Giáo án Toán 3 tuần 6 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Toán 3 tuần 6 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

TOÁN:

PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.

- Nhận biết số dư phải bé hơn số chia.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các tấm bìa có các chấm tròn (như hình vẽ trong SGK).

- Bảng phụ viết kết luận về số dư trong phép chia có dư, bảng phụ viết bài tập 2, 3.

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 952Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 3 tuần 6 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán:
phép chia hết và phép chia có dư
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Nhận biết số dư phải bé hơn số chia.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa có các chấm tròn (như hình vẽ trong SGK).
- Bảng phụ viết kết luận về số dư trong phép chia có dư, bảng phụ viết bài tập 2, 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Đặt tính rồi tính:
36 : 6
 9 : 3
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp tính nháp.
- Chữa bài, nhận xét.
B/ bài mới:
1/ Hướng dẫn HS nhận biết phép chia hết và phép chia có dư:
* Lấy 8 chấm tròn chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có mấy chấm tròn? 
(Mỗi phần có 4 chấm tròn)
- Còn thừa chấm tròn nào không? (Không còn thừa)
- Nêu phép tính? (8 : 2 = 4) Đây là phép chia hết.
- Đặt tính dọc: 
8
2
 8 chia 2 được 4, viết 4
8
4
 4 nhân 2 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0
0
 Ta nói: 8 : 2 là phép chia hết.
- Đặt tính ngang:
 8 : 2 = 4 /Đọc là: tám chia hai bằng bốn.
- Dựa vào dấu hiệu nào trên cột tính con biết đây là phép chia hết? (sau khi chia, không còn thừa,số dư là 0)
- HS lấy 8 chấm tròn cùng GV.
- HS đặt tính dọc trênbảng con.
- 1 HS lên bảng.
- Chữa bài, nêu cách tính.
- HS chỉ rõ trên cột tính đâu là số bị chia, số chia, thương.
* Lấy 9 chấm tròn chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có mấy chấm tròn? (Mỗi phần có 4 chấm tròn, còn thừa 1 chấm tròn)
- Vậy 9 : 2 được 4 còn thừa 1, ta nói 9 : 2 là phép chia có dư.
- Đặt tính dọc: 
9
2
 9 chia 2 được 4, viết 4
8
4
4 nhân 2 bằng 8, 9 trừ 8 bằng 1
1
Ta nói: 9 : 2 là phép chia có dư,1 là sốdư.
- Lưu ý: Trong phép chia có dư, ví dụ: 9 : 2 = 4 (dư 1) thì số dư là 1, số chia là 2, số dư phải bé hơn số chia vì nếu số dư lớn hơn hoặc bằng số chia thì có thể chia tiếp nữa, như thế bước chia liền trước chưa thực hiện xong. Kết quả của mỗi phép chia (thương) phải xác định và chỉ có một, không thể là các giá trị khác nhau.
- Đặt tính ngang:
9 : 2 = 4 (dư 1)/Đọc là: chín chia hai bằng bốn,dư 1
- HS lấy 9 chấm tròn cùng GV.
- HS quan sát GV đặt tính, hướng dẫn cách tính.
- HS nêu lại cách tính.
- HS chỉ rõ trên cột tính đâu là số bị chia, số chia, thương, số dư.
- GV nêu lưu ý và viết bảng kết luận.
- HS nhắc lại. 
-GV đặt tính ngang.
2/ Thực hành:
Bài 1. Tính rồi viết theo mẫu:
- Chữa bài, nêu cách tính, chỉ rõ đâu là phép chia có dư, đâu là phép chia hết.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm bài.
- 3 HS lên bảng.
Bài 2. Đ/S?
a)
32
4
32
8
0
Đ
b)
30
6
24
4
6
S
c)
20
3
15
5
5
S
d)
48
6
48
8
0
Đ
Lưu ý: 
- Phần b: Số dư bằng số chia là sai
- Phần c: Số dư lớn hơn số chia là sai.
- GV treo bảng phụ, nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài.
- Chữa miệng, GV ghi bảng.
- HS giải thích vì sao điền Đ/S.
- HS nêu cách sửa lại phép tính sai thành đúng.
Bài 3. Đã khoanh số ô tô trong hình nào?
Đáp án: Hình a
- GV treo bảng phụ, nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài.
- Chữa bài.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Trong phép chia có dư, số dư và số chia có quan hệ như thế nào với nhau? (Số dư nhỏ hơn số chia).
- Trong phép chia có số dư, số bị chia bằng thương nhân với số chia rồi cộng với số dư.
* Nâng cao: Trong một phép chia có dư, số dư lớn nhất luôn nhỏ hơn số chia một đơn vị.
toán:
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
Giúp HS: Củng cố nhận biết về chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ bài tập 2, 4.
- Vở bài tập Toán in.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/Giới thiệu bài: 
B/ Thực hành - luyện tập:
* Luyện tập, thựchành.
Bài 1. Tính
17
2
35
4
42
5
58
6
16
8
32
8
40
8
54
9
1
3
2
4
- HS nêu yêu cầu, - Cả lớp làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài, nêu cách tính.
Bài 2. Đặt tính rồi tính
a.
24
6
30
5
15
3
20
4
24
4
30
6
15
5
20
5
0
0
0
0
- GV treo bảng phụ, nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài.
- Chữa miệng, GV ghi bảng.
Bài 3: 
Số học sinh giỏi lớp đó có là:
27 : 3 = 9 ( bạn)
Đáp số 9 bạn
- HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài.
- Chữa miệng, giải thích đáp án
Bài 4. Trong phép chia có dư với số chia là 3, số dư lớn nhất của phép chia đó là:
b. 2
c.1
- GV treo bảng phụ, nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài.
- Chữa miệng, GV ghi bảng.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Học thuộc lòng các dòng ghi nhớ.
Nhận xét tiết học.
toán:
chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và chia hết ở tất cả các lượt chia.
- Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, các tấm bìa lớn để HS làm bài tập 2, bảng phụ phần bài mới.
- Vở bài tập Toán in.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/kiểm tra bài cũ.
• của 36 giờ là bao nhiêu?
• của 50 phút là bao nhiêu?
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp trả lời câu hỏi.
- Chữa bài trên bảng, nhận xét 
B/ bài mới:
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Hướng dẫn thực hiên phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số: 96 : 3
 *Bài toán: Có 96 con gà nhốt đều vào 3 chuồng. Hỏi mỗi chuồng có bao nhiêu con gà? 
Muốn thực hiện phép chia 96 : 3 ta phải tiến hành như sau:
Bước 1: Đặt tính:
96
3
(96 là số bị chia, 3 là số chia)
Bước 2: Tính:
* Nhận xét: Số bị chia là số có hai chữ số, số chia là số có một chữ số nên tương ứng với hai lần chia. Thực hiện chia lần lượt từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị.
96 : 3 = ?
Đặt tính rồi tính như sau:
96
3
• 9 chia 3 được 3, viết 3
9
32
3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0
06
• Hạ 6, 6 chia 3 được 2, viết 2
6
2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0
0
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép chia này theo từng “lệnh” một.
+ HS đặt tính ra nháp.
+ GV hướng dẫn HS nhận xét và tính lần lượt (nói và viết).
-GV treo bảng phụ phần bài mới.
- HS thực hiện lại phép chia
96 : 3 = 32.
3/ Thực hành:
* Luyện tập, thực hành.
Bài 1. Tính 
48:4
84 : 2
66:6
36 : 3
48
4
84
2
66
6
36
3
4
12
8
42
6
11
3
12
08
04
06
06
8
4
6
6
0
0
0
0
* Khi thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số cần thực hiện theo thứ tự nào? (từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng chục)
- HS đọc đề bài.
- GV viết phép tính mẫu, 1 HS nêu cách chia.
- Cả lớp làm bài, 3 HS lên bảng. 
- Chữa bài, nêu cách thực hiện từng phép chia.
- Vấn đáp.
Bài 2. Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu): 
 của 69 kg là:
69 : 3 = 23 (kg)
 của 36 m là:
36 : 3 = 12 (m)
 của 93 l là:
93 : 3 = 31 (l)
 của 48 phút là:
48 : 2 = 24 (phút)
 của 24 giờ là:
24 : 2 = 12(giờ)
 của 24 giờ là:
24 : 2 = 12(giờ)
 của 44 ngày là:
44 : 2 = 22(ngày)
* Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số, ta lấy số đó chia cho số phần.
- 1 HS đọc đề bài và phần mẫu. GV lưu ý HS thực hiên phép chia ra nháp.
- Cả lớp làm bài.
- 4 HS lên bảng làm trên các tấm bìa.
- Chữa bài, giải thích cơ sở nào các con viết phép tính như vậy.
Bài 3. Mẹ hái được 36 quả cam. Mẹ biếu bà số cam đó. Hỏi mẹ biếu bà bao nhiêu quả cam? 
Tóm tắt:
 36 quả
 ?
Bài giải:
Số quả cam mẹ biếu bà là:
36 : 3 = 12 (quả)
Đáp số: 12 quả cam
- 1 HS đọc đề bài.
- Tóm tắt miệng, GV ghi bảng.
- Cả lớp làm bài.
- 1 HS lên bảng.
- Chữa bài. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nêu thứ tự thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số.
- Nhận xét tiết học.
toán:
Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố các kỹ năng thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở các lượt chia); tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Tự giải bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in, các tấm bìa lớn để HS làm bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/Giới thiệu bài:
B/ Luyện tập:
Bài 1. Đặt tính rồi tính: 
a)
48:2
84:4
55:5
48
2
84
4
55
5
4
24
8
21
5
11
08
04
05
8
4
5
0
0
0
b)
42:6
54 : 6
48 : 6
35 : 5
42
6
54
6
48
6
35
5
42
7
54
9
48
8
35
7
0
0
0
0
- HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm , 4HS lên bảng.
- Chữa bài, nêu cách tính.
Bài 2. Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu): 
 của 20 m là:
20 : 4 = 5 (m)
 của 40 km là:
40 : 4 = 10 (km)
 của 80 kg là:
80 : 4 = 20 (kg
* Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số, ta lấy số đó chia cho số phần.
- 1 HS đọc đề bài và phần mẫu. GV lưu ý HS thực hiện phép chia ra nháp.
- Cả lớp làm bài, 4 HS làm trên các tấm bìa đính lên bảng.
- Chữa bài, giải thích cơ sở viết phép tính.
Bài 3. 
Bài giải:
My đã đọc được số trang sách là:
84: 2 = 42 (trang)
Đáp số: 42 (trang)
- HS đọc đề bài.
- Cả lớp làm bài.
- 1 HS lên bảng giải.
- Chữa bài, giải thích cách làm.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
toán:
Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Thực hành tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Giải các bài toán có liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ bài tập 1, tranh vẽ bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/Giới thiệu bài: 
B/ Thực hành:
Bài 1. 
* Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số con làm thế nào? (Lấy số đó chia cho số phần)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập và mẫu.
- Cả lớp tự làm bài.
- GV treo bảng phụ, 3 HS nối tiếp lên bảng làm bài.
- Chữa bài.
Bài 2. 
 Vân làm được 30 bông hoa bằng giấy, Vân tặng bạn số bông hoa đó. Hỏi Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa? 
Bài giải:
Vân tặng bạn số bông hoa là:
30 : 6 = 5 (bông)
Đáp số: 5 bông
- 2 HS đọc đề bài.
- Cả lớp tóm tắt và giải.
- 1 HS lên bảng tóm tắt và giải.
- Chữa bài.
Bài 3. 
Bài giải:
Lớp 3 A có số học sinh đang tập bơi là:
28 : 4 = 7 ( học sinh)
Đáp số: 7 học sinh
- Cả lớp tóm tắt và giải.
- 1 HS lên bảng tóm tắt và giải.
- Chữa bài.
Bài 4:
Đáp án: Hình 2
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số con làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan3_tuan6.doc