Giáo án Tiếng việt 3 tuần 33 - Trường Tiểu học Hiệp Hoà A

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 33 - Trường Tiểu học Hiệp Hoà A

Tập đọc – Kể chuyện.

Cóc kiện trời.

 I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật

- Hiểu ND: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, uộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B. Kể Chuyện.

 - Kể lại được một đoạn truyện theo lời nhân vật trong truyện , dựa theo tranh minh họa .(SGK)

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 33 - Trường Tiểu học Hiệp Hoà A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33: 
Thứ , ngày tháng năm 20
Tập đọc – Kể chuyện.
Cóc kiện trời.
 I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật
- Hiểu ND: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, uộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể Chuyện.
 - Kể lại được một đoạn truyện theo lời nhân vật trong truyện , dựa theo tranh minh họa .(SGK) 
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Cuốn sổ tay.
- Gv gọi 2 Hs lên đọc bài và trả lời câu hỏi ?
- Gv nhận xét bài.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
. .
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời Hs đọc từng câu.
- Luyện đọc từ khó 
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
 Giúp Hs giải thích các từ mới: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Một số Hs thi đọc.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao cóc phải lên kiện trời?
- Hs đọc thầm đoạn 2.
+ Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống?
- Hs đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào?
+ Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Gv cho các em hình thành các nhóm. Mỗi nhóm 4 Hs tự phân thành các vai.
- Gv yêu cầu các nhóm đọc truyện theo vai.
- Gv yêu cầu các nhóm thi đọc truyện theo vai
- Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Gv cho Hs quan sát tranh. Và tóm tắt nội dung bức tranh.
+ Tranh 1: Cóc rủ các bạn đi kiện trời.
+ Tranh 2: Cóc đánh trống kiện trời.
+ Tranh 3: Trời mưa, phải thương lượng với Cóc.
+ Tranh 4: Trời làm mưa.
- Gv gợi ý cho các em có thể kể theo các vai: Vai Cóc, vai các bạn của Cóc, vai Trời.
- Một Hs kể mẫu đoạn.
- Gv yêu cầu từng cặp Hs kể.
- Hs thi kể chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
Hs lắng nghe.
Hs đọc tiếp nối nhau đọc 
Hs luyện đọc từ 
3 Hs đọc 3 đoạn trong bài.
 Hs giải thích từ.
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Một số Hs thi đọc.
Hs đọc thầm đoạn 1.
Vì trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở..
Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua ở trong chum nước; Ong đợi sau cánh cửa; Cáo, Gấu và Cọp nấp hai bên cánh cửa.
Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng, lại còn hẹn với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiếng răng báo hiệu
Cóc có gan lớn dám đi kiện trời , mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà trời , cứng cỏi khi nói chuyện với trời
Hs phân vai đọc truyện.
các nhóm thi đọc truyện theo vai.
 Hs cả lớp nhận xét.
Hs quan sát tranh.
Hs kể.
Từng cặp Hs kể chuyện.
Một vài Hs thi kể trước lớp.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Mặt trời xanh của tôi.
Nhận xét bài học.
	Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 20
Chính tả
Nghe – viết : Cóc kiện trời.
I/ Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Đọc và viết đúng 5 tên nước láng giềng ở Đông Nam Á(BT2)
- Làm đúng bài tập 3 a/b hoặc BT CT phương ngữ do Gv soạn 
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.	 
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Hạt mưa.
- Gv mời 2 Hs lên viếtcác từ: màu mỡ, trang,gương, trăng soi.
- Gv nhận xét bài thi của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết .
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Bài viết có mấy câu?
 + Những từ nào trong bài phải viết hoa?
- Gv hướng dẫn Hs viết những chữ dễ viết sai: 
- Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv mời 3 bạn lên bảng thi làm bài.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
 Cây sào – xào nấu – lịch sự – đối xử.
 Chín mọng – mơ mộng – hoạt động – ứ đọng.
Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
Có ba câu.
Các chữ đầu đoạn., tên bài, đầu câu và các tên riêng..
Hs viết bảng con
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữ lỗi.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
3 Hs lên bảng thi làm bài.
Cả lớp làm vào VBT.
Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Chuẩn bị bài: Quà tặng của đồng đội.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 20.
Tập đọc.
Mặt trời xanh của tôi.
I/ Mục tiêu:
 - Biết ngắt nhịp hợp lí ở các dòng thơ , nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
-Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả : Qua hình ảnh ‘ mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ,(trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc bài thơ)
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
	 * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Cóc kiện trời.
- GV gọi 3 Hs đọc lại chuyện “Cóc kiện trời” và trả lời câu hỏi.
	- Gv nhận xét.	
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc diễm cảm toàn bài.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng dòng thơ. 
- Luyện đọc từ khó
- Gv mời Hs đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Gv cho Hs giải thích các từ mới: cọ.
- Gv yêu cầu Hs tiếp nối nhau đọc từng khổ trong nhóm .
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm bài thơ.
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh nào ?
+ Về mùa hè, rừng cọ có gì thú vị?
- Gv yêu cầu Hs đọc 2 đoạn còn lại. Và trả lời câu hỏi
 + Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời ?
+ Em có thích gọi lá cọ là” mặt trời xanh” không? Vì sao?
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Gọi Hs đọc lại toàn bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng bài thơ.
- Hs thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ của bài thơ.
- Gv mời 4 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ .
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
Học sinh lắng nghe.
Hs nối tiếp đọc.
Hs luyện đọc từ.
Hs đọc từng khổ thơ 
Hs giải thích .
Hs đọc từng câu thơ trong nhóm.
 Cả lớp đọc đồng thanh 
Hs đọc thầm bài thơ:
Được so sánh với tiếng thác đổ về, tiếng gió thổi ào ào.
Về mùa hè, nằm dưới rừng cọ nhìn lên, nhà hơ thấy trời xanh qua từng kẻ lá.
 Lá cọ có hình quạt, có gân lá xòe ra như các tia nắng nên tác giả thấy giống như mặt trời.
Hs phát biểu cá nhân.
Hs đọc lại toàn bài thơ.
Hs thi đua đọc thuộc lòng từng khổ của bài thơ.
4 Hs đọc thuộc lòng bài thơ.
Hs nhận xét.
5.Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị bài: Sự tích chú cuội cung trăng
Nhận xét bài cũ.
	Bổ sung : ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 20
Luyện từ và câu
 Nhân hóa.
I/ Mục tiêu: 
Nhận biết hiện tượng nhân hóa, cách nhân hoá được tác giả sử dụng. trong các đoạn thơ, đoạn văn (BT1
Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa(BT2)
* Giáo dục tình cảm gắn bó với thiên nhiên , có ý thức bảo vệ môi trường
II/ Chuẩn bị: 	
 * GV: Bảng lớp viết BT1.
	 Bảng phụ viết BT2.
 Ba băng giấy viết 1 câu trong BT3.
 * HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: 
- Gv gọi 2 Hs lên làm BT1 và BT2.
- Gv nhận xét bài của Hs.
Giới thiệu  ... i miết, trốn tìm, lim dim, cười.
b) Đoạn văn
- Những sự vật được nhân hoá: cơn dông, lá gạo, cây gạo.
- Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ người, bộ phận của người: anh em.
- Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người: kéo đến, múa, reo, chào, thảo, hiền, đứng, hát.
*Hoạt động 2: Làm bài 2
. Bài tập 2: 
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv nhắc nhở Hs: Sử dụng phép nhân hóa khi viết đoạn văn tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây
- Gv yêu cầu cả lớp viết bài vào VBT.
 - Gv gọi vài Hs đứng lên đọc bài viết của mình.
 - Gv nhận xét, chốt lại:
Ví dụ: Trên sân thượng nhà em có một vườn cây nhỏ trồng mấy cây hoa phong lan, hoa giấy, hoa trạng nguyên. Oâng em chăm chút cho vườn cây này lắm. Mấy cây hoa hiểu lòng ông nên chúng rất tươi tốt. Mỗi sáng ông lên sân thượng, chúng vẫy những chiếc lá, những cánh hoa chào đón ông. Chúng khoe với ông những cách hoa trắng muốt, những cách hoa hồng nhạt hoặc những chiếc lá đỏ rực.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs thảo luận nhóm các câu hỏi trên.
Các nhóm trình bày ý kiến của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs cả lớp làm vào VBT.
Hs đọc bài viết của mình
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Về tập làm lại bài: 
Chuẩn bị : Từ ngữ về thiên nhiên. Dấu chấm và dấu phẩy.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 20
Chính tả
Nghe – viết : Quà của đồng đội.
I/ Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2 a/b hoặc BT3 a/b hoặc BT CT phương ngữ do Gv soạn 
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Ba, bốn băng giấy viết BT2.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát.
 2) Bài cũ: “ Cóc kiện trời”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ n/l.
Gv và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần đoạn viết .
Gv mời 2 HS đọc lại bài .
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Đoạn viết có mấy câu ?
+ Những từ nào trong đoạn phải viết hoa.
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai:lúa non, giọt sữa, phảng phất, hương vị.
Hs nghe và viết bài vào vở.
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
 - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
 - Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 1: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài cá nhân vào VBT.
- Gv dán 2 băng giấy mời 2 Hs thi điền nhanh Hs. Và giải câu đố.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Nhà xanh – đố xanh (là Cái bánh chưng)
Ơû trong – rộng mênh mông – cánh đồng ( là Thung lũng).
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài cá nhân vào VBT.
- Gv dán 2 băng giấy mời 2 Hs thi điền nhanh Hs
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Sao – xa – sen.
Cộng – họp – hộp.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
Có ba câu
Từ ở đầu dòng, đầu đoạn, đầu câu.
Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
Học sinh nhớ và viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
1 Hs đọc. 
Cả lớp làm vào VBT.
2 Hs lên bảng thi làm nhanh .
Hs nhận xét.
1 Hs đọc
Cả lớp làm vào VBT.
2 Hs lên bảng 
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 20
Tập viết
Bài : Ôn chữ hoa Y– Phú Yên.
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Y ( 1 dòng), K,P (1 dòng) .Viết đúng tên riêng “Phú Yên”( 1 dòng) và câu ứng dụng : Yêu trẻ để tuổi cho (1 lần) bằng chữ nhỏ.
II/ Chuẩn bị:	* GV: Mẫu viết hoa Y
	 Các chữ Phú Yên.
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nê vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ Y hoa
- Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát.
- Nêu cấu tạo các chữ chữ Y
* Hoạt động 2: HD Hs viết trên bảng con.
Luyện viết chữ hoa.
 - Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài
 - Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chư õ : Y
- Gv yêu cầu Hs viết chữ Y bảng con.
Hs luyện viết từ ứng dụng.
- Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng
- Gv viết từ ứng dụng lên bảng
- Gv giới thiệu: Phú Yên là tên một tỉnh ở ven biển miền Trung.
 - Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
- Gv mời Hs đọc câu ứng dụng.
- Gv viết câu ứng dụng lên bảng
- Gv giải thích câu ứng dụng: Câu tục ngữ khuyên người yêu trẻ, kính trọng người già và sống tốt với mọi người. 
- Hs viết trên bảng con các chữ: Yêu, kính.
* Hoạt động 3: HD Hs viết vào vở tập viết.
- Gv nêu yêu cầu:
 + Viết chữ Y:1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết chữ P, K: 1 dòng
 + Viế chữ Phú Yên: 2 dòng cở nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng 2 lần.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương .
Hs quan sát.
Hs nêu.
P,Y,K.
Hs quan sát, lắng nghe.
Hs viết vào bảng con.
Hs đọc
Hs theo dõi
Hs viết trên bảng con.
Hs đọc câu ứng dụng
Hs theo dõi
Hs viết bảng con
Hs viết vào vở
Tổng kết – dặn dò.
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Ôn chữ A, M, N, V.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 20
Tập làm văn
Ghi chép sổ tay.
I/ Mục tiêu:
- Hiểu nội dung , nắm được ý chính trong bài báo “Alô, Đô-rê-mon thần đồng đây!” để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. 
 Tranh ảnh minh họa.
 * HS: VBT, bút.
 III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường.
- Gv gọi 2 Hs đọc lại bài viết của mình.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
Bài 1.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Hai Hs đọc theo cách phân vai.
- Gv nhận xét.
* Bài 2:
- Gv mời 2 Hs đọc thành tiếng hỏi đáp ở mục a.
- Gv mời 2 Hs đọc thành tiếng hỏi đáp ở mục b.
- Gv nhận xét.
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
Ví dụ: Những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam: sói đỏ, có, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác,  các loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam: trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất,
 Các loài động vật quý hiếm trên thế giới: chim kền kền ỡ Mĩ còn 70 con, cá heo xanh Nam Cực còn 500 con, gấu Trung Quốc còn khoảng 700 con.
- Gv mời một số Hs đọc trước lớp kết quả ghi chép những ý chính trong câu trả lời của Mon .
Hs đọc yêu cầu của bài ..
Hs đọc bài theo cách phân vai.
Hs đọc .
Hs trao đổi theo cặp, tập tóm tắt ý chính trong lời Đô-rê-mon ở mục b.
Hs viết bài vào vở.
Hs đọc bài viết của mình.
Hs nhận xét.
 5 Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc