Giáo án Tổng hợp cả năm Tuần 23 - Lớp 3 tháng 2 năm 2012

Giáo án Tổng hợp cả năm Tuần 23 - Lớp 3 tháng 2 năm 2012

- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số vơi số có một chữ số ( Có nhớ hai lần, không liền nhau )

- Áp dụng phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán

có lời văn. Làm BT 1, 2, 3, 4.

II. Đồ dùng dạy học

III. Hoạt động dạy học

1. ổn định

2.Kiểm tra bài cũ :

- Gọi HS lên làm bài tập1 VBT

- GV nhận xét, ghi điểm

3. Bài mới :

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp cả năm Tuần 23 - Lớp 3 tháng 2 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai ngày 13 tháng 02 năm 2012
Toán
Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số 
 ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số vơi số có một chữ số ( Có nhớ hai lần, không liền nhau )
- Áp dụng phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán 
có lời văn. Làm BT 1, 2, 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định
2.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên làm bài tập1VBT 
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài
- GV : Bài học hôm nay sẽ tiếùp tục giúp các em biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số vơi số có một chữ số.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1427 x 3 
Mục tiêu :
- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số vơi số có một chữ số ( Có nhớ hai lần, không liền nhau )
Cách tiến hành :
- GV viết lên bảng phép nhân : 1427 x 3
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc để thực hiện phép nhân 1427 x 3
- GV hỏi: Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu ?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Nếu trong lớp có HS tính đúng thì GV yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS ghi nhớ . Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn HS tính theo từng bước như SGK.
 Kết luận : Phép nhân trên có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục, từ hàng trăm sang hàng nghìn.
* Hoạt động 2 : Luyện tập – Thực hành 
Bài 1 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu lần lượt từng HS đã lên bảng trình bày cách tính của mình 
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- Yêu cầu hs đọc đề bài.
-Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
GV chú ý nhắc HS nhận xét cách đặt tính của bạn trên 
bảng.
Tóm tắt:
 4 thùng : 1648 gói bánh
1 thùng : ? Gói bánh
Bài 3
-Gọi 1 HS đọc đè bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
 Tóm tắt 
 1xe : 1425 kg gạo
 3 xe :  kg gạo ?
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4
- 1 HS đọc đè bài toán.
- GV hỏi : Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
4. Củng cố, dặn dò 
- Cho HS nhắc lại cách thực hiện phép nhân, chu vi hình vuông.
- Về nhà làm bài 
- Nhận xét tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS đọc : 1427 nhân 3
- 2 HS lên bảng đặt tính,HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn.
- Ta bắt đầuà tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (Tính từ phải sang trái)
 1427 * 3 nhân 7 bằng 21, viết 
X 3 1, nhớ 2. 
 * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 
 4281	 bằng 8,viết 8.
 * 3 nhân 4 bằng 12,viết 2 nhớ 1
 * 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4,viết 4.
 Vậy : 1427 x 3 = 4281
- 4 HS lên bảng làm bài.HS cả lớp làm vào VBT.
- HS trình bày trước lớp.
- 2 hs đọc đề bài 
-BT cho biết có 4 thùng đựng được 1648 gói bánh?
-1 Thùng có bao nhiêu gói bánh.
-1 HS lên bảng giải.
Bài giải
Số gói bánh trong mỗi thùng là:
1648 : 4= 412 (gói)
 Đáp số: 412 gói bánh 
- Mỗi xe chở 1425 kg gạo. Hỏi 3 xe như thế chở bao nhiêu ki- lô- gam gạo ?
- 1 HS lên bảng làm bài,HS cả lớp làm vào VBT.
 Bài giải 
 Số ki- lô- gam gạo cả 3 xe chở là :
 1425 x 3 = 4275 (kg )
 Đáp số : 4275 kg gạo
- Tính chu vi khu đất hình vuông có cạnh là 1508 m 
- Muốn tính chu vi của hình vuông ta lấy cạnh của hình vuông nhân vơi 4.
 Bài giải 
 Chu vi khu đất hình vuông là :
 1058 x 4 = 6032 (m)
 Đáp số : 6032 
Tập đọc- Kể chuyện
 NHÀ ẢO THUẬT
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
 Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Hiểu nội dung câu chuyện : Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em ( TL được các câu hỏi trong SGK) 
B - Kể chuyện
 Rèn kỹ năng nói : Dựa vào trí nhớ vàtranh minh họa kể tiếp từng đoạn câu chuyện.
Rèn kỹ năng nghe.
*GDKNS:	 -Thể hiện sự cảm thông 
-Tự nhận thức bản thân 
	-Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét.	
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TẬP ĐỌC 
1 . Ổn định tổ chức 
2 . Kiểm tra bài cũ 
 Hai, ba HS đọc lại bài Cái cầu, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
 Gv nhận xét và cho điểm.
3 . Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 Giới thiệu bài 
 - Yêu cầu HS mở SGK trang 39, đọc tên chủ điểm và nêu tên một số bộ môn nghệ thuật mà em biết.
- Trong tuần 23 này, các em sẽ được học các bài TĐ gắn liền với chủ điểm nghệ thuật. Qua đó, các em có được những hiểu biết về những người làm công tác nghệ thuật như nhà văn, nhà thơ, nhà ảo thuật Bài đầu tiên của tuần này, các em sẽ được biết về một nhà ảo thuật nổi tiếng của Trung Quốc. 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc 
Mục tiêu : 
- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai. Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. 
Cách tiến hành : 
a) GV đọc diễn cảm toàn bài :
- Đoạn 1 +2 + 3 : đọc với giọng kể, bình thản. Lời chú Lí : thân mật, hồ hởi. 
- Đoạn 4 : Đọc nhịp nhanh hơn, đầy ngạc nhiên, bất ngờ. 
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từø
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
+ Yêu cầu 4 HS Tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.
Đoạn 1 :
+ Gọi 1 HS khá đọc lại đoạn 1.
+ Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng của câu cuối đoạn.
+ Gọi 3 đến 5 HS, khi đọc ngắt giọng sai, đọc lại câu trên, sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh luyện ngắt giọng.
Đoạn 2 :
+ Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
+ Hai chị em đã tình cờ gặp chú Lí lúc ra ga mua sữa, em hiểu thế nào là tình cờ gặp nhau?
+ Yêu cầu đọc và nêu cách ngắt giọng của câu cuối trong đoạn 2.
Đoạn 3 :
+ Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
+ Theo em, khi đọc lời của chú Lí, ta nên đọc
 như thế nào ?
+ Yêu cầu HS luyện đọc lời của chú Lí.
Đoạn 4 :
+ Gọi 1 HS khá đọc đoạn 4. Nhắc HS ngắt giọng đúng vị trí cảu các dấu chấm, dấu phẩy và sau các từ có nghĩa.
+ Cho HS đặt câu với từ thán phục.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc ĐT cả bài.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
a) Đoạn 1 :
- Vì sao hai chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ? 
b) Đoạn 2 :
- Hai chịem Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào ?
- Vì sao hai chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp ?
c) Đoạn 3+ 4 :
- Vì sao chú Lí tìm đến nhà hai chị em ?
- Những chuyện gì đã xảy ?
- Theo em, hai chị em Xô-phi đãõ được xem ảo thuật chưa ?
KL : Vì ngoan ngoãn, biết giúp đỡ người khác nên lòng tốt của hai chị em Xô-phi đã được đền bù. Nhà ảo thuật đã tìm đến nhà 2 bạn để cám ơn.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
 Biết đọc giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
Cách tiến hành : 
- GV đọc lại đoạn 4.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 4.
- HS thi đọc.
- GV nhận xét.
- 2 đến 3 HS trả lời : Chủ điểm Nghệ thuật , các môn nghệ thuật múa, hát , kịch đóng phim, thổi sáo, chơi đàn, chèo, tuồng,
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc đoạn, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết đoạn bài. Đọc 2 vòng.
 HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu.
+ 4 HS đọc bài mỗi HS đọc một đoạn.
+ 1 HS khá đọc lại đoạn 1.
+ HS đọc bài và nêu cách ngắt giọng của câu cuối đoạn.
Nhưng / hai chị em không dám xin tiền mua vé / vì bố đang nằm viện, / các em biết mẹ rất cần tiền.//
+ Là bất ngờ mà gặp nhau chứ không có hẹn hay chủ định trước.
+ Nêu cách ngắt giọng và luyện ngắt giọng câu :
Nhưng chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn / không được làm phiền người khác.//
+ 1 HS đọc đoạn 3.
+ HS đọc bài trả lời : đọc với giọng gần gũi, hồ hởi.
+ 3 đến 5 HS đọc cá nhân, tổ đọc ĐT.
+ 1 HS đọc đoạn 4.
+ HS đặt câu.
- HS đọc nối tiếp (mỗi em một đoạn) Nhóm nhận xét.
- HS cả lớp đọc ĐT cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1.
-Vì bố của các bạn đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố. Các em không dám xin tiền mua vé.
- HS đọc thầm đoạn 2 .
- 2 chị em tình cờ gặp chú Lí ở ga. Hai chị em mang giúp đồ đạc cho chú.
- Vì nhớ lời mẹ dặn, không nên làm phiền người khác.
- 1 HS đọc to, HS đọc thầm lại.
- Chú muốn cám ơn 2 chị em Xô-phi vì 2 chị em đã giúp đỡ chú.
- Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác.
- Đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.
- HS luyện đọc đoạn 4.
- 4 nhóm cử đại diện đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.
Kể chuyện
Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ 
 Có 4 bức tranh, các em dựa vào trí nhớ và dựa vào 4 bức tranh minh hoạ cho 4 đoạn truyện hãy kể kể lại câu chuyện theo lời của Xô-phi hoặc theo lời của Mác
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện 
- GV hướng dẫn : Khi kể các em nhớ đóng vai Xô-phi hoặc đóng vai Mác để kể. Cần xưng hô là tôi, em hoặc chúng tôi. 
- Cho HS quan sát tranh
- HS kể mẫu.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
- Yêu cầu 4 HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt nhất.
Nghe GV nêu nhiệm vụ.
- HS quan sát tranh.
- 1 HS khá, giỏi kể mẫu.
- Mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể lại một đoạn. HS trong nhómtheo dõi góp ý cho nhau.
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- Lớp nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò 
- GV : Xô-phi và Mác có những phảm chất tốt đẹp nào ?
 - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
-1 HS trả lời.
Chiều thứ 2/13/2/2012
Mỹ thuật:
 VẼ THEO MẪU : VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC
I/Mục tiêu:
 	- Biết quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước.
	- Biết cách vẽ cái bình đựng nước. 
-Vẽ được cái bình đựng nước.
- HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/Đồ dùng dạy học:
 	- Một số hình ảnh cách vẽ tranh cái bình đựng nước.	
	- Tranh quy trình vẽ bình đựng nước
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
3. Bài mới:	
	Hoạt động GV
Hoạt động HS
Giới thiệu bài: Vẽ theo mẫu: vẽ cái bình đựng nước
Hoạt Động 1: Quan sát và nhận xét.
GV giới thiệu một số bài mẫu, mẫu bình đựng nước thật.
- Hỏi: Bình đựng nước có những phần nào?
- Thân bình có dạng hình khối gì?
- Tay cầm bình trong giồng gì?
- Bình được làm bằng chất liệu gì?
- Bình có màu gì?
- Bình có trang trí những gì?
Gv nhận xét và kết luận: Bình đựng nước thật có nắp, miệng, thân, tay cầm và đáy.Bìn ... ện phép chia, sau đó nêu các bước chia như SGK
4218 6
 01 703 
 18
 0 
Vậy 4218 : 6 = 703 
- Là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư là 0. 
- HS theo dõi HD của GV và thực hiện phép chia, sau đó nêu các bước chia như SGK
* 24 chia 4 được 6, viết 6.6 nhân 4 bằng 24, 24 trừ 24 bằng 0
* Hạ 0, 0 chia 4 được 0, 0
nhân 4 bằng 0, 0 trừ 0 bằng 0.
* Hạ 7, 7 chia 4 được 1, 1 nhân 4 bằng 4, 7 trừ 4 bằng 3.
2407 4
 00 601 
 07
 3
Vậy 2407: 4 = 562(dư 3)
- Vì nếu lấy 1 chữ số của số bị chia là 2 thì bé hơn 4 nên ta phải lấy đến số thứ hai để có 24 chia 4.
- Là phép chia có dư vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư là 3 . 
- Thực hiện phép chia.
- 4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT.
- 4 HS lần lượt nêu, cả lớp nhận xét.
- HS đọc 
- Phải sửa 1215 m đường.
- Đã sửa được một phần ba quãng đường
- Tìm số mét đường còn phải sửa.
- Biết được số mét đường đã sửa. 
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT.
- HS trình bày bài giải như sau :
 Tóm tắt
 Đường dài : 1215 m
 Đã sửa : 1/3 quãng đường
 Còn phải sửa :m đường ?
 Bài giải
 Số mét đường đã sửa là :
 1215 : 3 = 405 (m)
Số mét đường còn phải sửa là :
 215 – 405 = 810 (m) 
 Đáp số : 810 m 
- HS thực hiện từng phép chia sau đó đối chiếu với phép chia trong bài để biết phép chia đó đúng hay sai.
- Làm bài và báo cáo kết quả.
 a) Đúng b) Sai c) Sai
- Sai vì trong lần chia thứ 2 phải là 0 chia 4 được 0, viết 0 vào thương ở bên phải nhưng người thực hiện đã không viết 0 vào thương. Vì thế thương đúng là 402 nhưng kết quả trong bài là 42.
 - Sai vì trong lần chia thứ 2 phải là 2 chia 5 được 0, viết 0 vào thương ở bên phải 5 nhưng người thực hiện đã không viết 0 vào thương đồng thời hạ 6, lấy 26 chia 6 được dư 1. Vì thế thương đúng là 501 hưng kết quả trong bài là 51.
Tập làm văn
 Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
I. MỤC TIÊU
 - Kể lại đđược một vaì nét nổi bậc của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong SGK.
- Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn ngắn ( khoảng 7 câu)
*GDKNS: -Thể hiện sự tự tin 
-Tư duy sáng tạo.: nhận xét, bình luận.
-Ra quyết định 
-Quản lí thời gian 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng lớp hoặc bảng phụ ghi gợi ý cho bài kể. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định tổ chức 
	2 . Kiểm tra bài cũ 
	- Gọi 2 HS đọc bài viết của mình về người lao động trí óc.
	- GV nhận xét.
3 . Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 Giới thiệu bài 
Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ kể lại cho các bạn nghe về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem. Sau đó, các em viết lại những điều vừa kể thành đoạn văn. 
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
Mục tiêu :
- Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật.
- Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật. 
Cách tiến hành :
 Bài 1 
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- GV đưa bảng phụ.
- GV : Các em có thể dựa vào câu hỏi gợi ý để kể hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý.
- Cho HS chuẩn bị.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét.
Bài 2 
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc lại yêu cầu. 
- Cho HS viết bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chấm điểm.
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Biểu dương những HS học tốt.
- Dặn những HS chưa viết xong về nhà viết tiếp.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1 HS đọc gợi ý.
- Nghe GV hướng dẫn.
- HS chuẩn bị cá nhân
- Một vài HS trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc BT2.
- HS viết bài vào vở.
- 4HS trình bày trước lớp bài viết của mình.
- Lớp nhận xét.
Chính tả ( Nghe- viết)
 Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
I. MỤC TIÊU
- Nghe và viết đúng, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. 
- Làm đúng các bài tập đièn âm, vần và đặt câu phân biệt những tiến có âm vần dễ lẫn l/n.( BT 2b; 3a).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bài tập 2b, 3a chép sẵn trên bảng lớpï.
VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định tổ chức 
2 . Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra vở của những HS về nhà viết lại bài chính tả trong tiết học trước. 
- HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : lũ lụt, khúc ca, bút chì, múc nước.
	3 . Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 Giới thiệu bài 
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả 
Mục tiêu :
 Nghe và viết đúng, trình bày đúng, đẹp đoạn văn. 
Cách tiến hành :
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
- Giải nghĩa từ Quốc hội
- Cho HS quan sát ảnh nhạc sĩ Văn Cao.
- Giúp HS nhận xét: Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao ?
+ Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
+ Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
b) GV đọc cho HS viết bài vào vởû
 Gv đọc cho HS viết bài vào vở
e) Soát lỗi
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
g) Chấm bài
GV chấm từ 5 – 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Mục tiêu : 
 Làm đúng các bài tập đièn âm, vần và đặt câu phân biệt những tiến có âm vần dễ lẫn l/n, ut/uc.
Cách tiến hành :
Bài 2b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- GV mở bảng phụ, cho 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải đúng :
Con chim chiền chiện 
Bay vút, vút cao 
Lòng đầy yêu mến 
Khúc hát ngọt ngào.
Bài 3a
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- GV dán 4 tờ phiếu, mời 4 nhóm lên bảng thi làm bài trên bảng phụ.
- Nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi sau đó 1 HS đọc lại.
- HS quan sát ảnh nhạc sĩ Văn Cao.
- HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS dưới lớp làm vào vở.
- HS lên bảng làm bài theo cách nối tiếp.
- Đọc lại lời giải và chữa bài vào vở. 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS tự làm bài.
- 4 nhóm lên thi. Mỗi em đặt 2 câu theo cặp. 
- HS nhận xét sau đó viết bài vào vở.
Nồi- lồi
Nhà em có nồi cơm điện. / Mắt con cóc rất lồi.
4. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
- Nhắc HS đọc lại các BT2, 3 ; khuyến khích HS HTL khổ thơ ở BT2.
- Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T1)
I. Mục tiêu:
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương ,mất mát người thân của người khác.
- HS có thái độ TT đám tang, cảm thông với nổi đau khổ của những GĐ có người vừa mất.
*GDKNS: 	-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.
-Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
II. Chuẩn bị 
- Phiếu học tập cho hoạt động 2, tiết 1. 
Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng, truyện kể về chủ đề bài học. 
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
-Em phải làm gì khi bạn có chuyện buồn?
- Gv nêu tình huống YC HS xử lí .
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi tựa.
Hoạt đông 1: Kể chuyện đám tang.
Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang.
Cách tiến hành: 
1.GV kể chuyện “Đám tang”.
2.Đàm thoại:
+ Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang
+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích
+ Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?
+ Thế nào là tôn trọng đám tang?
* Kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. 
 Hoạt động 2. Đánh giá hành vi. 
Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang.
Cách tiến hành:
-GV phát phiếu học tập cho HS và nêu yêu cầu của bài tập.
-Em hãy ghi vào o chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang.
-GV kết luận: Các việc b, d là những việc làm đúng thể hiện sự tôn trọng đám tang, còn lại các vịêc a, c, đ, e là những việc không nên làm.
Hoạt động 3: Tự liên hệ.
Mục tiêu: HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang.
Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu tự liên hệ. 
-HS liên hệ trong nhóm nhỏ.
-HS trao đổi với các bạn trong lớp.
-GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
-Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
4.Củng cố, dăn dò:
- GD học sinh biết tôn trọng đám tang của người khác như đối với người thân mình.
- Thực hiện tốt những điều đã học.
Hát 
-HS trả lời
- HS xử lí tình huống
-HS nhắc tựa.
-Lắng nghe và sau đó kể lại.
 Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã dừng xe đứng dẹp vào lề đường khi gặp đám tang.
Vì mẹ tôn trọng người đã khuất và cảm thông với những người thân của họ.
 À con hiểu rồi! Chúng con không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang, phải không mẹ?
tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người thân vừa mất
-Tự trả lời.
HS làm việc cá nhân.
o a. Chạy theo xem, chỉ trỏ.
o b. Nhường đường.
o c. Cười đùa.
o d. Ngả mũ, nón.
o đ. Bóp còi xe xin đường.
o e. Luồn lách vượt lên trước.
-3 HS trình bày kết quả làm việc và giải thích lý do vì sao hành vi đó là đúng hoặc sai?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
- Thảo luận lớp: HS nêu
-Lắng nghe và ghi nhận.
-Thực hiện ở nhà.
Nhận xét tiết học
Cb tiết 2
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 23
I. Mục tiêu
1.Đánh giá trong tuần qua
	+ NềN nếp lớp
	+ vệ sinh trường lớp
	+ Giáo dục học sinh có thói quen học tập, theo nội quy nhà trường.
 2. Dự kiến kế hoạch tuần tới
II. Hoạt động chủ yếu
 1. Hoạt động 1.
 - Các tổ báo cáo tình hình học tập trong tổ
+ Giờ giấc học tập
+ Vệ sinh trực nhật lớp
+ Nêu hạn chế những bạn học sinh trong tổ học tập chưa tốt trong tuần, 
 2. Hoạt động 2.
+ Giáo viên tìm hiểu những bạn bị khuyết điểm
+ Giáo viên vận động nhắc nhỡ, tuyên dương bạn học tập tốt nhắc nhỡ bạn học tập chưa tốt.
+ Nhắc nhỡ nền nếp, học tập sinh hoạt, lao động vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông,.
+ Kế hoạch học tập tuần tới. 	

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23 sang chieu.doc