Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 32

Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 32

Tập đọc – Kể chuyện :

 NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN

 (Trang 113)

 “Lep Tôn-xtôi”

I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

▪ Rèn kĩ năng đọc :

- Đọc đúng các từ ngữ : xách nỏ, loang, vơ vội nắm bùi nhùi, gối, vắt sữa ; biết đọc bài với giọng xúc cảm, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung.

- Hiểu nghĩa các từ : tận số, nỏ, bùi nhùi.

- Nắm được ý nghĩa của chuyện : Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.

▪ Rèn kĩ năng nói :

- HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý. Giọng kể tự nhiên, biết thay đổi giọng cho phù hợp với từng đoạn.

▪ Rèn kĩ năng nghe :

- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn Lớp 3 Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc – Kể chuyện :
 NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN 
 (Trang 113)
	 “Lep Tôn-xtôi”
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng đọc :
- Đọc đúng các từ ngữ : xách nỏ, loang, vơ vội nắm bùi nhùi, gối, vắt sữa ; biết đọc bài với giọng xúc cảm, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung.
- Hiểu nghĩa các từ : tận số, nỏ, bùi nhùi.
- Nắm được ý nghĩa của chuyện : Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
▪ Rèn kĩ năng nói :
- HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý. Giọng kể tự nhiên, biết thay đổi giọng cho phù hợp với từng đoạn.
▪ Rèn kĩ năng nghe :
- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa câu chuyện như SGK.
- Bảng phụ viết đoạn 2.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc bài “Bài hát trồng cây” và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø
v GV đọc mẫu toàn bài
v
- Gọi HS đọc nối tiếp câu.
- GV hướng dẫn HS đọc từ khó :
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài.
Yêu cầu HS giải nghĩa từ mới có trong đoạn vừa đọc.
- Yêu cầu HS tập đặt câu với từ : tận số.
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng cả bài.
Tìm hiểu bài :
v Chuyển ý
? Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?
v Chuyển ý
? Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ?
v Chuyển ý
? Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?
v Chuyển ý
? Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm :
? Câu chuyện muốn nói lên điều gì với chúng ta ?
- Gọi đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
4/ Luyện đọc lại :
- GV đọc mẫu đoạn 2.
Hướng dẫn HS đọc đoạn 2 : nhấn giọng ở các từ : xách nỏ, con vượn, ôm con, nhẹ nhàng, bắn trúng, giật mình, căm giận, không rời, rỉ ra, loang.
- Gọi vài em thi đọc đoạn 2.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp cả bài.
Kể chuyện :
Þ Dựa vào các tranh minh họa, các em hãy kể lại từng đoạn chuyện bằng lời của bác thợ săn.
Hướng dẫn HS kể :
? Nội dung tranh 1 nói gì ?
? Nội dung tranh 1 nói gì ?
? Hãy cho biết nội dung tranh 3.
? Tranh 4 có nội dung thế nào ?
- Gọi từng cặp HS thi kể chuyện theo tranh.
- Gọi HS lần lượt kể nối tiếp câu chuyện.
- Cả lớp theo dõi để nhận xét, đánh giá.
5/ Củng cố – dặn dò :
? Chuyện muốn nói gì với chúng ta ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát .
- 4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi ở SGK.
- Từng em lần lượt đọc bài.
- 4 HS đọc bài và giải nghĩa từ.
- HS đặt câu :
Hôm nay là ngày tận số của bọn tội phạm.
- HS đọc bài theo nhóm. Nhóm trưởng theo dõi, sửa sai cho các bạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- 1 HS đọc đoạn 1.
- Con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số
- 1 HS đọc đoạn 2.
- Nó căm ghét người đi săn quá độc ác nỡ bắn nó trong lúc con nó rất cần có nó để chăm sóc
- 1 HS đọc đoạn 3.
- Vượn mẹ vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con, hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống.
- 1 HS đọc đoạn 4.
- Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ lẳng lặng ra về. Từ đấy bác bỏ hẳn nghề đi săn.
- HS thảo luận nhóm và báo cáo :
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta rằng : Không nên giết hại các loài muông thú.
Đại diện nhóm báo cáo.
- HS theo dõi ở SGK.
- HS thi đọc.
- 4 HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- Bác thợ săn xách nỏ vào rừng.
- Bác thợ săn thấy một con vượn ngồi ôm con trên tảng đá.
- Vượn mẹ chết rất thảm thương.
- Bác thợ săn hối hận, bẻ gãy nỏ và bỏ nghề săn bắn.
- HS thi kể từng đoạn chuyện.
- 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn chuyện.
- Chuyện nói lên : Giết thú rừng là việc làm độc ác. Cần có ý thức bảo vệ muông thú, bảo vệ môi trường.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán 
 LUYỆN TẬP CHUNG
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính.
- Rèn luyện kĩ năng giải toán.
- Giáo dục HS lòng say mê học toán.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở bài tập của HS tổ 1.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Lần lượt 2 HS làm ở bảng, các HS khác làm vào bảng con.
ð
Bài 2 : 
- 1 HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS giải.
- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở.
ð
Bài 3 : 
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật.
? Muốn tìm chiều rộng của hình chữ nhật đó ta làm thế nào ?
- 1 HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở.
ð
Bài 4 : 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và báo cáo.
- GV ghi kết quả ở bảng.
- Gọi HS nhắc lại, sau đó làm vào vở.
ð
3/ Củng cố – dặn dò :
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS trình vở để GV kiểm tra.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS lần lượt làm ở bảng :
 10715 ´ 6 ; 21542 ´ 3 
 30755 : 5 ; 48729 : 6
- 1 HS đọc bài toán.
Giải :
Số bánh nhà trường đã mua là :
4 ´ 105 = 420 (cái)
Số bạn được nhận bánh là :
420 : 2 = 210 (bạn)
Đáp số : 210 (bạn)
- 1 HS đọc bài toán.
- Muốn tính diện tích hình c]x nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- Lấy : 12 : 3 = 4 (cm)
Giải :
Chiều rộng hình chữ nhật là :
12 : 3 = 4 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là :
12 ´ 4 = 48 (cm2)
Đáp số : 48 cm2.
- HS thảo luận nhóm :
- Ngày 8 tháng 3 là chủ nhật. Vậy những ngày chủ nhật trong tháng đó là : 
8 – 7 = 1
8 + 7 = 15
15 + 7 = 22
22 + 7 = 29
- Các ngày chủ nhật trong tháng 3 đó là : 1 ; 8 ; 15 ; 22 ; 29.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Chính tả : (nghe - viết)
 NGÔI NHÀ CHUNG 	
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài : Ngôi nhà chung.
- Điền đúng vào các chỗ trống trong bài tập (các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l / n ; d / v)
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV đọc cho HS viết bảng con : cười rũ rượi, thong dong, nói rủ rỉ, rong ruổi.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Ø
v 
- GV đọc mẫu toàn bài viết.
- Gọi 2 HS đọc lại.
? Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì ?
? Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là gì ?
- GV đọc cho HS viết bảng con : hàng nghìn, việc, đói nghèo.
v HS viết bài :
- GV đọc bài cho HS viết vào vở
v Chấm chữa bài :
- Yêu cầu HS nhìn SGK chấm bài và ghi lỗi ra lề vở.
- GV chấm lại 5 -7 bài để nhận xét.
3/ Bài tập :
Bài 2 : Điền vào chỗ trống : l / n ; d / v
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS khác đọc 2 đoạn văn của bài tập.
- Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân.
- Nhóm 1 và 2 thi làm bài tập a.
- Nhóm 3 và 4 thi làm bài tập b.
4/ Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS hoàn thiện bài tập ở vở và chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS viết bảng con.
- HS theo dõi ở SGK.
- 2 HS đọc bài.
- Ngôi nhà chung của các dân tộc là Trái đất.
- Phải bảo vệ hòa bình, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật. . .
- HS viết bảng con.
- HS viết bài vào vở.
- HS nhìn SGK và tự chấm bài.
- HS nộp bài để GV chấm.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc.
- Các nhóm thi làm bài :
- Nương đỗ, nương ngô, lưng đeo gùi, tấp nập đi làm nương, vút lên trong trẻo.
- Về làng, dừng trước cửa, xe dừng, máy vẫn nổ, vừa bóp kèn, vừa vỗ cửa xe, thằng Năm về !, vội vàng đứng dậy, chạy vụt ra đường.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Toán :
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ (TT)
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Giáo dục HS lòng say mê học toán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 HS giải miệng bài 4.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn HS giải bài toán.
- 1 HS đọc đề bài.
Tóm tắt :
35 l : 7 can
10 l : . . . can ?
? Bài toán hỏi gì ?
? Bài toán cho biết gì ?
? Muốn biết 10 l mật đựng mấy can ta phải biết gì ?
? Muốn biết mỗi can đựng mấy lít mật em làm thế nào ?
? Muốn biết 10 l mật đựng mấy can như thế em làm thế nào ?
Giải :
Số lít mật trong mỗi can là :
35 : 7 = 5 (l)
Số can cần có để đựng 10 l mật là :
10 : 5 = 2 (can)
Đáp số : 2 can.
3/ Luyện tập :
Bài 1 : Giải toán.
- 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS giải.
- 1 HS giải ở bảng, các em khác làm vào vở.
Bài 2 : Giải toán.
- 1 HS đọc đề toán.
Tóm tắt :
24 cúc áo : 4 cái áo
42 cúc áo : . . . cái áo ?
- Yêu cầu cả lớp thi giải toán nhanh.
- GV thu 5 bài làm sớm nhất để chấm và nhận xét.
Bài 3 : Cách nào đúng, sai ?
- GV ghi bài tập lên bảng, cả lớp suy nghĩ và phát biểu.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS làm bài tập ở vở và chuẩn bị bài tiếp theo.
- 1 HS giải miệng bài tập 4.
- 1 HS đọc bài toán.
- HS theo dõi ở bảng.
- Hỏi có 10 l mật thì đựng được mấy can như thế ?
- Cho biết có 35 l mật đựng đều vào 7 can.
- Ta phải biết mỗi can đựng mấy lít mật ?
- Lấy : 35 : 7 = 5 (l)
- Lấy : 10 : 5 = 2 (can)
- HS theo dõi ở bảng.
- 1 HS đọc bài toán.
- HS lắng nghe.
Giải :
Số ki-lô-gam đường trong mỗi túi là :
40 : 8 = 5 (kg)
Số túi cần có để đựng 15 ki-lô-gam đường là :
15 : 5 = 3 (túi)
Đáp số : 3 túi.
- 1 HS đọc bài toán 3.
- HS theo dõi ở bảng.
Giải :
Số cúc áo ở mỗi cái áo là :
24 : 4 = 6 (cái)
Số áo loại đó dùng hết 42 cúc áo là :
42 : 6 = 7 (áo)
Đáp số : 7 cái áo.
- HS thực hiện :
a) 24 : 6 : 2 = 4 : 2
 = 2 Đ
b) 24 : 6 : 2 = 24 : 3 
 = 8 S
c) 18 : 3 ´ 2 = 18 : 6
 = 3 S
d) 18 : 3 ´ 2 = 6 ´ 2 
 = 12 Đ
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tự nhiên – Xã hội :
NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT
I / MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết :
- Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất ở mức độ đơn giản.
- Biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày.
- Biết 1 ngày có 24 giờ.
- Thực hành biểu diễn ngày và đêm.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các hình ở SGK.
- Mô hình Trái Đất, Mặt Trời (ở bộ thiết bị đồ dùng)
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ  ...  của HS.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS giữ sản phẩm của mình làm được để tiết sau chỉnh sửa và trang trí cho quạt đẹp hơn.
- HS để đồ dùng lên bàn cho GV kiểm tra.
- HS nêu :
Bước 1 : Cắt giấy.
Bước 2 : Gấp, dán quạt.
Bước 3 : làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- HS thực hành làm quạt giấy tròn.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tự nhiên – Xã hội :
NĂM, THÁNG VÀ MÙA
I / MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết :
- Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
- Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
- Một năm thường có 4 mùa.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các hình trong SGK trang 122 , 123.
- Vài quyển lịch.
III /:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS trả lời :
? Vì sao có ngày và đêm trên Trái Đất ?
? Nếu Trái Đất ngừng quay thì sẽ thế nào ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
▪ Hoạt động 1 : Thảo luận theo nhóm.
+ Mt : Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm có 365 ngày.
+ Th :
- Các nhóm thảo luận theo gợi ý :
? Một năm thường có bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng ? 
? Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ?
? Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ?
- Gọi đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Þ Những năm, tháng 2 có 29 ngày thì năm đó gọi là năm nhuận, năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ 4 năm lại có một năm nhuận.
- Yêu cầu HS quan sát 1 vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời là 1 năm.
? Khi chuyển động được 1 vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng ?
ÄKL : Thời gian Trái Đất chuyển động 1 vòng quanh Mặt Trời là 1 năm. 1 năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
▪ Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp với SGK.
+ Mt : Biết 1 năm thường có 4 mùa.
+ Th :
- Từng cặp thảo luận theo gợi ý :
? Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất ở hình 2, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông ?
? Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12.
? Tìm vị trí của Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trên quả địa cầu.
? Khi Việt Nam là mùa hạ thì Ô-xtrây-li-a là mùa gì ? Tại sao ?
- Gọi vài cặp hỏi – đáp trước lớp.
- Cả lớp và GV bổ sung ý kiến.
ÄKL : Có một số nơi trên Trái đất, một năm có 4 mùa : xuân, hạ, thu, đôg ; các mùa ở Bắc bán cầu và nam bán cầu trái ngước nhau.
▪ Hoạt động 3 : Chơi trò chơi : xuân, hạ, thu, đông.
+ Mt : HS biết đặc điểm khí hậu của 4 mùa.
+ T/h : 
? Mùa xuân, em cảm thấy thế nào ?
? Mùa hạ, em cảm thấy thế nào ?
? Mùa thu, em cảm thấy thế nào ?
? Mùa đông, em cảm thấy thế nào ?
Þ Khi cô nói : mùa xuân thì các em nói : hoa nở và làm động tác ; mùa hạ thì nói : ve kêu và để 2 tay vào tai vẫy vẫy ; mùa thu thì nói : lá rụng ; mùa đông thì nói : lạnh quá và thể hiện cảm giác lạnh.
- GV hô, HS thực hiện.
3/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 HS trả lời.
- Các nhóm thảo luận :
- Một năm thường có 365 ngày, có 12 tháng.
- Số ngày trong các tháng không bằng nhau : có tháng 30 ngày, có tháng 31 ngày và 28 hoặc 29 ngày.
- Tháng có 31 ngày : 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
Tháng có 30 ngày : 4, 6, 9, 11.
Tháng có 28 hoặc 29 ngày : 2.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- Khi chuyển động quanh Mặt Trời được 1 vòng thì Trái đất đã tự quay quanh mình nó được 365 vòng.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo cặp :
- Ví trí A, Bắc bán cầu là mùa xuân, vị trí B là mùa hạ, vị trí C là mùa thu, vị trí D là mùa đông.
- Các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng đó : xuân, hạ, thu, đông.
- 1 HS tìm và chỉ vị trí của 2 nước đó ở quả đại cầu.
- Vì Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô-xtrây-li-a ở Nam bán cầu nên các mùa ở Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trái ngược nhau. Khi Việt Nam là mùa hạ thì Ô-xtrây-li-a là mùa đông.
- Vài cặp hỏi – đáp trước lớp.
- HS lắng nghe.
- Mùa xuân ấm áp.
- Mùa hạ nóng nực.
- Mùa thu mát mẻ.
- Mùa đông lạnh.
- HS lắng nghe và làm theo.
- HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu
Chính tả : (nghe – viết)
HẠT MƯA
I / MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe – viết đúng chính tả bài thơ : Hạt mưa.
- Làm đúng bài tập phân biệt các âm dễ lẫn : v / d.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp ghi 2 lần nội dung bài tập 2b.
III /:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Đọc cho 2 HS viết bảng : 
Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.
Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- GV đọc mẫu bài viết.
- Gọi 2 HS đọc lại bài, cả lớp theo dõi ở SGK.
? Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa ?
? Những câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa ?
- Yêu cầu HS đọc thầm ở SGK và tập viết từ khó ra nháp.
4/ HS viết bài vào vở :
- GV đọc bài cho HS viết vào vở.
Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở. . . 
5/ Chấm và chữa bài :
- Yêu cầu HS nhìn SGK tự chấm bài và ghi lỗi ra lề vở.
- GV chấm lại 5 -7 vở để nhận xét.
6/ Luyện tập :
Bài 2 : Tìm từ.
a) Chứa tiếng có âm l / n.
- Tên một nước láng giềng ở phía Tây nước ta.
- Nơi tận cùng phía Nam Trái Đất quanh năm đóng băng.
- Một nước ở gần nước ta có thủ đô là Băng Cốc.
b) Chứa tiếng có âm v / d.
- Màu của cánh đồng lúa chín.
- Cây cùng họ với cau, lá to, quả chứa nước ngọt, có cùi.
- Loài thú lớn ở rừng nhiệt đới có vòi và ngà.
- Yêu cầu HS đọc lại kết quả bài giải.
7/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS hoàn thiện bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát.
- 2 HS viết bảng.
- HS theo dõi ở SGK.
- 2 HS đọc lại.
- Các câu :
- Hạt mưa ủ trong vườn, 
Thành mỡ màu của đất,
Hạt mưa trang mặt nước, 
Làm gương cho trăng soi.
- Hạt mưa đến là nghịch
Rồi ào ào đi ngay.
- HS đọc thầm và tập viết từ khó.
- HS viết bài vào vở.
- HS nhìn SGK và tự chấm bài của mình.
- HS nộp vở để GV chấm lại.
- HS làm bài :
- Là nước : Lào.
- Là : Nam cực
- Là nước : Thái Lan.
- Là màu : vàng.
- Là cây : dừa.
- Là con : voi.
- HS đọc lại bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tập làm văn : 
NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I / MỤC TIÊU :
- Rèn kĩ năng nói : Biết kể lại một việc làm bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên.
- Rèn kĩ năng viết : Viết được một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại việc làm trên. Bài viết hợp lí, diễn đạt rõ ràng.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp viết các gợi ý về cách kể.
- Sưu tầm tranh ảnh về tình trạng môi trường và các việc làm bảo vệ môi trường.
III /:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS cho tiết học.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- 1 HS đọc yêu cầu và các gợi ý kể.
- Giới thiệu với HS các bức tranh đã sưu tầm được.
- Lần lượt từng em nói tên về đề tài mình chọn kể.
- Yêu cầu các nhóm lần lượt kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mà mình đã làm.
- Gọi vài em kể trước lớp.
Bài 2 : Viết đoạn văn kể lại việc làm trên.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp viết đoạn văn vừa kể vào vở.
- GV theo dõi giúp đỡ HS để các em làm được bài.
3/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo. Em nào chưa làm xong bài tiếp tục về nhà làm.
- HS trình bày sự chuẩn bị của mình để GV kiểm tra.
- 1 HS đọc.
- HS quan sát tranh.
- Lần lượt từng HS nói tên đề tài mình chọn để nói : 
Em đã tham gia dọn vệ sinh cùng bà con ở thôn ; em đã ngăn một em nhỏ chặt cây phượng trồng ở gần sân chơi của thôn . . . 
- HS tập kể theo nhóm.
- Vài em kể trước lớp :
Năm ngoái, nhân dịp 8 – 3, mẹ em cho em đi cùng mẹ lên xã dự lễ kỉ niệm nhân ngày 8 – 3 cho phụ nữ ở xã. Đến đó, khi trong sân của xã tổ chức các trò chơi vui nhộn, mọi người tập trung vào coi rất đông. Em cũng chuẩn bị chen vào đám đông ấy để xem. Bỗng em thấy có một anh chừng 15 tuổi đang cầm rựa định chặt cây phượng vĩ trong sân để lấy một đoạn cây phục vụ cho trò chơi. Em liền can ngăn anh : “Anh không được chặt cây này, vì sẽ làm mất vẻ đẹp cảnh quang ở đây”. Anh ấy nhìn em hồi lâu và chợt hiểu ra. Anh nhoẻn miệng cười và bảo : “Anh xin lỗi ! Bé thật đáng khen !”.Em rất vui vì mình đã làm được việc tốt như thế.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 Toán :
LUYỆN TẬP CHUNG
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Luyện tập bài toán tính giá trị của biểu thức số.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
III /:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của HS tổ 1.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Tính.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Lần lượt 2 HS làm ở bảng, các HS khác làm vào bảng con.
Bài 2 : Giải toán có lời văn.
- 1 HS đọc đề bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 HS sửa bài ở bảng.
Bài 3 : Giải toán có lời văn.
1 HS đọc đề bài.
Cả lớp làm vào vở.
- Gọi vài HS đọc kết quả giải.
Bài 4 : Giải toán có lời văn.
- 1 HS đọc đề bài.
? Nêu quy tắc tính diện tích hình vuông.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
3/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS trình vở để GV kiểm tra.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài :
(13829 + 20718 ) ´ 2 ; 14523 – 24964 : 4 
= 34547 ´ 2 = 14523 – 6241 
= 6909 = 8282 
(20354 – 9638 ) ´ 4 ; 97012 – 21506 ´ 4
= 10716 ´ 4 = 97012 – 86024 
= 42864 = 10988
- 1 HS đọc đề bài.
Giải :
Số tuần lễ Hường học trong năm là :
175 : 5 = 35 (tuần)
Đáp số : 35 tuần lễ.
- 1 HS đọc đềbài.
Giải :
Số tiền mỗi người nhận là :
75000 : 3 = 25000 (đồng)
Số tiền hai người nhận là :
25000 ´ 2 = 50000 (đồng)
Đáp số : 50000 đồng.
- 1 HS đọc đề bài.
- Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy số đo một cạnh nhân với chính nó.
Giải :
Đổi 2 dm 4 cm = 24 cm
Cạnh của hình vuông là :
24 : 4 = 6 (cm)
Diện tích của hình vuông là :
6 ´ 6 = 36 (cm2)
Đáp số : 36 cm2.
- HS lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 Tuan 32 DVKhoa.doc