Giáo án Toán 3 tuần 28 - Trường THDL Đoàn Thị Điểm

Giáo án Toán 3 tuần 28 - Trường THDL Đoàn Thị Điểm

Trường THDL Đoàn Thị Điểm

GV: Đỗ Thị Vui

Lớp : 3C

Tiết: 136 Tuần : 28

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN

Tên bài dạy:

SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000

I. Mục tiêu:

Giúp HS :

- Luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000

II. Đồ dùng dạy học:

- Phấn màu

- Bộ đồ dùng dạy học toán

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1784Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 tuần 28 - Trường THDL Đoàn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
GV: Đỗ Thị Vui
Lớp : 3C
Tiết: 136 Tuần : 28	
 Thứ ngày .. tháng 3 năm 2006 
Kế hoạch dạy học môn toán 
Tên bài dạy:
So sánh các số trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
Luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Bộ đồ dùng dạy học toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Đồ dùng
3’
A. Kiểm tra bài cũ => Giới thiệu bài
Bài tập : Điềm dấu >; <; = 
2354 > 909
4567 > 3998
6575 < 6775
3409 = 3409
=> Muốn so sánh các số ta làm thế nào ? ( ... đếm số các chữ số, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn; nếu số các chữ số bằng nhau thì so sánh các chữ số trong cùng một hàng, bắt đầu từ hàng cao nhất,...) 
=> So sánh các số trong phạm vi 100 000
* Kiểm tra, đánh giá
- GV nêu đề bài
- HS làm vào vở
- 1 HS lên bảng làm - HS khác nhận xét, nêu quy tắc so sánh
- GV nhận xét, đánh giá, giới thiệu, ghi tên bài
10’
21’
B. Bài mới
1. Hướng dẫn so sánh các số trong phạm vi 100000:
ã So sánh 100 000 và 99 999.
Kết luận: 100 000 > 99999
99999 thêm 1 thì được 100000
99999 đứng trước 100000 trên tia số
99999 có ít chữ số hơn 100000 ; ...
=> Trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
ã So sánh các số có cùng số chữ số:
VD : So sánh hai số: 76200 và 76199.
Nhận xét: hai số đều có năm chữ số, nên ta so sánh các cặp chữ số cùng hàng kể từ trái qua phải. 
Các cặp chữ số ở hàng nghìn, hàng chục nghìn như nhau, ở hàng trăm có 2 > 1
Vậy : 76 200 > 76 299
So sánh : 23453 và 23460 ; 87603 và 86703
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : >, <, =:
4589  10 001 ( 35 275 (> )
8000  7999 + 1 (= ) 99999  100000 (< )
3527  3519 (> ) 86 573  96 573 (< )
* Trực quan
- GV viết số 
- HS so sánh , nhận xét
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
- HS đọc phần kết luận trong SGK
- GV ghi các số lên bảng, HS so sánh, giải thích
- HS khác nhận xét, GV nhận xét
* Luyện tập, thực hành
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét, - GV nhận xét
Bài 2: >, <, = ?
89 156  98 516 (< ) 6 628  67 728 (<)
69 731  9 713 (>) 89 999  90 000 (<)
79 650  79 650 (=) 78 659  76 860 (>)
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 1 HS chữa miệng
- HS nhận xét về quy luật dãy số
- GV nhận xét
Bài 3: 
a) Tìm số lớn nhất trong các số:
83 269 ; 92 368 ; 29 863 ; 68 932.
b) Tìm số bé nhất trong các số:
74 203 ; 100 000 ; 54 307 ; 90 241
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào SGK
- 1 HS chữa miệng
- HS nhận xét 
- GV nhận xét, chấm điểm
Bài 4:
a) Viết các số 30 620; 8258; 31 855; 16 999 theo thứ tự từ bé đến lớn.
8258; 16 999; 30 620; 31 855.
b) Viết các số 65 372; 56 372; 76 253; 56 327 theo theo thứ tự từ lớn đến bé.
76 253; 65 372; 6 372; 56 327.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 1 HS chữa miệng
- HS nhận xét, giải thích cách sắp xếp
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chấm điểm
1’
C. Củng cố – dặn dò
 - Nắm quy tắc so sánh
- GV nhận xét, dặn dò 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
GV: Đỗ Thị Vui
Lớp : 3C
Tiết: 137 Tuần : 28	
 Thứ ngày .. tháng 3 năm 2006 
Kế hoạch dạy học môn toán 
Tên bài dạy:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
Luyện tập đọc và nắm được thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm.
Luyện tập so sánh các số
Luyện tính viết và tình nhẩm
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Bảng phụ, thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Đồ dùng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Tìm số lớn nhất trong các số sau :
23465; 23564; 25643; 26453
- Tìm số bé nhất trong các số sau :
67029; 72609; 79206; 62097
* Kiểm tra, đánh giá
- GV nêu đề bài
- HS làm vào nháp
- 1 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
1’
30’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Số?
99 600; 99 601; 99 602; 99 603; 99 604.
18 200; 18 300; 18 400; 18 500; 18 600.
89 000; 90 000; 91 000; 92 000; 93 000.
Bài 2: >, <, =?
8357  8257 (>) 3000 + 2  3200 (<)
 3002
36 478 ... 36 488 ()
 6700
89 429  89 420 (>) 8700 - 700  8000 (=)
 8000
8398  10 010 (<) 9000 + 900  10 000 (<) 
 9900
Cách làm : Thực hiện phép tính ; điền dấu
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài – HS ghi vở
* Luyện tập, thực hành
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 3 HS lên bảng làm bài, đọc dãy số
- HS khác nhận xét, nêu quy luật dãy số
- GV nhận xét, chấm điểm
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng làm bài 
- HS khác nhận xét, bổ sung, nêu cách thực hiện
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chấm điểm
Bài 3: Tính nhẩm.
8000 - 3000 = 5000 3000 Í 2 = 6000
6000 + 3000 = 9000 7600 - 300 = 7300
7000 + 500 = 7500 200 + 8000 : 2 = 4200
9000 +900 + 90 = 9990 300 + 4000 Í 2 = 8300
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- HS chữa miệng theo dãy
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét, chấm điểm
Bài 4 : 
a) Tìm số lớn nhất có năm chữ số.
Số lớn nhất có năm chữ số là: 99 999
b) Tìm số bé nhất có năm chữ số.
Số bé nhất có năm chữ số là: 10 000
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 2 HS chữa miệng
- HS nhận xét
- GV nhận xét 
Bài 5 : Đặt tính rồi tính
a) 3254 + 2473
 8326 - 4916
b) 8460 : 6
 1326 ´ 3
8460 6
24 1410
 06
 00 
 0
a) b)
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 4 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét, nêu cách đặt tính và tính
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
1’
C. Củng cố – dặn dò
 - Chú ý về thứ tự các hàng khi viết và đọc số
- GV nhận xét, dặn dò 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
GV: Đỗ Thị Vui
Lớp : 3C
Tiết: 138 Tuần : 28	
 Thứ ngày .. tháng 3 năm 2006 
Kế hoạch dạy học môn toán 
Tên bài dạy:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
Luyện đọc, viết số
Nắm thứ tự các số trong phạm vi 100 000
Luyện dạng bài tập tìm thành phần chưa biết của phép tính
Luyện giải toán
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Bảng phụ, thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Đồ dùng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Tính nhẩm
 500 + 2000 : 2 = 1500
4000 – ( 1700 + 300 ) ´ 2 = 0
* Kiểm tra, đánh giá
- GV nêu đề bài
- HS tính nhẩm, nêu kết quả và cách thực hiện
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chấm điểm
1’
30’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 3897; 3898; 3899; 3900; 3901; 3902.
b) 24 686; 24 687; 24 688; 24 689 24 690.
c) 99 995; 99 996; 99 997; 99 998; 99 999.
Bài 2: Tìm x.
a) x + 1536 = 6924 b) x - 636 = 5618
 x = 6924 - 1536 x = 5618 + 636
 x = 5388 x = 6254
c) x Í 2 = 2826 d) x : 3 = 1628
 x = 2826 : 2 x = 1628 Í 3
 x = 1413 x = 4884
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài – HS ghi vở
* Luyện tập, thực hành
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 3 HS chữa miệng, nêu quy luật dãy số
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chấm điểm
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 4 HS lên bảng làm bài , nêu cách làm
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
Bài 3: Tóm tắt.
3 ngày: 315m
8 ngày: m?
Giải
Số mét mương mỗi ngày đào được là:
315 : 3 = 105 (m)
Số mét mương đào được trong 8 ngày là:
105 Í 8 = 840 (m)
 Đáp số: 840m mương 
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 1 HS nêu dạng toán, cách thực hiện, đọc bài giải
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét, khái quát
Bài 4 : Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình sau:
Hãy xếp thành hình dưới đây:
Có thể xếp như sau:
- HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét, chỉ vào tia số
- GV nhận xét, nêu yêu cầu
- HS giải thích
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
1’
C. Củng cố – dặn dò
 - Chú ý về thứ tự các hàng khi viết và đọc số
- GV nhận xét, dặn dò 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
GV: Đỗ Thị Vui
Lớp : 3C
Tiết: 139 Tuần : 28	
 Thứ ngày .. tháng 3 năm 2006 
Kế hoạch dạy học môn toán 
Tên bài dạy:
Diện tích của một hình
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
Làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích thông qua hoạt động so sánh diện tích các hình.
Biết được : Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Hình P được tách thành hai hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hai hình M và N .
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Các miếng bìa hình ô vuông khác màu nhau để minh hoạ các ví dụ 1, 2, 3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Đồ dùng
10’
23’
A. Bài mới
1. Giới thiệu biểu tượng về diện tích – Giới thiệu bài
ã Cho hình chữ nhật nằm gọn trong hình tròn.
à Diện tích hình chữ nhật nhỏ hơn diện tích hình tròn.
ã Đưa ra hai hình A và B có hình dạng khác nhau nhưng có cùng số ô vuông như nhau để HS quan sát và so sánh..
à Hai hình A và B có diện tích bằng nhau (vì có số ô vuông bằng nhau)
ã Hình P được tách thành hai hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hai hình M và N ( hình P gồm 10 ô vuông, hình M gồm 6 ô vuông, hình N gồm 4 ô vuông, 10 ô vuông = 5 ô vuông + 4 ô vuông)
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Câu nào đúng, câu nào sai?
A
C
D
B
a) Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn diện tích hình tứ giác ABCD. S
b) Diện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD. Đ
c) Diện tích hình tam giác ABC bằng diện tích hình tứ giác ABCD. S
* Trực quan
- GV thao tác trên các hình 
- HS so sánh độ lơn các hình
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận, giới thiệu bài
- HS đọc phần kết luận trong SGK
- Cả lớp đọc đồng thanh
* Luyện tập, thực hành
- HS đọc yêu cầu 
- HS vẽ hình và làm bài vào vở 
- 3 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét, - GV nhận xét, chấm điểm
Bài 2: 
a) Hình P gồm bao nhiêu ô vuông ? (11 ô vuông)
Hình Q gồm bao nhiêu ô vuông? (10 ô vuông)
b) So sánh diện tích hình P với diện tích hình Q.
Diện tích hình P lớn hơn diện tích hình Q.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 2 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét
Bài 3: So sánh diện tích hình A với diện tích hình B
 A B
Diện tích hình A bằng diện tích hình B.
(vì cắt đôi hình A ghép lại sẽ được hình B hoặc ngược lại)
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS vẽ hình và làm bài vào vở
- 1 HS chữa miệng, giải thích cách làm
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét
1’
B. Củng cố – dặn dò
 - Tập so sánh diện tích các hình
- GV nhận xét, dặn dò 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm Thứ năm ngày 23 tháng 3 năm 2006
GV : Bùi Thu Thuỷ
Lớp : 3K 
Kế hoạch dạy học – Môn Toán
Tiết 140 : 
Trường THDL Đoàn Thị Điểm
GV: Đỗ Thị Vui
Lớp : 3C
Tiết: 140 Tuần : 28	
 Thứ ngày .. tháng 3 năm 2006 
Kế hoạch dạy học môn toán 
Tên bài dạy:
Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét vuông
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
Biết 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm.
Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Hình vuông cạnh 1cm 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Đồ dùng
A. Kiểm tra bài cũ:
- So sánh diện tích các hình : 
* Kiểm tra, đánh giá
- GV vẽ một số hình lên bảng
- HS nhận xét, so sánh diện tích các hình
- GV nhận xét, đánh giá
10’
21’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu xăng-ti-mét vuông
ã Để đo diện tích người ta dùng đơn vị đo diện tích, chẳng hạn : xăng-ti-mét vuông
ã Xăng-ti-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm.
ã Xăng-ti-mét vuông viết tắt là cm2
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Viết (theo mẫu)
Đọc
Viết
Năm xăng-ti-mét vuông
5cm2
Một trăm hai mươi xăng-ti-mét vuông
120cm2
Một nghìn năm trăm xăng-ti-mét vuông
1500cm2
Mười nghìn xăng-ti-mét vuông
10 000 cm2
* Trực tiêp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
* Trực quan, thuyết trình
- GV phát cho mỗi HS 1 hình vuông cạnh 1cm
- HS đo và nêu kết quả
- GV giới thiệu
- HS nhắc lại
- Cả lớp đọc kết luận trong SGK
* Luyện tập, thực hành
- HS đọc yêu cầu và mẫu
- HS làm bài vào vở 
- 3 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét, bổ sung
 - GV nhận xét, chấm điểm
Bài 2: Viết vào chỗ chấm (theo mẫu).
ã Hình B gồm 6 ô vuông 1cm2.
ã Diện tích hình B bằng 6cm2.
ã Diện tích hình A bằng diện tích hình B.
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu
- HS vẽ hình và làm bài vào vở
- 3 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét
Bài 3: Tính (theo mẫu)
a) 18cm2 + 26cm2 = 44cm2 b) 6 cm2 Í 4 = 24 cm2 
40 cm2 - 17 cm2 = 23 cm2 32 cm2 : 4 = 8 cm2
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét
Bài 4 : Tờ giấy màu xanh có diện tích 3002, tờ giấy màu đỏ có diện tích 280cm2. Hỏi tờ giấy màu xanh có diện tích lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
Giải
 Tờ giấy màu xanh có diện tích lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ số xăng-ti-mét vuông là:
300 - 280 = 20 (cm2)
Đáp số: 20cm2.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- 1 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét
1’
C. Củng cố – dặn dò
 - Ôn cách đọc và viết dơn vị đo diện tích
- GV nhận xét, dặn dò 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN3tuan28.doc