Giáo án Toán 3 tuần 26 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Toán 3 tuần 26 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

TOÁN

 LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp HS

- Củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.

- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.

- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in.

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1114Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 tuần 26 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức:
 A/ luyện tập:
*Luyện tập
Bài 1. Đánh dấu x vào ô trống dưới chiếc ví có ít tiền nhất.
- HS đọc yêu cầu.
-HS nêu cách làm bài.
+ Xác định số tiền trong mỗi ví(cộng giá trị các tờ giấy bạc trong từng ví)
+ So sánh kết quả tìm được.
+ Rút ra kết luận và đánh dấu
Bài 2. Tô màu các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng ở bên phải.
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài(chọn những tờ giấy bạc trong khung bên trái để cộng lại bằng số tiền tương ứng ở bên phải)
- HS làm bài.
- Chữa bài, HS nêu nhiều cách làm khác nhau.
Bài 3. Xem tranh rồi viết tên đồ vật thích hợp vào chỗ chấm:
a) Lan có 3000 đồng, Lan có vừa đủ tiền để mua được một cục tẩy.
b) Cúc có 2000 đồng, Cúc có vừa đủ tiền để mua được một quyển vở.
c) An có 8000 đồng, An có vừa đủ tiền để mua được một quả bóng và một cục tẩy hoặc một cái ô tô và một quyển vở. 
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
-Chữa miệng, giải thích cách làm.
Bài 4. Bài giải:
Mẹ đã đưa cho cô bán hàng số tiền là:
5000 + 2000 = 7000 (đồng)
Cô bán hàng phải trả lại số tiền là:
7000 - 5600 = 1400 (đồng)
Đáp số: 1400 đồng
-HS đọc đề bài.
-HS làm bài.
- Chữa bài.
B/ Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhận xét tiết học.
toán
Làm quen với thống kê số liệu
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Bước đầu làm quen với dãy số liệu.
- Biết xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
*ổn định tổ chức: 
a/ Bài mới:
Làm quen với dãy số liệu.
a) Quan sát để hình thành dãy số liệu:
 Đo chiều cao của bốn bạn Anh, Phong, Ngân, Minh ta có các số liệu sau:
Anh cao 122 cm
Phong cao 130 cm
Ngân cao 127 cm
Minh cao 118 cm
 Viết các số đo chiều cao của bốn bạn ta được dãy số liệu: 122 cm, 130 cm, 127 cm, 118 cm.
b) Làm quen với thứ tự và số số hạng của dãy:
 Nhìn vào dãy số liệu trên ta biết:
Số thứ nhất là 122 cm
Số thứ hai là 130 cm
Số thứ ba là 127 cm
Số thứ tư là 118 cm
 Dãy số liệu trên có bốn số.
* Vấn đáp, thực hành
- HS quan sát ảnh SGK trang 134, nêu nội dung ảnh.
- Đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn.
- Giới thiệu dãy số liệu.
-Giới thiệu thứ tự và số số hạng trong dãy.
B/ Thực hành:
*Luyện tập
Bài 1. - Chữa bài bảng phụ.
-HS nêu bài toán. 
-Cả lớp làm bài.
Bài 2. Cho dãy số: 110; 220; 330; 440; 550; 660; 770; 880; 990. Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước kết quả đúng:
a) Dãy số trên có tất cả bao nhiêu số?
A. 10 số
B. 27 số
C. 9 số
D. 881 số
b) Số thứ tám trong dãy số là số nào?
A. 3
B. 8
C. 220
D. 880
-HS đọc đề bài.
 -Cả lớp làm bài.
-Chữa bài trên bảng.
Bài 3. Số lít dầu tương ứng trong mỗi thùng được cho dưới đây:
Thùng1: 195l
Thùng 2: 120l
Thùng 3: 200l
Thùng 4: 50l
a) Dãy số lít dầu đựng trong bốn thùng trên viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:
50l; 120l; 195l; 200l
b) Dựa vào dãy vừa viết, hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm:
+ Thùng 2 có nhiều hơn thùng 4 là 150l dầu và ít hơn thùng 1 là 75l dầu.
+ Cả 4 thùng có 565l dầu.
-HS nêu bài toán. 
-Cả lớp làm bài.
-Chữa bài bảng phụ, giải thích cách làm.
c/ Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhận xét tiết học.
toán
Làm quen với thống kê số liệu (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.
- Biết cách đọc các số liệu của một bảng.
- Biết cách phân tích số liệu của một bảng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ bài mới:
Làm quen với thống kê số liệu:
Đây là bảng thống kê số con của ba gia đình:
Gia đình
Cô Mai
Cô Lan
Cô Hồng
Số con
2
1
2
Bảng này có hai hàng:
- Hàng trên ghi tên các gia đình.
- Hàng dưới ghi số con của mỗi gia đình.
Nhìn vào bảng trên ta biết:
- Ba gia đình được ghi trong bảng là: Gia đình cô Mai, gia đình cô Lan, gia đình cô Hồng.
- Gia đình cô Mai có 2 con, gia đình cô Lan có 1 con, gia đình cô Hồng có 2 con.
Thực hành:
*Vấn đáp, quan sát.
- GV treo bảng phụ, HS quan sát, nêu nội dung của bảng.
- HS nêu cấu tạo của bảng gồm 2 hàng, 4 cột.
- GV hướng dẫn HS cách đọc số liệu của một bảng.
* Luyện tập
Bài 1. Dưới đây là bảng thống kê số học sinh của một trường tiểu học:
Khối
Một
Hai
Ba
Bốn
Năm
Số học sinh
140
200
190
240
160
Hãy viết chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm:
a) Khối Một có 140 học sinh; khối Năm có 160 học 
sinh.
b) Khối Hai có ít hơn khối Bốn là 40 học sinh.
Hỏi thêm HS, Ví dụ: Tổng số học sinh của trường đó là bao nhiêu? Khối Bốn nhiều hơn khối Một bao nhiêu học sinh?
-HS đọc đề bài, đọc bảng thống kê số liệu.
 -Cả lớp làm bài.
-Chữa bài trên bảng, giải thích cách làm.
-Vấn đáp.
Bài 2. Dưới đây là bảng thống kê số gạo nếp và gạo tẻ của một cửa hàng bán được trong ba ngày:
Thứ nhất
Thứ hai
Thứ ba
Tẻ
3800kg
2500kg
4800kg
Nếp
1200kg
1800kg
1500kg
Dựa vào bảng trên, hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) Ngày thứ nhất bán được 3800kg gạo tẻ và 1200kg gạo nếp.
b) Ngày thứ hai bán được tất cả 4300kg gạo tẻ và gạo nếp.
c) Ngày thứ ba bán được nhiều hơn ngày thứ hai 2300kg gạo tẻ và ít hơn ngày thứ hai 300kg gạo nếp.
Hỏi thêm HS, Ví dụ: Ngày nào bán được nhiều gạo nhất?
-HS đọc đề bài, đọc bảng thống kê số liệu.
 -Cả lớp làm bài.
-Chữa bài trên bảng, giải thích cách làm.
-Vấn đáp.
Bài 3. Số điểm 10 của lớp 3A đạt được trong bốn tháng như sau:
Tháng 9: 185 điểm
Tháng 10: 203 điểm
Tháng 11: 190 điểm
Tháng 12: 170 điểm
Hãy viết số thích hợp vào ô trống:
Tháng
9
10
11
12
Số điểm 10
185
203
190
170
-HS đọc đề bài, đọc bảng thống kê số liệu.
 -Cả lớp làm bài.
-Chữa bài trên bảng, giải thích cách làm.
-Vấn đáp.
b/ Củng cố – dặn dò:
- HS nêu nhận xét về hai loại bảng số liệu ở bài 1 và 2.
(bảng hai hàng và bảng nhiều hàng) 
- Nhận xét tiết học.
- Vấn đáp.
- GV nhận xét.
toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Toán in, bảng phụ, phấn màu. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ luyện tập:
* Luyện tập
Bài 1. Cho dãy số 100; 101; 102; 103; 104; 105; 106; 107; 108; 109.
Nhìn vào dãy trên, viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) Số thứ nhất trong dãy là số 100.
b) Số thứ năm trong dãy là số 104.
c) Số thứ mười trong dãy là số 109
d) Trong dãy trên, số chữ số 0 có tất cả là 11.
e) Trong dãy trên, số chữ số 1 có tất cả là 11.
-HS đọc đề bài, đọc dãy số liệu.
 -Cả lớp làm bài.
-Chữa bài trên bảng, giải thích cách làm.
Bài 2. Các bạn học sinh của trường Hoà Bình tham gia hội khoẻ Phù Đổng đã đạt các giải như sau:
Bơi: 2 giải nhất, 3 giải nhì
Đá cầu: 1 giải nhì, 2 giải ba
Cờ vua: 1 giải nhì
Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu):
Bơi
Đá cầu
Cờ vua
Nhất
2
0
0
Nhì
3
1
1
Ba
0
2
0
-HS nêu bài toán. 
-Cả lớp làm bài.
-Chữa bài bảng phụ, giải thích cách làm.
Bài 3. Viết số thích hợp vào ô trống, biết rằng mỗi lớp khối 3 đều có 40 học sinh:
3A
3B
3C
Số học sinh nam
17
21
22
Số học sinh nữ
23
19
18
-HS đọc đề bài.
 -Cả lớp làm bài.
-Chữa bài trên bảng, giải thích cách làm.
B/ Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-GV nhận xét tiết học.
toán
Tự kiểm tra
I. Mục tiêu: Kiểm tra kết quả học tập môn Toán giữa học kì II của HS, tập trung vào các kiến thức và kĩ năng:
- Xác định số liền trước hoặc liền sau của số có bốn chữ số; xác định số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có bốn số, mỗi số có đến bốn chữ số. Tự đặt tính rồi thực hiện cộng, trừ các số có bốn chữ số có nhớ hai lần không liên tiếp, nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo; xác định một ngày nào đó trong một tháng là ngày thứ mấy trong tuần lễ.
- Nhận ra số góc vuông trong một hình.
- Giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Toán in.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung dạy học
Phương pháp 
Phần 1. Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1. Số liền sau của 4279 là:
A. 4278
B. 4269
C. 4280
D. 4289
2. Trong các số 5864; 8654; 8564; 6845; số lớn nhất là:
A. 5864
B. 8654
C. 8564
D. 6845
3. Trong cùng một năm, ngày 23 tháng 3 là ngày thứ ba, ngày 2 tháng 4 là:
A. Thứ tư
B. Thứ năm
C. Thứ sáu
D. Thứ bảy
4. Số góc vuông trong hình bên là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
5. 9m 5cm = .....cm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 14
B. 95
C. 950
D. 905
Phần 1: 3 điểm
Phần 2. Làm các bài tập sau:
Đặt tính rồi tính:
6947+3528
8291-635
2817 x3
9640:5
6947
+
3528
8291
-
635
2817
x
3
10475
7656
8451
2. Bài toán: Có 5 thùng, mỗi thùng chứa 1106l nước. Người ta lấy ra 2350l nước từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít nước?
Bài giải:
Số lít nước ban đầu có là: (0,5 điểm)
1106 x 5 = 5530 (l) (1 điểm)
Số lít nước còn lại là: (0,5 điểm)
5530 – 2350 = 3180 (l) (0,5 điểm)
Đáp số: 3180l nước (0,5 điểm)
Bài 1: 4 điểm
(mỗi phép tính đúng: 1 điểm)
Bài 2: 3 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docT26_toan.doc