại với chiến khu 
 - Giải câu đố, viết đúng lời giải ( bài tập điền vần uôt, uôc ) 
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1/ Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết bảng con: biết tin, dự tiệc, tiêu diệt 
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
b/ Hướng dẫn HS nghe - viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị: 
- GV đọc
- GV hỏi:
 +Đọan viết có mấy câu?
 + Lời hát trong đoạn văn nói về điều gì?
 + Lời hát được viết thế nào ?
 + Cuối câu có dấu gì?
 + Chữ đầu câu , tên viết như thế nào?
- GV cho HS viết từ dễ sai khi viết chính tả
* GV đọc bài cho HS viết
* Chấm , chữa bài
c/ Làm bài tập
* Bài 2a:
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- Đọc khổ thơ 1,2
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét
* Bài 2b: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- GV gọi HS làm bài
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho học sinh thi tìm từ chứa tiếng có vần : uôt hoặc uôc ( 2 phút) , mời mỗi đội 4 HS thi đua nối tiếp nhau.
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài: Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết nháp.
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc lại
 + 1 HS nêu
 + Tinh thần quyết tâm chiến đấu, không sợ hy sinh 
 + Sau dấu hai chấm, xuống dòng, trong dấu ngoặc kép, đầu câu viết hoa, viết lùi vào 
+ Dấu chấm
+Viết hoa: Vệ 
- HS viết bảng con
- HS viết vào vở
- 1 HS nêu.
- 2 HS đọc
- Lớp làm nháp,1 HS làm bảng phụï.
 (sấm và sét; sông) 
- 1 HS nêu.
- 4 HS làm bảng phụ , cả lớp làm vào vở.
 Ăn không rau như đau không thuốc. 
 Cơm tẻ là mẹ ruột . 
 Cả gió thì đuốc. 
 Thẳng như ruột ngựa .
- Nhận xét. 
- HS lắng nghe, thực hiện
TẬP ĐỌC
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
 I/ MỤC TIÊU: 
 - Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: dài dằng dặc, đảo nổi, Kon Tum, Đắk Lắk, đỏ hoe,  Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
 - Hiểu các từ ngữ trong bài, biết được các địa danh trong bài.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ Quốc .
 - Học thuộc lòng bài thơ
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY 
 HOẠT ĐỘNG HỌC 
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Đọc SGK + trả lời câu hỏi Ở lại với chiến khu.
 - Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ đọc bài thơ “ Chú ở bên Bác Hồ” . Bài thơ nói về tình cảm thân thiết của người thân trong gia đình , tình cảm của nhân dân với các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
b/ Luyện đọc
* GV đọc diễn cảm bài thơ
* Hướng dẫn HS luyện đọc từ ngữ và giải nghĩa từ :
- Đọc từng dòng thơ ( chú ý từ đọc chưa đúng) 
- Đọc từng khổ thơ: 3 khổ thơ
 + Chú ý nhấn giọng và ngắt nhịp
 + Hiểu nghĩa từ mới ( bàn thờ : là nơi thờ cúng những người đã mất ; con cháu, người thân thắp hương tưởng nhớ những ngày giỗ , tết.
- Hoạt động nhóm 2
- Đọc cả bài
c/ Tìm hiểu bài :
- GV cho HS đọc khổ thơ 1,2
- Những câu thơ nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ? 
- Đọc thầm khổ thơ 3
- Khi Nga nhắc đến chú , thái độ của ba mẹ ra sao ?
- Em hiểu câu nói của ba Nga thế nào ? 
- Vì sao những chiến sĩ hy sinh cho Tổ quốc được nhớ mãi ?
- Em thích khổ thơ nào nhất ? Vì sao ?
d/ Học thuộc lòng bài thơ 
- GV hướng dẫn học sinh học thuộc.
- GV cho HS thi đọc
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Qua bài học hôm nay, em có cảm nhận gì?
- Xem lại bài, xem trước bài: Ôâng tổ nghề thiêu
- Nhận xét, đánh giá. 
- 3 HS đọc + trả liơì câu hỏi
- Cả lớp lắng nghe
- HS đọc nối tiếp nhau
- HS đọc nối tiếp nhau
- Đọc trong nhóm
- 1 HS đọc
- 1 HS đọc
- Sao lâu qúa là lâu ! Chú bây giờ ở đâu?...
- Cả lớp đọc thầm
- Mẹ khóc mắt đỏ hoe, Ba ngước nhìn bàn thờ nói: Chú ở bên Bác Hồ 
- Chú đã hy sinh và được ở bên Bác Hồ 
- Tổ quốc, ngưới thân không bao giờ quên họ 
- HS trình bày
- HS đọc
- HS đại diện thi đọc
- Nhận xét
- HS trình bày
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỔ QUỐC
DẤU PHẨY
I/ MỤC TIÊU :
Mở rộng vố từ về Tổ quốc .Luyện tập về dấu phẩy ( ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với phần còn lại của câu ) 
Rèn HS nhận biết nhanh, chính xác cách đặt dấu phẩy .
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Nhân hoá là gì?
- Cho ví dụ ?
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Hôm nay học bài Mở rộng vốn từ về Tổ quốc, dấu phẩy 
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
 * Bài 1:
- Nêu yêu cầu
- GV cho HS hoạt động nhóm 2
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
- GV kết luận :Xác định đúng từ cùng nghĩa. 
 * Bài 2:
- Nêu yêu cầu
- Hoạt động nhóm 4
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét (Kết hợp tranh giải thích 1 số vị anh hùng )
- GV kết luận : Cần kể đúng ngắn gọn .
 * Bài tập 3:
- Nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài
- Nhận xét 
- GV kết luận : Đặt đúng dấu phẩy 
 3/ Củng cố, dặn dò: 
- Làm thế nào để đặt dấu phẩy đúng ?
- Xem lại bài, xem trước bài: Nhân hoá . Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi : Ở đâu ? 
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS trình bày
- Lắng nghe 
- 1 HS nêu
- Thảo luận
- HS đại diện nhóm trình bày
 (+ Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc : Đất nước, nước nhà, non sông , giang sơn 
+ Những từ cùng nghĩa với bảo vệ : giữ gìn, gìn giữ 
+ Những từ cùng nghĩa với xây dựng : kiến thiết , xây dựng )
- Nhận xét
- Lắng nghe 
- 1 HS nêu
- Thảo luận
- HS đại diện nhóm trình bày
(Ví dụ:
 Ngô Quyền đang làm trấn thủ Ái Châu dưới thời Dương Đình Nghệ thì được tin Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại, quân Nam Hán sang sâm lượt nước ta. Ông kéo quân ra bắc trị tội Kiều Công Tiễn và tổ chức nhân dân kháng chiến. Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ( năm 938) , mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước .)
- Lắng nghe 
- 1 HS nêu
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
( Bấy giờ , ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu , nghĩa quân còn yếu , thường bị giặc vây. Có lần , giặc vây rất ngặt , quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi . Ông.cứu thoát.)
- Nhận xét
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ VIẾT HOA N ( Ng) 
I/ MỤC TIÊU :
- Củng cố cách viết chữ hoa N (Ng) , tên riêng Nguyễn Văn Trỗi ,câu ứng dụng đúng nét, cỡ chữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
 Người trong một nước phải thương nhau cùng .
- Rèn HS viết nhanh, đẹp,chính xác.
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết bảng con :Nhà Rồng, nhớ 
- Nhận xét
 2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta củng cố viết chữ N (Ng ), tên riêng Nguyễn Văn Trỗi , câu ứng dụng .
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng .
b/ Hướng dẫn HS viết bảng con :
* Luyện viết chữ hoa: N ( Ng, Nh) V,T(Tr ) 
- Tìm các chữ hoa có trong tên riêng?
- Viết nét gì?
 - Đặt bút? Kết thúc chỗ nào?
- Cao bao nhiêu ô ly?
- GV viết mẫu + nhắc lại cách viết
- Cho HS viết trên bảng con
- Nhận xét 
* Viết từ ứng dụng : Nguyễn Văn Trỗi 
- Hãy đọc từ ứng dụng?
- GV giới thiệu: tên người đã đặt bom trên cầu Công Lý giết Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Na – ma – ra 
- Viết nét gì?
 - Đặt bút? Kết thúc chỗ nào?
- Chữ nào cao 1 ô ly?
- Chữ nào cao 2,5 ly?
- Chữ nào cao 1, 5 ly?
- Viết hoa con chữ nào?
- Viết mẫu + nói cách viết
- Cho HS viết trên bảng con
- Nhận xét 
 * Viết câu ứng dụng:
- Hãy đọc câu ứng dụng?
- GV giới thiệu + giải nghĩa: Khuyên người trong một nước phải thương yêu nhau. 
- Viết mẫu + nói cách viết
- Cho HS viết trên bảng con những chữ khó viết, dễ sai.
- Nhận xét 
 c/ Hướng dẫn HS viết vào vở :
 Nêu yêu cầu: 
- Viết chữ Ng : 1 dòng cỡ nhỏ
- Viết chữ V, T : 1 dòng cỡ nhỏ
- Viết tên riêng Nguyễn Văn Trỗi :2 dòng
- Câu ứng dụng: 2lần
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng .
- Nhắc lại tư thế ngồi viết
d/ Chấm bài – nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS thi viết: nhanh – đúng – đẹp (Nguyễn Aùi Quốc)
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài: Ôn chữ hoa : O, Ô , Ơ .
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS viết bảng lớp , cả lớp viết bảng con .
- Nghe
- N ( Ng, Nh ), V. T, (Tr )
- HS trình bày
- Cả lớp chú ý
- Cả lớp viết
- 1 HS trình bày bày
- Cả lớp chú ý
- HS trình bày
 - Cả lớp chú ý
- Cả lớp viết
- 1 HS trình bày bày
- Cả lớp chú ý
- Cả lớp viết
- Cả lớp chú ý
- 1 HS trình bày
- 2 HS thi đua 
 CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
I/ MỤC TIÊU:
 - Nghe – viết lại chính xác đọan văn trong bài Trên đường mòn  Từ đọan viết mẫu trên bảng của T,củng cố cách trình bày một đọan văn.
 -Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn s/x, uôt/ uôc .
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS viết : thuốc, ruột thịt, đuốc.
- Nhận xét 
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu yêu cầu
b/ Hướng dẫn HS viết chính tả :
 * Hướng dẫn HS chuẩn bị :
- GV đọc
- Đoạn văn nói lên điều gì ?
- Bài viết có mấy câu?
- Cuối câu có dấu không?
- Chữ đầu câu viết như thế nào?
- GV cho HS viết từ dễ sai
* GV đọc
* Chấm, chữa bài
c/ Làm bài tập:
 * Bài tập 2.
- Nêu yêu cầu
- GV cho HS làm bài
- Nhận xét
 * Bài 3:
- Nêu yêu cầu
- Hoạt động nhóm 4
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét 
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS thi tìm từ chứa tiếng có vần: 
s hay x
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài: Ông tổ nghề tiêu
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS viết bảng, cả lớp viết nháp
- Cả lớp chú ý 
- 2 HS đọc 
- Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.
- 7 câu:
- Dấu chấm 
- Viết hoa
- HS viết các từ dễ sai 
- Cả lớp viết vào vở
-1 HS nêu.
- HS nối tiếp lên làm bảng phụï , cả lớp làm vào vở.
(+ sáng suốt – xao xuyến – sóng sánh – xanh xao 
+ gầy guộc – chải chuốt – nhem nhuốc – nuột na)ø 
- Nhận xét. 
-1 HS nêu.
- Thảo luận nhóm 
- HS đại diện nhóm trình bày
+ Lòng em xao xuyến trong giờ phút chia tay các bạn .
+ Thùng nước sóng sánh theo bước chân mẹ. 
+ Da anh ấy rất xanh xao .
+ Thân hình bạn Mai rất gầy guộc .
+ Chị ấy ăn mặc rất chải chuốt.
+ Cánh tay em bé trắng nõn, nuột nà. 
TẬP LÀM VĂN
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I/ MỤC TIÊU:
 - Giúp HS những hiểu biết về báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua - lời lẽ rõ ràng , rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
 - Rèn HS biết điền đúng nội dung, báo cáo ngắn gọn theo mẫu. 
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS đọc lại bài: Báo cáo kết qủa tháng thi đua .
- Kể chuyện: Chàng trai làng Phù Ủûng 
- Nhận xét 
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học cách làm một Báo cáo hoạt động .
b/ Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài tập 1? 
- Lớp đọc thầm bài: Báo cáotháng thi đua: Noi gương chú bộ đội
- GV nhắc: 
+ Báo cáo của tổ theo 2 mục: Học tập – lao động 
+ Báo cáo trung thực, đúng thực tế .
+ Lời lẽ rành mạch, thái độ tự tin, đàng hoàng. 
- Cho HS thảo luận nhóm 4 nói những điều em biết về báo cáo .
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
- GV kết luận : Nói ngắn gọn, đủ ý, to rõ ràng.
* Bài 2:
-Đọc yêu cầu của bài ?
- Đọc mẫu báo cáo 
-GV giúp HS nêu hình thức :
+ Dòng quốc hiệu 
+ Dòng tiêu ngữ 
+ Dòng ghi địa điểm, thời gian
+ Dòng Kính gửi 
- GV lưu ý HS viết ngắn gọn, rõ ràng 
- GV phát mẫu giấy pho – to cho HS điền vào theo nhóm.
- Cho HS trình bày 
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Xem lại bài, xem trước bài: Nói về tri thức . Nghe – kể : Nâng niu từng hạt giống.
- Nhận xét, đánh giá. 
- 2 HS trình bày
- 2 HS trình bày
- HS lắng nghe
-1 HS nêu.
- Đọc thầm 
- HS lắng nghe.
- Lớp chia nhóm, thảo luận.
- HS đại diện nhóm trình bày
 + Học tập
 + Lao động 
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc 
- 1 HS đọc 
- HS lắng nghe.
- Nghe 
-Cả lớp làm bài.
- HS đại diện nhóm trình bày

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET TUAN 20.doc