Giáo án tổng hợp Tuần học số 22 - Lớp 3 năm 2012

Giáo án tổng hợp Tuần học số 22 - Lớp 3 năm 2012

I. Mục tiêu :

- Học sinh làm quen với kiểu chữ nét đều.

- Học sinh biết cách vẽ màu vào dòng chữ.

- Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều.

II. Đồ dùng dạy học :

1. Giáo viên : - Một số dòng chữ nét đều.

 - Phấn màu, bảng chữ mẫu.

2. Học sinh : - Vở tập vẽ.

 - Bút chì, tẩy, màu.

III. Các hoạt động dạy – học :

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần học số 22 - Lớp 3 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ ba, ngày 7 tháng 2 năm 2012
Mĩ thuật
Tiết 22 : Vẽ trang trí: VẼ MÀU VÀO DÒNG CHỮ NÉT ĐỀU
I. Mục tiêu :
- Học sinh làm quen với kiểu chữ nét đều.
- Học sinh biết cách vẽ màu vào dòng chữ.
- Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều.
II. Đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên : 	- Một số dòng chữ nét đều.
	- Phấn màu, bảng chữ mẫu.
2. Học sinh : 	- Vở tập vẽ.
	- Bút chì, tẩy, màu.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định
2. KTBC
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét
3. Bài mới: VẼ MÀU VÀO DÒNG CHỮ NÉT ĐỀU
* Giới thiệu bài :
Dựa trên bảng chữ mẫu, GV giới thiệu với HS các ý sau :
+ Chữ nét đều là chữ có các nét rộng bằng nhau.
+ Chữ nét đều có chữ in hoa và chữ thường
+ Có thể dùng các màu sắc khác nhau cho các dòng chữ.
* Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét.
- HS thảo luận nhóm và phát biểu :
+ Mẫu chữ nét đều của nhóm em có màu gì ?
+ Nét của mẫu chữ to hay nhỏ ? Độ rộng của chữ có bằng nhau không ?
+ Ngoài mẫu chữ ra có vẽ thêm hình trang trí không ?
- GV củng cố :
+ Các nét của chữ đều bằng nhau, dù nét to hay nhỏ, chữ rộng hay hẹp.
+ Trong một dòng chữ, có thể vẽ một màu hoặc hai màu, có màu nền, hoặc không có màu nền.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ màu vào dòng chữ.
- GV nêu yêu cầu bài tập để HS nhận biết :
+ Tên dòng chữ.
+ Các con chữ, kiểu chữ
- Gợi ý để HS tìm màu và vẽ màu :
+ Chọn màu theo ý thích.
+ Vẽ màu chữ trước, màu sát nét chữ.
+ Vẽ màu ở xung quanh chữ trước, ở giữa sau.
+ màu của dòng chữ phải đều.
* Hoạt động 3 : Thực hành.
- GV hướng dẫn HS :
+ Vẽ màu theo ý thích : chọn 2 màu (màu chữ và màu nền).
+ Không vẽ màu ra ngoài nét chữ.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn một số bài có cách vẽ màu khác nhau và gợi ý :
+ Cách vẽ màu.
+ Màu chữ và màu nền được vẽ như thế nào
- GV khen gợi và khích lệ những HS có bài vẽ màu đẹp.
*. Dặn dò :
- Quan sát cái bình đựng nước.
- Chuẩn bị bài “Ôn tập vẽ màu vào dòng chữ nét đều”
3C: 7.2.2012
3D: 9.2.2012
BUỔI CHIỀU
Mĩ thuật
TUẦN 22
Thứ ba, ngày 7 tháng 2 năm 2012
Mĩ thuật
Tiết 22 : Ôn tập VẼ MÀU VÀO DÒNG CHỮ NÉT ĐỀU
I. Mục tiêu :
- Ôn tập cách vẽ màu vào dòng chữ.
- Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều.
II. Đồ dùng dạy học :
- Một số dòng chữ nét đều.
- Bút chì, tẩy, màu.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định
2. KTBC
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét
3. Bài mới: Ôn tập VẼ MÀU VÀO DÒNG CHỮ NÉT ĐỀU
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Cách vẽ màu vào dòng chữ.
- GV yêu cầu tự viết dòng chữ nét đều :
- Gợi ý để HS tìm màu và vẽ màu :
* Hoạt động 3 : Thực hành.
- GV hướng dẫn HS :
+ Vẽ màu theo ý thích : chọn 2 màu (màu chữ và màu nền).
+ Không vẽ màu ra ngoài nét chữ.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn một số bài có cách vẽ màu khác nhau và gợi ý :
+ Cách vẽ màu.
+ Màu chữ và màu nền được vẽ như thế nào
- GV khen ngợi và khích lệ những HS có bài vẽ màu đẹp.
* Dặn dò :
- Quan sát cái bình đựng nước.
- Chuẩn bị bài “Vẽ theo mẫu : Vẽ cái bình đựng nước”
TUẦN 22
Thứ ba, ngày 7 tháng 2 năm 2012
Thể dục
Tiết 43: ÔN NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện d8ung1 cách so dây, chao dây, quay dây.
- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Còi.
Học sinh: Trang phục gọn gàng, dây nhảy.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Khởi động: 
Tập bài TDPTC.
Xoay các khớp, vỗ tay và hát.
Trò chơi “kéo cưa lừa sẻ”.
Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS lên thực hiện.
Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Ôn nhảy dây – Trò chơi “lò cò tiếp sức”.
b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
* Mục tiêu: thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
* Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên, nhắc lại kỹ thuật. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát, sửa sai.
 ĐH: 
* HĐ2: Trò chơi “lò cò tiếp sức”.
* Mục tiêu: Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động.
*Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức.
ĐH: 
4. Củng cố: 
- Thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
Biểu dương học sinh tốt, giao bài về nhà: tập nhảy dây kiểu chụm 2 chân.
Rút kinh nghiệm.
Nội dung buổi học sau: Ôn nhảy dây – Trò chơi “lò cò tiếp sức”.
Thứ năm, ngày 9 tháng 2 năm 2012
Thể dục
Tiết 44: ÔN NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện d8ung1 cách so dây, chao dây, quay dây.
- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Còi.
Học sinh: Trang phục gọn gàng, dây nhảy.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: 
Tập bài TDPTC.
Xoay các khớp, vỗ tay và hát.
Trò chơi “chim bay cò bay”.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS lên thực hiện.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Ôn nhảy dây – Trò chơi “lò cò tiếp sức”.
b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
* Mục tiêu: thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
* Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên, nhắc lại kỹ thuật. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát, sửa sai.
 ĐH: 
* HĐ2: Trò chơi “lò cò tiếp sức”.
* Mục tiêu: Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động.
*Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức.
ĐH: 
4. Củng cố: 
Thả lỏng.
GV cùng HS hệ thống lại bài.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
Biểu dương học sinh tốt, giao bài về nhà: tập nhảy dây kiểu chụm 2 chân.
Rút kinh nghiệm.
Nội dung buổi học sau: Trò chơi “chuyển bóng tiếp sức”.
TUẦN 22
Thứ tư, ngày 8 tháng 2 năm 2012
Đạo đức
Tiết 22 ÔN TẬP ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
Ø Củng cố về đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
Ø Tập vẽ tranh về sự đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
« Kĩ năng sống:
Ø Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø giấy vẽ tranh, màu, bút chì
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nhận xét
3. Bài mới: ÔN TẬP ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (Tiết 2)
ó Hoạt động 1: Củng cố về sự đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
HS nhắc lại kiến thức đã học ở tiết trước:
- Trẻ em trên thế giới có những điểm nào giống nhau?
- Chúng ta cần làm gì để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa các nước trên thế giới?
Vài HS trả lời, nhận xét đánh giá chung
GV kết luận chung: Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống, song đều là anh em, bè bạn, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm và giúp đỡ bạn nhỏ nước ngoài như thế mới đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới.
ó Hoạt động 2: Vẽ tranh về sự đoàn kết với thiều nhi quốc tế.
- Các nhóm thi vẽ tranh chủ đề thiếu nhi Việt Nam và quốc tế.
- Yêu cầu :
+ Nội dung : thể hiện tình cảm đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
+ Hình thức : tranh vẽ rõ đề tài, màu sắc cân đối, hài hòa, ...
ó Hoạt động 3: Trưng bày tranh.
- Các nhóm cùng trưng bày tranh của nhóm mình và nhận xét các nhóm.
- Cả lớp chọn ra bức tranh đẹp nhất.
- GV khen ngợi, tuyên dương sự chuẩn bị của các nhóm.
4. Củng cố- Dặn dò.
Gv nhận xét giờ học.
Dặn các em về nhà xem lại bài
Chuẩn bị: Tôn trọng đám tang
Thứ sáu, ngày 10 tháng 2 năm 2012
TỰ HỌC
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
Ø HS ôn tập các kiến thức đã học từ đầu HKII.
Ø Có ý thức tự học, tự ôn bài ờ nhà cũng như ở lớp để đạt được nhiều điểm tốt.	
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Các câu hỏi về các môn học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định.
2. Bài Mới.
ó Hoạt động 1: Chuẩn bị câu hỏi.
- GV cho các nhóm tự đặt ra những câu hỏi có liên quan đến các bài đã học, có thể hỏi những câu hỏi mình chưa hiểu để cả lớp cùng trao đổi. 
- GV có thể hướng dẫn một số câu hỏi mẫu để HS nhớ và ôn tập lại:
+ Đọc thuộc lòng bài thơ Bàn tay cô giáo.
+ Nêu ý nghĩa của bài thơ?
+ Đặt câu trong câu kể : Ai thế nào?
+ Tìm một số từ ngữ chỉ cái đẹp về tâm hồn của con người.
+ Một năm có bao nhiêu tháng, có bao nhiêu ngày? Tháng nào có số ngày ít nhất?
+ Dùng compa vẽ hình tròn có tâm E, bán kính 3cm.
+ Có mấy loại thân cây theo cách mọc?
+ Nêu chức năng của rễ cây đối với đời sống của thực vật ?
+ nêu chức năng của lá đối với đời sống con người?
+ Nêu lợi ích của rễ cây đối với đời sống con người?
ó Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV cho các nhóm bắt thăm chọn và trả lời câu hỏi.
- Nhóm nào không trả lời được câu hỏi nhóm khác sẽ giành quyền ưu tiên.
- Nhóm có câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc.
- GV tuyên dương các nhóm.
3. Củng cố- Dặn dò.
Nhận xét tinh thần tham gia của lớp. Động viên, tuyên dương.
TUẦN 22
Thứ tư, ngày 8 tháng 2 năm 2012
Thủ công
Tiết 22 ĐAN NONG MỐT (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
Ø HS biết cách đan nong mốt.
Ø Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
Ø Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
Ø Đối với HS khéo tay: Kẻ, cắt được các nan đều nhau. 
	+ Đan được tấm đan nong mốt. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa.
	+ Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa, có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được các nan dọc và nan nhau khác màu nhau.
Ø HS: Các nan đan, bút chì, kéo, hồ dán, thủ công 
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới: ĐAN NONG MỐT (Tiết 2)
óHoạt động 1: Thực hành.
- Giáo viên yêu cầu một số em nhắc lại quy trình đan nong mốt.
+ Bước 1: kẻ, cắt các nan đan.
+ Bước 2: đan nong mốt bằng giấy bìa ( theo cách đan nhấc một nan, đè một nan; đan xong mỗi nan ngang cần dồn cho khít).
+ Bước 3: dán nẹp nan xung quanh tấm đan.
- GV tổ chức cho học sinh thực hành. Gv quan sát, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
ó Hoạt động 2: nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên tổ chức cách trang trí.
- GV cho HS trưng bày trên bảng
- Giáo viên chọn vài tấm đan đẹp nhất khen ngợi học sinh đó.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh.
4. Củng cố- Dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài: Ôn tập Đan nong mốt
BUỔI CHIỀU
3C: 13.2.2012
3D: 10.2.2012
TUẦN 22
Thứ sáu, ngày 10 tháng 2 năm 2012
Thủ công
Tiết 22 Ôn tập ĐAN NONG MỐT 
I/ MỤC TIÊU :
Ø Ôn lại cách đan nong mốt
Ø HS biết cách đan nong mốt.
Ø Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
Ø Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa, có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được các nan dọc và nan nhau khác màu nhau.
Ø HS: Các nan đan, bút chì, kéo, hồ dán, thủ công 
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới: Ôn tập ĐAN NONG MỐT
óHoạt động 1: Thực hành.
- Giáo viên yêu cầu một số em nhắc lại quy trình đan nong mốt.
+ Bước 1: kẻ, cắt các nan đan.
+ Bước 2: đan nong mốt bằng giấy bìa ( theo cách đan nhấc một nan, đè một nan; đan xong mỗi nan ngang cần dồn cho khít).
+ Bước 3: dán nẹp nan xung quanh tấm đan.
- GV tổ chức cho học sinh thực hành.
ó Hoạt động 2: nhận xét, đánh giá.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm
- Giáo viên chọn vài tấm đan đẹp nhất khen ngợi học sinh đó.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh.
4. Củng cố- Dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài: Đan nong đôi: xem trước cách đan sách thực hành thủ công.
TUẦN 22
Thứ năm, ngày 9 tháng 2 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Tiết 43 RỄ CÂY 
I/ MỤC TIÊU :
Ø Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Các hình trong SGK/82,83. Vở BT TNXH.
Ø Giáo viên và học sinh sưu tầm các loại rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ mang đến lớp.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Thân cây.
w Nêu chức năng của thân cây? (vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây).
w Nêu ích lợi của thân cây? (dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc làm nhà, đóng đồ dùng).
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: RỄ CÂY
ó Hoạt động 1: Đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- HS làm việc theo cặp.
- HS quan sát hình 1;2;3;4 SGK/82. Mô tả đặc điểm của:
+ rễ cọc: cây có 1 rễ to và dài, xung quanh rễ đâm ra nhiều rễ con, gọi là rễ cọc.
+ rễ chùm: cây coù nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm.
- HS quan sát hình 5;6;7 SGK/83.
+ rễ phụ: một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành.
+ rễ củ: một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ.
- Vài HS lần lượt nêu đặc điểm, mỗi cặp nêu đặc điểm của một loại rễ.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV chỉ định một vài học sinh lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ và rễ củ.
- GV kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ có đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ.
ó Hoạt động 2: Phân loại các rễ cây sưu tầm được.
- GV phân phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa và băng dính.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú dưới các rễ cây nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ, rễ củ.
- Các nhóm lên giới thiệu bộ sưu tầm các loại rễ cây của nhóm mình trước lớp.
- GV và lớp nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.
- Tuyên dương cá nhân và tập thể thực hiện tốt yêu cầu.	
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nêu đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm? Nêu đặc điểm của rễ phụ và rễ củ?
- Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK/83. Liên hệ thực tế giáo dục học sinh.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị: Rễ cây (t.t): thực hành cắt rễ cây như sgk, quan sát hiện tượng trên. 
Thứ hai, ngày 13 tháng 2 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Tiết 44 RỄ CÂY (t.t)
I/ MỤC TIÊU :
Ø Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và lợi ích của rễ đối với đời sống con người .
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Các hình trong SGK/84,85. Vở BT TNXH.
Ø Học sinh và giáo viên sưu tầm (nếu có) liên quan về rễ cây.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Rễ cây.
w Nêu đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm?
w Nêu đặc điểm của rễ phụ và rễ củ?
w Nêu ví dụ, dẫn chứng tên các loại cây?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: RỄ CÂY (tt)
ó Hoạt động 1: chức năng của rễ cây.
- HS Làm việc theo nhóm SGK/84;85.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý của giáo viên:
+ Giái thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được?
+ Theo bạn, rễ có chức năng gì?
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ. 
- Vài HS đọc lại mục “bạn cần biết” SGK/84.
ó Hoạt động 2: Kể ra những ích lợp của rễ cây.
- Yêu cầu 2 học sinh quay mặt vào nhau và chỉ đâu là rễ của những cây có trong các hình 2;3;4;5 SGK/85.
+ Những rễ đó được sử dụng làm gì?
- Học sinh thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì?
- Giáo viên kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường .
	4. Củng cố- Dặn dò.
- Nêu Chức năng và ích lợi của rễ cây?
- Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK/84. Liên hệ thực tế giáo dục học sinh.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị: Lá cây: tìm hiểu cấu tạo của lá cây, độ lớn, hình dạng, màu sắc của lá cây ở xung quanh em. 
TUẦN 22
Thứ năm, ngày 9 tháng 2 năm 2012
Âm nhạc
Tiết 22 ôn tập bài hát: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI ÁNH TRĂNG
	 GIỚI THIỆU KHUÔNG NHẠC VÀ KHÓA SON
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
	Ø Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
	Ø HS khá, giỏi: Biết khuông nhạc, khóa Son và các nốt trên khuông.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Máy nghe nhạc
Ø Nhạc cụ gõ đệm. 
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Gọi 2,3 HS hát lại bài hát “cùng hát múa dưới trăng ” 
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
- GV ghi tựa bài lên bảng. Hai HS nhắc lại tựa bài.
ó Hoạt động 1: Ôn bài hát: cùng hát múa dưới trăng
- Cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức:
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- Tập hát đối đáp: chia lớp thành hai nửa, một dãy hát câu 1-3, dãy kia hát câu 2-4, câu 5 cả hai cùng hát.
- Tập hát nối tiếp: 3 tổ trong lớp, mổi tổ hát một câu, câu 4, 5 cả lớp cùng hát.
- Tập hát lĩnh xướng: Một học sinh hát câu 1-2, cả lớp hát câu 3-4-5.
- Trình bày bài hát: GV yêu cầu HS hát nhẹ nhàng, thể hiện tính chất mềm mại của bài hát.
ó Hoạt động 2: Giới thiệu khuông nhạc và khóa Son
- Khuông nhạc: gồm 5 dòng kẻ song song cách đều nhau. Các dòng kẻ và các khe giữa hai dòng kẻ được tính từ dưới lên trên (gồm 5 dòng, 4 khe)
- Khóa Son: được đặt ở đầu khuông nhạc 
4. Củng cố- Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Chuẩn bị: Giới thiệu một số hình nốt nhạc. Bài đọc thêm: Du Bá Nha-Chung Tử Kì.
TUẦN 22
Thứ hai, ngày 13 tháng 2 năm 2012
Sinh hoạt ngoại khóa
	 HÁT MỪNG ĐẤT NƯỚC VÀO XUÂN (t.t)
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS tiếp tục hát về chủ đề mừng xuân mới.
	Ø Hs thể hiện tình cảm, niềm tự hào của mình đối với quê hương dất nước. 	
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Các bài hát về mùa xuân.
III/ NỘI DUNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định.
2. Bài Mới.
ó Hoạt động 1: Biểu diễn
- GV cho các nhóm chọn ra thành viên tiêu biểu để trình bày tiết mục văn nghệ của nhóm mình.
- GV yêu cầu HS hát về chủ đề mùa xuân.
- Các nhóm đăng kí tiết mục biểu diễn.
- GV gợi ý HS :
+ các bài hát có chữ: xuân, tết, pháo, hoa mai, hoa đào, bánh mứt.
+ Biểu diễn bài hát bằng nhiều hình thức: đơn ca, song ca, tam ca, hợp ca.
+ Có thể múa minh họa bài hát.
- Mỗi nhóm cử đại diện một thành viên làm BGK chấm điểm biểu diễn của các nhóm.
- Chọn ra một thư kí ghi kết quả từng lượt biểu diễn.
ó Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- BGK chấm điểm, thư kí công bố kết quả.
- GV cùng HS nhận xét về các tiết mục văn nghệ của các nhóm. Trao phần thưởng tượng trưng cho nhóm có tiết mục hay nhất.
3. Củng cố- Dặn dò.
Nhận xét tinh thần tham gia của lớp. Động viên, tuyên dương.
Chuẩn bị: Chủ điểm tháng 1,2: Giữ gìn văn hóa dân tộc: ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 cac mon tuan 22 2011.doc