Giáo án Toán 4 Tiết 8: Hàng và lớp

Giáo án Toán 4 Tiết 8: Hàng và lớp

Tiết 8: Hàng và lớp

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 Biết được lớp đơn vị gồm 3 hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm; lớp nghìn gồm 3 hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.

 2. Kĩ năng:

 Nhận biết được vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp. Gía trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó ở từng hàng và từng lớp.

 3. Thái độ:

 Có ý thức khi làm toán và tự giác khi làm bài tập, ham thích học toán.

II. Đồ dung dạy học:

 - GV chuẩn bị bảng kẻ sẳn các lớp, hàng của số có sáu chữ số như phần bài học SGK

 

doc 5 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 4 Tiết 8: Hàng và lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 tuần 2	Toán lớp 4
Tiết 8: Hàng và lớp
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 Biết được lớp đơn vị gồm 3 hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm; lớp nghìn gồm 3 hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
 2. Kĩ năng:
 Nhận biết được vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp. Gía trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó ở từng hàng và từng lớp.
 3. Thái độ:
 Có ý thức khi làm toán và tự giác khi làm bài tập, ham thích học toán.
II. Đồ dung dạy học:
 - GV chuẩn bị bảng kẻ sẳn các lớp, hàng của số có sáu chữ số như phần bài học SGK
Số
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
 - GV vẽ sẳn bảng ở phần ví dụ SGK ( để trống số ở các cột)
 - GV chuẩn bị SGK và giáo án.
 - HS: sách, vở và đồ dùng học tập.
III. Phương pháp:
 Giảng giải, nêu vấn đề,thảo luận, luyện tập, thực hành,..
IV. Hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1p
4p
2p
10p
20p
3p
1. Ổ định tổ chức:
 - Cho hát và nhắc nhở HS
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 em HS lên bảng và yêu cầu HS: Viết 4 số có 6 chữ số: 8,9,3,2,1,0 và 0,1,7,6,9
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
 3.1 Giới thiệu bài - viết bảng
 Giờ học môn toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa một chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ, hàng và lớp của các số có sáu chữ số.
- GV ghi bảng: Tiết 8 Hàng và đơn vị
 3.2 Hoạt động 1: Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn:
Mục tiêu:
- HS biết tên lớp và các hàng đơn vị.
- Biết lớp đơn vị gồm mấy hàng và tên của các hàng.
- Biết lớp nghìn gồm mấy hàng và tên của các hàng.
- Biết được vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp. 
- Gía trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó ở từng hàng và từng lớp.
- GV hỏi: Hãy nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn?
- GV treo bảng kẻ sẳn bảng ở phần ví dụ đã chuẩn bị sẳn.
- GV vừa giới thiệu tên các hàng, các lớp vừa chỉ trên bảng các hàng.
- GV hỏi: Các hàng này được xếp vào các lớp, đó là lớp nào?
- GV hỏi: lớp đơn vị gồm mấy hàng, đó là những hàng nào?
- GV hỏi: lớp nghìn gồm mấy hàng, đó là những hàng nào?
- GV nhận xét và nhắn mạnh: các hàng này được xếp các lớp. Lớp đơn vị gồm: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. Lớp nghìn gồm: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- GV viết số 321 vào cột số và yêu cầu HS đọc.
- GV gọi 1 HS lên bảng và yêu cầu: hãy viết các chữ số của số 321 vào các cột ghi hàng.
- GV viết số 654000, 654321 và GV hỏi: nêu các chữ số ở các hàng của số 654000, 654321?
- GV gọi 1 HS lên bảng và yêu cầu: hãy viết các chữ số của số 654321 vào các cột ghi hang
- GV nhận xét và cho điểm.
 3.3 Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành:
Mục tiêu:
- Biết đọc số, viết số và ghi các số vào đúng các hàng tương ứng.
- Biết cách xác định các chữ số thuộc hàng nào, lớp nào tương ứng.
- Biết ghi các giá trị của các chữ số theo mẫu.
- Biết viết số theo mẫu
- Biết các chữ số thuộc lớp hàng hay lớp đơn vị.
Bài 1: GV cho HS quan sát và phân tích mẫu trong SGK
- GV yêu cầu HS nêu nội dung của các cột trong bảng số của bài tập.
- GV cho HS thảo luận nhóm ( 1 nhóm gồm 2 bàn) thảo luận trong 3 phút để hoàn thành các yêu cầu sau:
+ Yêu cầu mỗi HS trong nhóm điền vào bảng số những chỗ còn thiếu.
+ Yêu cầu HS đọc lại các số đã viết vào bảng của nhóm mình.
- Hết thời gian thảo luận GV gọi:
+ 2 HS đọc số năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai và 1 HS nhận xét.
+ 1 HS lên bảng viết số năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai.
+ 1 HS nêu các chữ số ở các hàng của số 54312.
+ GV yêu cầu 1 HS viết các chữ số của số 54312 vào cột thích hợp trong bảng.
+ GV yêu cầu 1 HS xác định số 54312 có những chữ số hàng nào thuộc lớp nghìn?
+ Các chữ số còn lại thuộc lớp gì?
+ Gọi 1 HS lên bảng làm tiếp: xác định số 45213 có những chữ số hàng nào thuộc lớp nghìn, chữ số hàng nào thuộc lớp đơn vị.
+ GV nhận xét và cho điểm.
+ GV hỏi thêm:
Lớp nghìn của số 54302 gồm những chữ nào?
Lớp đơn vị của số 654300 gồm những chữ số nào?
Bài 2a. GV gọi 1 HS lên bảng và 1 HS đứng lên đọc cho HS viết các số trong bài tập, sau đó hỏi 1 HS khác:
- Trong số 46307, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào?
- Trong số 56032, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào?
GV hỏi tương tự với các số còn lại: 123517, 305804, 960783.
GV hỏi thêm:
- Trong các chữ số trên, số nào có chữ số 6 ở hàng chục nghìn?
- Trong các chữ số trên, những số nào có chữ số hàng đơn vị là 7?
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 2b. GV yêu cầu HS đọc bảng thống kê trong bài tập 2b và hỏi:
+ Dòng thứ nhất cho biết gì?
+ Dòng thứ hai cho biết gì?
- GV viết số 38753 và yêu cầu HS đọc số.
- GV hỏi: trong số 38753, chữ số 7 thuộc hàng nào, lớp nào?
- Vậy giá trị của chữ số 7 trong số 38753 là bao nhiêu?
- GV nêu lại: vì chữ số 7 thuộc hàng trăm nên giá trị của 7 là 700.
- GV gọi 4 HS khác lần lượt lên bảng làm các số còn lại.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 3: cho HS làm vở chấm.
- GV viết lên bảng số 52314 và hỏi: số 52314 gồm: 
+ Mấy trăm nghìn?
+ Mấy chục nghìn?
+ Mấy nghìn?
+ Mấy trăm?
+ Mấy chục?
+ Mấy đơn vị?
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng viết số 52314 thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- GV nhận xét và yêu cầu HS cả lớp làm các phần còn lại của bài tập.
- GV gọi tên 5 em HS đem tập lên chấm điểm và gọi 1 em lên bảng viết số 503060 thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Trong thời gian HS làm bài trên bảng GV chấm điểm tập các em.
- GV trả tập cho các em
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4. GV yêu cầu HS viết các số trong bài tập.
- GV yêu cầu 1 HS đọc lần lượt ở từng số trong bài tập.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm, mỗi em làm 2 số. ( gọi các em HS khá, giỏi)
- GV nhận xét và cho điểm
Bài 5. GV viết lên bảng số 823573 và yêu cầu HS đọc số đó.
GV hỏi: lớp nghìn của số 823573 gồm những chữ số nào?
- GV nhận xét và yêu cầu HS dựa vào mẫu làm tiếp phần còn lại.
- GV gọi 1 HS đứng lên đọc bài làm của mình cho cả lớp nghe.
- GV nhận xét và cho điểm.
 3.4. Củng cố - dặn dò:
- GV hỏi: lớp đơn vị gồm mấy hàng, đó là những hàng nào?
- GV hỏi: lớp nghìn gồm mấy hàng, đó là những hàng nào?
- Nhận xét về giờ học.
- Các em về nhà là các bài tập vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài: so sánh các số có nhiều chữ số.
- Cả lớp: hát và giữ trật tự, chuẩn bị đồ dùng và sách, vở
- 2 HS lên bảng làm
- a.93210, 982301, 398210, 391802
- b.976160; 796016; 679061; 190676
- HS: ghi đầu bài vào tập
-HS: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- HS quan sát và lắng nghe
- HS: lớp đơn vị và lớp nghìn
- HS: gồm 3 hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
- HS: gồm 3 hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- HS đọc: ba trăm hai mươi mốt.
- HS viết số 1 vào hàng đơn vị, số 2 vào cột chục, số 3 vào cột trăm.
- Số: 654000 có chữ số 0 ở các hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm; chữ số 4 ở hàng nghìn; chữ số 5 ở hàng chục nghìn; chữ số 6 ở hàng trăm nghìn.
- HS viết số 1 ở các hàng đơn vị, số 2 ở hàng chục, số 3 ở hàng trăm; số 4 ở hàng nghìn; số 5 ở hàng chục nghìn; số 6 ở hàng trăm nghìn.
- HS: bảng có các cột: đọc số, viết số, các lớp hàng của số.
- HS thảo luận: các em trong nhóm điền vào bảng số những chỗ còn thiếu và thay phiên nhau đọc các số đã ghi.
- 2 HS lần lượt đọc: năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai và 1 HS nhận xét
- 1 HS lên bảng viết số năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai
- 1 HS nêu số 54321: có chữ số 2 ở hàng đơn vị, chữ số 1 ở hàng chục,chữ số 3 ở hàng trăm, chữ số 4 ở hàng nghìn, chữ số 5 ở hàng chục nghìn.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS trả lời: chữ số 5 ở hàng chục nghìn, số 4 ở hàng nghìn thuộc lớp nghìn.
- lớp đơn vị
- HS trả lời: chữ số 4 ở hàng chục nghìn, số 5 ở hàng nghìn thuộc lớp nghìn, chữ số 2 thuộc hàng trăm, chữ số 1 ở hàng chục, chữ số 3 ở hàng đơn vị.
- HS làm bài vào vở bài tập
- HS trả lời chữ số 5 thuộc hàng chục nghìn, chữ số 4 thuộc hàng nghìn.
- HS trả lời chữ số 3 thuộc hàng trăm, chữ số không thuộc hàng chục và hàng đơn vị.
-1 HS đọc cho một HS khác viết các số: 46307, 56032, 123517, 305804, 960783.
- Trong số 46307, chữ số 3 ở hàng trăm, lớp đơn vị.
- Trong số 56032, chữ số 3 ở hàng chục, lớp đơn vị.
-HS trả lời: Trong số 123517, chữ số 3 ở hàng nghìn, lớp đơn vị. Trong số 305804, chữ số 3 ở hàng trăm nghìn, lớp nghìn. Trong số 960783, chữ số 3 ở hàng đơn vị, lớp đơn vị.
- 1 HS trả lời: đó là các chữ số 46307, 56032, 960783
- 1 HS trả lời: đó là các chữ số 46307, 123517
- HS: Dòng thứ nhất nêu các số.
- HS: Dòng thứ hai nêu giá trị của chữ số 7 trong từng số của dòng trên.
- HS đọc: ba mươi tám nghìn bảy trăm năm mươi ba.
- HS: thuộc hàng trăm, lớp đơn vị.
- là 700
- 1 HS lên bảng làm : giá trị của chữ số 7 trong số 67021 là 7000, giá trị của chữ số 7 trong số 79518 là70000, giá trị của chữ số 7 trong số 302671 là 70, giá trị của chữ số 7 trong số 715519 là700000.
- Các em còn lại làm vào vở nháp.
- HS trả lời:
+ năm chục nghìn
+ hai nghìn
+ ba trăm
+ mười chục
+ bốn đơn vị.
- 1HS lên bảng viết: 52314 = 50000 + 2000 + 300+ 10 + 4
- HS làm bài tập vào vở bài tập.
- 5 HS được GV gọi mang tập nộp GV.
- 1 HS lên bảng làm: 503060 = 500000 + 0+ 3000 + 0 + 60 + 0
- HS nhận tập
- Lắng nghe và theo dõi.
- 1 HS đứng dậy đọc to và rõ cho cả lớp cùng nghe
- 2 HS lên bảng làm và các em còn lại làm vào vở bài tập.
- 1 HS đọc: tám trăm hai mươi ba nghìn năm trăm bảy mươi ba.
- HS: lớp nghìn của số 823573 gồm những chữ số: 8 ; 2 ;3
- HS làm các phần con lại vào vở nháp
- 1 HS đứng lên đọc.
+ lớp nghìn của số 603786 gồm những chữ số: 6 ; 0; 3
+ lớp nghìn của số 603785 gồm những chữ số: 6; 0; 3
+ lớp nghìn của số 532004 gồm những chữ số: 5; 3; 2
- HS: gồm 3 hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
- HS: gồm 3 hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- HS cả lớp lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • dochang va lop.doc