Giáo án Toán 3 tuần 10 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Toán 3 tuần 10 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

TOÁN:

THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết dùng thước thẳng và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Biết cách đo một độ dài, biết đọc kết quả đo.

- Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác.

II. Đồ dùng dạy học:

- Mỗi HS chuẩn bị một thước thẳng dài 30cm, có vạch chia xăng-ti-mét.

- Thước mét của GV.

- Bảng phụ bài tập 2 và 3, phấn màu, vở bài tập Toán in.

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1490Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 tuần 10 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán:
thực hành đo độ dài
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết dùng thước thẳng và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo một độ dài, biết đọc kết quả đo.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Mỗi HS chuẩn bị một thước thẳng dài 30cm, có vạch chia xăng-ti-mét.
- Thước mét của GV.
- Bảng phụ bài tập 2 và 3, phấn màu, vở bài tập Toán in.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ Kiểm tra bài cũ: 7dm3cm = ? cm 
- 2 HS lên bảng.
- Chữa bài trên bảng, giải thích cách làm.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Hướng dẫn thực hành:
Bài 1. * Cách vẽ đoạn thẳng AB có độ dài7cm:
Cách 1: Chấm một điểm đầu đoạn thẳng, đặt vạch Ocm của thước trùng với điểm vừa chọn, sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai, nối hai điểm ta được đoạn thẳng có độ dài cần vẽ.
* Cách vẽ đoạn thẳng EG có độ dài 1dm2cm:
Cách 1: Ta phải đổi 1dm2cm = 10cm + 2cm = 12cm, sau đó vẽ tương tự như cách vẽ đoạn thẳng AB, CD.
- 1 HS đọc đề bài.
- 2 HS nêu cách vẽ đoạn thẳng AB có độ dài cho trước là 7cm (mỗi HS nêu 1 cách).
- Lớp nhận xét, GV kết luận 
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- GV hướng dẫn HS vẽ đoạn CD, đoạn EG.
- Cả lớp thực hành.
Bài 2. 
Chiều dài cái bút 15cm hay là 1 dm 5cm.
Chiều dài cái bàn học 1m 2 dm hay 12 dm
Chiều cao cái bàn học 75 cm..
- 1 HS đọc đề bài.
- Cả lớp làm bài.
- Chữa miệng, GV ghi bảng.
Bài 3. 
- Ước lượng độ dài bằng mắt có kết quả gần đúng khác đo độ dài có kết quả chính xác.
+ Tiến hành đo, ghi kết quả đo vào vở.
+ Báo cáo miệng kết quả đo.
- HS thực hành đo thực tế bằng thước thẳng, tự viết kết quả vào vở.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét về kết quả ước lượng bằng mắt và kết quả đo thực tế bằng thước thẳng.
C/ Củng cố, dặn dò:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS dùng mắt để ước lượng các độ dài.
+ HS tự ước lượng độ dài ghi kết quả vào cột 1, báo cáo miệng với GV.
- HS thực hành đo thực tế, báo cáo miệng.
- Nhận xét kết quả ước lượng và thực tế.
+ Đo chiều dài, chiều rộng của giường ngủ.
+ Chiều cao của bàn uống nước.
toán:
 thực hành đo độ dài (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố cách ghi kết quả đo độ dài.
- Củng cố cách so sánh các độ dài.
- Củng cố cách đo độ dài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước mét và ê ke cỡ to.
- Bảng phụ, phấn màu.
- Vở bài tập Toán in.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/Kiểm tra bài cũ: Báo cáo kết quả đo chiều dài giường ngủ và chiều cao bàn uống nước. (nên đổi kết quả đo ra dm hoặc m)
- 2 HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:Thực hành đo độ dài(tiếp theo).
2/ Thực hành:
Bài 1. a) đọc bảng:
Tên
Chiều cao
Hương
1m 32cm
Nam
1m 15cm
Hằng
1m 20cm
Minh
1m 25cm
Tú
1m 20cm
b) Bạn Hương.cao nhất.
 Bạn Nam thấp nhất.
Hai bạn Hằng và Tú bằng nhau
- 1 HS đọc yêu cầu.
a.- học sinh đọc miệng
b. Đố nhau
Bài 2. a)Đo chiều cao của các bạn trong tổ em rồi viết kết quả đo vào bảng sau:
*Các bước tiến hành:
- Ghi tên bạn.
- Lợi dụng một bức tường lớp học để đo cho dễ ( phẳng, không lồi lõm.) 
- Gọi tên từng bạn, bỏ giầy dép, bước một bước và dừng lại để đo.
- Ghi kết quả ra nháp.
- Sắp xếp lại thứ tự theo kết quả cao đến thấp (nên đo theo đơn vị dm hoặc cm) vào vở bài tập.
- HS viết lại kết quả đo và thảo luận vào vở bài tập.
- Báo cáo kết quả đo trước lớp.
 C/ Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt kết quả hoạt động, đánh giá từngnhóm(thực hành tốt, giữ trật tự)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp thực hành theo nhóm 6 người phần a. Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn đều được đo một lần, đọc kết quả đo cho cả nhóm và được ghi kết quả 1 lần vào vở nháp của nhóm trưởng.
- Cả nhóm bình chọn.
- Thảo luận sắp xếp số đo theo thứ tự số đo từ lớn đến bé.
- Mỗi HS trong nhóm ghi lại kết quả đo vào phần bài làm của mình.
- Báo cáo kết quả trước lớp.
toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.
- Quan hệ của một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Giải toán dạng “Gấp một số lên nhiều lần” và “Tìm một trong các phần bằng nhau của một số”.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ.
- Vở bài tập Toán in.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ Giới thiệu bài: Như mục I.
B/ Luyện tập chung:
Bài 1. Tính nhẩm:
 GV ghi bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bài.
- Chữa miệng nối tiếp
Bài 2. Tính:
a
15
30
28
42
x
x
X
x
7
6
7
5
105
180
196
210
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài.
- 4 HS lên bảng.
- Chữa bài, nêu cách tính.
Bài 3. Giải thích cách tìm ra kết quả:
* 4m 4dm = .....dm
* 1m = 10 dm
4 m = 10 x 4 = 40 dm
4m 4dm = 40 dm + 4 dm = 44dm
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- Cả lớp làm bài. 
- Chữa bài, giải thích cách tìm ra kết quả.
Bài 4. 
Bài giải:
Tổ hai trồng được số cây là:
25 x 3= 75( cây)
Đáp số: 75 cây)
- Đây là dạng toán gấp một số lên nhiều lần. Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS tóm tắt miệng (sơ đồ), GV treo bảng phụ.
- Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng.
Bài 5. 
 - Bước 1: Đo độ dài đoạn thẳng AB.
- Bước 2: Tính độ dài đoạn thẳng CD
- Bước 3: Vẽ đoạn thẳng CD
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài. 
- HS nêu các bước làm bài.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
toán:
kiểm tra 
I. Mục tiêu: Kiểm tra kết quả học tập môn Toán giữa học kì 1 của HS, tập trung vào:
- Kĩ năng nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân 6, 7; bảng chia 6, 7. Kĩ năng thực hiện nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở từng lượt chia).
- Nhận biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Kĩ năng tìm một trong các phần bằng nhau của một số, giải bài toán liên quan đến gấp một số lên nhiều lần.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Toán in.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học
Bài 1. Tính nhẩm: (2 điểm)
6 x 4=
7 x 5=
6 x 6=
12 : 6 =
42 : 7 =
28 : 7 =
7 x 3 = 
6 x 8 = 
7 x 8 = 
63 : 7 = 
48 : 6 = 
49 : 7 = 
- Ba phép tính đúng được 0,5 điểm.
Bài 2. Tính: (3 điểm)
84
4
8
66
3
6
14
30
x
x
6
7
- Mỗi phép tính đúng được 0,75 điểm.
Bài 3: Điền >, <, = ? (2 điểm)
3m50cm .... 3m45cm
2m40cm .... 240cm
8m8cm .... 8m80cm
5m75cm .... 5m80cm
7m2cm .... 700cm
9m90cm .... 909cm
- Điền đúng ba dấu được 1 điểm.
Bài 4( 2 điểm): 
Chị hái được 14 quả cam, mẹ hái được nhiều gấp đôi số cam của chị. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam?
Bài 5( 1 điểm): 
Ngày tết bố và Bình về quê. Đường từ nhà Bình về quê dài 35 km. Đi được một lúc Bình hỏi bố: “ Bố ơi! đã sắp tới quê chưa ạ? ” Bố đáp: “ Còn 1/5 quãng đường con ạ! ”. Hỏi đường còn lại về quê Bình dài bao nhiêu km nữa? Hai bố con đã đi được bao nhiêu km?
Hoạt động nối tiếp:
GV thu bài chấm chéo theo khối
CB bài sau
-Phép tính đúng: 1 điểm. 
Lời giải + đáp số đúng: 1 điểm.
toán:
Bài toán giải bằng hai phép tính 
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ để HS làm bài.
- Hình vẽ các bông hoa (vẽ sẵn trên bảng lớp) và đề bài toán 1 (viết sẵn bảng lớp).
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài toán 2.
- Phấn màu, bảng phụ vẽ sơ đồ bài tập 1, 2, 3 (vở bài tập Toán in).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/Bài mới:
1/ Bài toán 1:
Tóm tắt: 
*Lưu ý: Vẽ sơ đồ phải đảm bảo sự hợp lí giữa các yếu tố đã biết.
- Tính số bông hoa hàng dưới (câu hỏi a) thuộc dạng toán nào ta đã học? Vì sao con biết? (Bài toán về nhiều hơn, đi tìm số lớn)
- Tính số bông hoa ở cả hai hàng (câu hỏi b) thuộc dạng toán nào ta đã học? (Bài toán biết số bé, số lớn, đi tìm tổng của hai số)
- HS nêu bài toán, cả lớp quan sát hình vẽ trên bảng.
- Cả lớp làm bài ra nháp.
- 1 HS làm bảng phụ, đính bảng.
2/ Bài toán 2 Tóm tắt:
- Muốn tìm số cá ở hai bể, con phải biết những gì? (phải biết số cá ở mỗi bể, đã biết số cá ở bể thứ nhất, phải tìm ra số cá ở bể thứ hai. Sau đó mới tìm số cá ở cả hai bể)
Đây là bài toán giải bằng hai phép tính.
- HS nêu bài toán.
- Cả lớp giải nháp, 1 HS lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
b/ Thực hành:
Bài 1. 
 Tóm tắt: 
 15 tấm bưu ảnh
Anh:
 7 tấm ? Tấm
Em:
Bài giải:
Em có số bưu ảnh là:
15 - 7 = 8 (tấm) 
Cả hai anh em có số bưu ảnh là:
15 + 8 = 23 (tấm)
Đáp số: 23 (tấm)
- Vì sao con giải bài toán bằng hai phép tính?
- 1 HS đọc đề bài.
- Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài, giải thích cách làm.
(+ Tính số sách ngăn dưới (bài toán về ít hơn, đi tìm số bé)
+ Tính số sách cả hai ngăn (biết số bé, số lớn, đi tìm tổng hai số)
Bài 2. 
Tóm tắt: 
 18 l
Thùng thứ nhất
	6l ?l
Thùng thứ hai
Bài giải:
Thùng thứ nhất đựng được là
18 + 6 = 24 (l) 
Cả hai thùng đựng được là
18 + 24 = 42 (l)
Đáp số: 42 l dầu
 (Giải thích cách làm và cách đặt đề toán giống bài tập 1)
- 1 HS đọc đề bài.
- GV treo bảng phần tóm tắt.
- 1 HS nhìn sơ đồ, nêu bài toán.
- Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài, giải thích cách làm.
Bài 3. Lập bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó:
Tóm tắt: 
 27 kg
Bao gạo
	5 kg ? 
Bao ngô
Bài giải:
Bao ngô đựng số kilôgam là:
27 + 5 = 32 (kg) 
Hai bao đựng số kilôgam là:
27 + 32 = 59 (kg)
Đáp số: 59 kg
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ.
- 2 HS nêu đề toán.
- Cả lớp làm bài.
- Chữa miệng, GV ghi bảng.
- Nhận xét từng phần.
- Chữa bài, giải thích cách làm.
C/ Củng cố ,dặn dò:
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docT10_toan.doc
  • docto¸n T10.doc