Giáo án Tiếng việt 3 tuần 6 đến 9 - Trường Tiểu học Vĩnh Hải 1

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 6 đến 9 - Trường Tiểu học Vĩnh Hải 1

Tập đọc - Kể chuyện

BÀI TẬP LÀM VĂN

I. MỤC TIÊU

A - Tập đọc

• Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “ tôi ” và lời người mẹ.

• Hiểu ý nghĩa: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )

B - Kể chuyện

• Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

• Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.

• Ra quyết định.

• Đảm nhận trách nhiệm.

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 6 đến 9 - Trường Tiểu học Vĩnh Hải 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 6 CHỦ ĐIỂM : TỚI TRƯỜNG
Tập đọc - Kể chuyện
BÀI TẬP LÀM VĂN
Ngày dạy: 08-10-2012 
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “ tôi ” và lời người mẹ.
Hiểu ý nghĩa: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
B - Kể chuyện
Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC
Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
Ra quyết định.
Đảm nhận trách nhiệm.
III. CÁC KT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Trải nghiệm.
Trình bày ý kiến cá nhân.
Thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Tranh minh họa các đoạn truyện ( phóng to nếu có thể)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Một chiếc khăn mùi soa.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Dạy - học bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Khám phá (Giới thiệu bài)
- Treo tranh hỏi HS trong tranh có ai? Họ đang làm gì?
- Trong tranh có co giáo và các bạn học sinh. Các bạn đang làm bài kiểm tra môn văn.
b. Kết nối
b.1 Luyện đọc trơn
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lựơt. Chú ý lời các nhân vật:
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu
. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải thích từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đế hết bài. Đọc 2 vòng.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
- HS nối tiếp luyện đọc từng đoạn.
- Giải thích các từ khó
- Cho HS xem khăn mùi soa.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc 1 đoạn trong nhóm. HSY đọc 2,3 câu trong đoạn
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối
- Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài tập đọc.
 - Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 4 tổ đọc tiếp nối từ đầu đến hết bài.
b.2. Luyện đọc - hiểu
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Hãy tìm tên của người kể lại câu chuyện này
- HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH 1 SGK.
- Y/C thảo luận nhóm đôi để TLCH 2,3.
- Đó chính là Cô - li - a. Bạn kể về bài tập làm văn của mình.
- HSY nhắc lại.
- HS trả lời.
- Thảo luận nhóm đôi – chia sẻ
- Đại diện trả lời.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và thảo luận để trả lời câu hỏi 4, SGK
- HS thảo luận theo cặp, sau đó đại diện HS trả lời.
- Em học đựơc điều gì từ bạn Cô - li - a ? 
- HS trình bày ý kiến cá nhân.
c. Thực hành
c.1. Đọc lại
- GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 3,4 của bài
- Theo dõi bài đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm.
- Tuyên dương nhóm học tốt.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm, mỗi HS đọc 1 đoạn trong bài. 
Kể chuyện 
(khoảng 0,5 tiết)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 47, SGK.
- 2 HS đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi và đọc thầm. 
c.2. Kể chuyện theo tranh – nhóm nhỏ
- Dán tranh yêu cầu HS sắp xếp lại thứ tự các tranh theo nội dung bài đọc. Gợi ý từng tranh để giúp HS kể về câu chuyện Bài tập làm văn lần lượt theo tranh.
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS, yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho các bạn trong lớp cùng nghe. 
- HS sắp xếp tranh.
- Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình. 
Thi kể chuyện giữa 2 nhóm
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- GV hướng dẫn các tiêu chuẩn để nhận xét.
- Từng nhóm 4 HS kể nối tiếp nhau 4 đoạn.
- HS nhận xét, bình chọn nhóm kể hay.
- Tuyên dương HS kể tốt
Củng cố, dặn dò
- Em đã làm giúp bố mẹ những việc gì ?
- Trải nghiệm thực tế. 3 đến 4 HS trả lời.
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
TUẦN : 6 Chính tả: (Nghe – viết)
BÀI TẬP LÀM VĂN
Ngày dạy: 08 – 10 - 2012 
I. MỤC TIÊU
Nghe và viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt eo/oeoBT2
Làm đúng BT 3a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Dạy - học bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài 
Hướng dẫn viết chính tả
a.Trao đổi về nội dung đoạn viết
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Đoạn văn có 4 câu.
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Các chữ đầu câu phải viết hoa, tên riêng phải viết hoa.
- Tên riêng của người nước ngoài viết như thế nào? 
- Chữ cái đầu tiên viết hoa, dấu gạch nối giữa các tiếng và bộ phận của tên riêng
c. Hướng dẫn viết từ khó.
- YcHS nêu các từ khó, dể lẫn khi viết chính tả. 
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vở nháp. 
d. Viết chính tả 
- HS cả lớp viết theo lời đọc của GV.
e. Soát lỗi
- Đọc lại bài, phân tích các tiếng khó viết cho HS soát lỗi.
- Dùng bút chì soát lỗi theo lời của GV. Ghi tổng số lỗi ra lề vở.
f. Chấm bài
Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK 
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng
- 3 HS lên bảng. cả lớp viết vở nháp. 
- Yêu cầu HS đọc lại bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh
Bài 3 - GV có thể lựa chọn phần a. hoặc phần b. tùy lỗi mà HS đia phương thường mắc lỗi.
a) - Gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu trong SGK
- Cách làm tương tự bài tập 2
Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập chính tả. HS nào viết xấu, sai lỗi lên phải viết lại bài cho đúng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
TUẦN : 6 Tập đọc
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
Ngày dạy: 10 – 10 - 2012 
I. MỤC TIÊU 
Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
Hiểu ND: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Tranh minh học các đoạn truyện ( phóng to, nếu có thể)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Dạy - học bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài 
2.2. Luyện đọc 
a) Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng chậm rãi, tình cảm, nhẹ nhàng
- Theo dõi GV đọc mẫu 
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn 
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng 
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó : 
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV 
- Hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn. 
- Dùng bút chì đánh dấu phân chia các đoạn trong bài 
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp ( Đọc 2 lượt)
- 3 HS lần lượt đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. 
- Giải nghĩa các từ khó :
+ Em hiểu thế nào là nao nức?
Đặt câu với từ này.
+ Nao nức là hăm hở, phấn khởi. 
+ Mơn man có nghĩa là gì? Đặt câu với từ này
+ Mơn man có nghĩa là nhẹ và dễ chịu. Gió thổi mơn man
- Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm.
- HSY đọc2,3 câu trong đoạn.
- 3 nhóm nối tiếp đọc trước lớp.
- N/xét, bình chọn nhóm đọc hay.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
-Y/C HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH1SGK
-Cho HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm đôi trả lời câu 2.
-Gọi 1HS đọc to đoạn 3.
-Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường.
- HS đọc và trả lời.
-N/xét. HSY nhắc lại.
-HS thảo luận.
-Đại diện trả lời.
-Lớp đọc thầm theo.
-HSY trả lời.
Học thuộc lòng đoạn văn em thích 
- Y/cầu HS khá đọc diễn cảm toàn bài một lượt 
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi
- Tuyên dương các HS đọc thuộc lòng và biết đọc diễn cảm
Cũng cố, dặn dò 
- Hãy tìm những câu văn có sử dụng so sánh trong bài
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
TUẦN : 6 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ TRƯỜNG HỌC. DẤU PHẨY
Ngày dạy: 10 – 10 - 2012 
I. MỤC TIÊU
Tìm được một số từ ngữ về trường học qua BT giải ô chữ (BT1).
Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Ô chữ như bài tập 1viết sẵn trên bảng lớp.
4 chiếc chuông nhỏ (hoặc cờ)
Chép sẵn các câu văn của bài tập 2 vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Dạy - học bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giơi thiệu bài
Trò chơi ô chữ
- Phổ biến cách chơi. 
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi.
- Tổng kết sau trò chơi và tuyên dương thắng cuộc.
- Yêu cầu HS dùng bút chì viết chữ in vào ô chữ trong vở bài tập.
- HS viết vào vở bài tập
Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài
- 1HS lên bảng làm.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS
Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà tìm các từ nói về nhà trường, luyện tập thêm về cách sử dụng dấu phẩy
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
TUẦN : 6 Chính tả: (Nghe – viết)
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
Ngày dạy: 11-10 -12 
I. MỤC TIÊU 
Nghe và viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng các bài tập điền tiếng có vần eoloeo (BT1).
Làm đúng BT3a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng phụ viết sẵn đoạn viết chính tả.
2 bảng nhóm.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
 3 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ sau : lẻo khoẻo, bỗng nhiên, nũng nịu, khỏe khắn. Cả lớp viết vào giấy nháp.
Nhận xét, cho điểm HS 
2. Dạy - học bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài 
Hướng dẫn viết chính tả 
a) Trao đổi về nội dung của đoạn văn 
- GV đọc đoạn văn một lần.
- Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại 
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọan văn có mấy câu
- Đọan văn có 3 câu 
- Trong đọan văn những chữ nào phải viết hoa?
- Những chữ đầu câu phải viết hoa
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- PN : bỡ ngỡ, quãng trời, ngập ngừng, rụt rè, dám
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được 
d) Viết chính tả 
e) Soát lỗi 
g) Chấm bài
 Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- Yêu cầu HS tự làm 
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm nháp
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Bài 3 GV chọn phần a) nhóm đôi
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- 2 n ... iữa các khổ thơ
Bàiết đọc bài thơ với giọng tình cảm, thiết tha
Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng thiết tha, tình cảm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ : đồng chí, nhân gian, bồi 
Cho HS đọc theo nhóm đôi
Giáo viên y/c dãy đọc tiếp nối từng khổ thơ
Cho cả lớp đọc bài thơ
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ )
Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn bến của câu chuyện.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài và 
hỏi câu 1 
Giáo viên gọi học sinh đọc câu hỏi. 
Giáo viên cho học sinh đọc câu mẫu : Một ngôi sao không làm nên đêm sao sáng. 
Giáo viên cho HS thảo luận nhóm 4.
Giáo viên chốt : Một thân lúa chín chẳng nên vàng. 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ thơ cuối và hỏi câu 3
Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ thơ 1 và hỏi câu 4.
Giáo viên chốt ý : Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí
Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ ( 8’ )
Mục tiêu : giúp học sinh học thuộc lòng cả bài thơ
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. 
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc khổ thơ 1 với giọng thiết tha, tình cảm, nghỉ hơi hợp lí 
Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi khổ thơ như : Con - Một - Núi 
Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. 
Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. 
Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. 
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa”: Học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ ( Con - Một - Núi ) 
Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. 
Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Những chiếc chuông reo.
- 2 HS lên kể đoạn 1,2 4,5 của câu chuyện.
Học sinh lắng nghe. 
- HS lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 2- 3 lượt bài. 
Học sinh đọc tiếp nối 2 lượt bài
Cá nhân
- HS luyện đọc theo đôi
- 3 dãy nối tiếp đọc.
Học sinh đọc thầm
Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật
Con các bơi yêu nước vì có nước cá mới sống được, bơi lội được. 
Con chim ca yêu trời vì chỉ có bầu trời cao rộng mới cho chim có chỗ bay nhảy, hót ca. 
Học sinh đọc 
- HS thảo luận.
- Đại diện trình bày.
- N/xét, bổ sung.
- HS phát biểu
- HS trả lời. 
Học sinh lắng nghe 
HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV 
Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. 
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
Lớp nhận xét. 
Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 
- Gọi 2,3 HSK,G đọc thuộc cả bài thơ.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 8
 Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CỘNG ĐỒNG. ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ ?
Ngày dạy: 24-10 -2012
I/ Mục tiêu : 
Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng (BT1).
Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì) ? Làm gì? (BT3)
Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu được xác định (BT4).
HSK,G làm được BT2.
II/ Chuẩn bị :
Bảng phụ viết sẵn bài tập 1
VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Kiểm tra bài cũ : Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh 
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ : Cộng đồng 
Mục tiêu : giúp học sinh mở rộng vốn từ về Cộng đồng
Bài tập 1
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu 
Giáo viên gọi học sinh đọc các từ ngữ trong bài 
Giáo viên hỏi : 
+ Cộng đồng có nghĩa là gì ? 
+ Vậy ta xếp từ cộng đồng vào cột nào ? 
+ Cộng tác có nghĩa là gì ? 
+ Vậy ta xếp từ cộng tác vào cột nào ? 
Giáo viên cho học sinh làm bài. 1 HS lên bảng
Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài. 
Gọi học sinh đọc bài làm : 
Những người trong 
cộng đồng
Thái độ, hoạt động trong cộng đồng
Cộng đồng, đồng bào 
Cộng tác, đồng tâm
đồng đội, đồng hương
Bài tập 2: HSK,G ( HS làm khi xong bài 1, nếu không kịp thời gian thì làm vào buổi 2.)
Hoạt động 2: Ôn kiểu câu Ai làm gì ?( 16’ )
Mục tiêu : giúp học sinh ôn kiểu câu Ai làm gì ?
Bài tập 3 :
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu 
Gọi học sinh đọc mẫu câu a
Giáo viên hỏi :
+ Hãy nêu bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Ai ( cái gì, con gì )”?
+ Hãy nêu bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Làm gì” ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài, mỗi dãy cử 2 bạn lên thi đua tiếp sức, 
Gọi học sinh đọc bài làm trên bảng.
Bài tập 4 :
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu .
Giáo viên hướng dẫn. 
Nhận xét – Dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Ôn tập giữa Học kì 1 . 
Hát
Học sinh sửa bài
- HS phát biểu
Xếp vào cột 1
Xếp từ cộng tác vào cột Thái độ, hoạt động trong cộng đồng 
Học sinh làm bài. 
Học sinh thi đua sửa bài 
- HS làm khi xong bài 1.
- 1HS đọc
Bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Ai ( cái gì, con gì )” là Đàn sếu.
Bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Làm gì” là đang sải cánh trên cao.
Học sinh làm bài 
Học sinh thi đua tiếp sức.
Bạn nhận xét
Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm dưới đây :
Học sinh làm bài.
Học sinh phát biểu, sửa bài 
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN : 8 Ngày dạy: 25/10/2012	 
MÔN: CHÍNH TẢ (Nhớ – Viết )
Bài dạy	: TIẾNG RU.
I/ Mục tiêu:Sau bài học, Hs:
 - Kiến thức: Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúngcác dòng thơ, khổ thơ lục bát. Làm đúng bài tập 2(a/b)
 - Kỹ năng: Rèn cho Hs kỹ năng nhớ viết và trình bày đúng thể thơ lục bát. Làm đúng bài tập.
 - Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Đồ dùng dạy học:
	 - GV: Giáo án, Sgk, Bảng phụ.
 - HS: Vở, bút, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Khởi động: .(1’) Hát.
2. KTBC: .(5’) “ Các em nhỏ và cụ già”. 
Gv mời 4 Hs lên bảng viết các từ: buồn bã, buông tay, diễn tuồng, muôn tuổi.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: .(22’) Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Mục tiêu: Giúp Hs nhớ và viết đúng bài vào vở.
Cách tiến hành:
- Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
-Gv đọc một lần khổ thơ viết.
- Gv mời 2 HS đọc thuộc lòng lại khổ thơ sẽ viết.
Gv hướng dẫn - Hs nắm nội dung bài thơ.
 + TCTV: Đồng chí, nhân gian. 
-Hướng dẫn Hs nhận xét cách trình bài bài chính tả.
-Gv hướng dẫn các em viết những từ dễ viết sai. 
- Hs viết bài vào vở..
- Gv chấm chữa bài
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: .(7’) Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập 2
Cách tiến hành:
 Bài tập 2: - Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv hướng dẫn làm bài.
- Gv mời Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng .
4.Củng cố –Dặn dò(5’)
- Gv hệ thống lại nội dung bài.
- Về xem và tập viết lại từ khó.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
Hs lên bảng viết.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
HSTL
Hs đọc.
HS nhận xét.
Hs viết bảng con.
Học sinh viết vào vở.
HSKT: Tập chép lại bài chính tả.
HS soát lại bài bằng bút chì.
HS nộp vở 
HS lắng nghe 
1 Hs đọc. 
HS lắng nghe 
3 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs theo dõi.
V/Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN: 8 Ngày dạy: 26/10/2012 
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Bài dạy:KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM.
I/ Mục tiêu: Sau bài học , Hs:
 - Kiến thức: Biết kể về người hàng xóm theo gợi ý(BT1).
 - Kỹ năng: Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu)(BT2)
 - Thái độ: Biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh.
 + BVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong xã hội.
II/đồ dùng dạy học:
	 - GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ.
 - HS: Vở, bút.
 III/ Phương pháp dạy học:
 - Hỏi đáp. Luyện tập. Thực hành. 
IV/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động: .(1’) Hát, đ’d
2.KTBC: (5’)
- Gv gọi Hs : Kể lại câu chuyện “ Không nỡ nhìn”và nêu nội dung câu chuyện.
- Gv nhận xét, ghi điểm .
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: .(14’) Kể về người hàng xóm.
- Mục tiêu: Biết kể về người hàng xóm theo gợi ý.
Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp.
Bài tập1:Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài tập1 và các gợi ý.Gv hướng dẫn.
 + TCTV: Hàng xóm.
- Gv mời 1 Hs khá kể lại.
- Gv rút kinh nghiệm
- Gv mời từng cặp Hs kể. 
- Gv mời 3 – 4 hs thi kể trước lớp.
- Gv nhận xét,bổ sung.
* Hoạt động 2: .(15’)Viết đoạn văn ngắn .
Mục tiêu: Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu)
Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân.
Bài tập 2: Gv gọi Hs đọc yêu cầu đề bài.
Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Sau đó Gv mời 5 Hs đọc bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bài viết tốt.
4. Củng cố –Dặn dò (5’)Gv hệ thống lại nội dung bài.
+ BVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong xã hội
- Về nhà bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập giữa học kì I.
- Nhận xét tiết học.
Hs lên bảng kể
Hs đọc. 
Hs theo dõi.
Hs đọc.
1 Hs kể lại.
Từng cặp Hs kể.
3 – 4 Hs thi kể trước lớp.
HSKT: kể.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài
Hs làm bài vào vở.
Hs đứng lên đọc bài.
HSKT: Theo dõi.
Lớp bình chọn người viết bài tốt
Hs theo dõi.
V/ Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an TIENG VIET lop 3 tuan 6 9.doc