Giáo án Tự nhiên xã hội 2 tuần 14 đến 17 - Trường Tiểu học Đại Lãnh I

Giáo án Tự nhiên xã hội 2 tuần 14 đến 17 - Trường Tiểu học Đại Lãnh I

Tự nhiên và xã hội ( tiết 14 )

PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ

I. Mục tiêu:

Học sinh nhận biết một số thứ sử dụng trong gia đình có gây ngộ độc. Phát hiện

được một số lý do khiến ta bị ngộ độc.

Có ý thức những việc bản thân và ngời thân trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi ngời.

GD học sinh có ý thức sử lí khi bị ngộ độc.

-Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:

+ Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

+ Kĩ năng tự bảo vệ: ứng phó với các tình huống ngộ độc.

+ Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập.

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 2 tuần 14 đến 17 - Trường Tiểu học Đại Lãnh I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2011
Tự nhiên và xã hội ( tiết 14 )
PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu:
Học sinh nhận biết một số thứ sử dụng trong gia đình có gây ngộ độc. Phát hiện 
được một số lý do khiến ta bị ngộ độc. 
Có ý thức những việc bản thân và ngời thân trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi ngời.
GD học sinh có ý thức sử lí khi bị ngộ độc.
-Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:
+ Kĩ năng ra quyết định: Nên hay không nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
+ Kĩ năng tự bảo vệ: ứng phó với các tình huống ngộ độc.
+ Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập.
-Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực:
+ Thảo luận nhóm.
+ Suy nghĩ- thảo luận-cặp đôi- chia sẻ.
+ Trò chơi.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Tranh vẽ sgk, một vài hộp vỏ hoá chất.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (4’) Hôm trước học bài gì?
- Giữ sạch môi trờng xung quanh nhà ở có lợi gì?
- 1 HS trả lời.
- Em đã làm gì để góp phần giữ sạch môi trờng xung quanh nhà ở.
- 1 HS 
- Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới: 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
a.Khám phá: Giới thiệu bài (1-2’)
b.Kết nối: 
Rèn kĩ năng ra quyết định 
Hoạt động 1: (12-13’)
- YC các nhóm quan sát tranh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- YC trình bày.
- Nhận xét
KL: Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc nh: thuốc trừ sâu, dầu hoả, thuốc tây, các thức ăn ôi thiu,
c. Thực hành:
Rèn kĩ năng tự bảo vệ: ứng phó với các tình huống ngộ độc và phát triển kĩ năng giao tiếp.
 Hoạt động 2: (7-8’)
- YC hoạt động nhóm.
- YC các nhóm trình bày.
- Nhận xét – bình chọn.
KL: Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp những đồ dùng trong gia đình: Thuốc men để đúng nơi quy định xa tầm tay trẻ em, thức ăn không nên để gần các chất tẩy, không nên ăn thức ăn ôi thiu.
Hoạt động 3: (7-8’)
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Gọi các nhóm đóng vai trớc lớp.
- Nhận xét - đánh giá.
- Kết luận: Khi bị ngộ độc cần báo ngay cho ngời lớn biết và gọi cấp cứu, nhớ đem theo thức ăn mà mình đã dùng, cần nói rõ cho cán bộ y tế biết.
*Quan sát hình vẽ và thảo luận những thứ có thể gây ngộ độc. 
- Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:
- Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đờng ăn uống?
- Trong những thứ vừa kể, thứ nào đợc cất giữ trong nhà?
- Các nhóm quan sát tranh của nhóm mình đợc giao.
+ N1: Quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi:
- Nếu bạn trong hình ăn bắp ngô thì điieù gì sẽ sảy ra? Tại sao?
+ N2: Quan sát hình 2 trả lời câu hỏi: Trên bàn đang có những thứ gì? Nếu em bé lấy đợc lọ thuốc và ăn thì điều gì sẽ sảy ra?
- Các nhóm trình bày.
-HS lắng nghe.
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Các nhóm quan sát tranh hình 4,5,6 thảo luận theo câu hỏi:
- Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc thức ăn?
- Các nhóm trình bày.
- HS nghe.
- HS lắng nghe.
* Đóng vai: Biết cách ứng xử khi bản thân và ngời khác bị ngộ độc thức ăn.
- Tập ứng sử khi mình bị ngộ độc thức ăn.
- Tập ứng xử khi ngời khác bị ngộ độc.
- Các nhóm đa ra câu hỏi và phân vai tập đóng trong nhóm.
- Các nhóm lên đóng vai.
-HS lắng nghe.
4.Vận dụng: (3-4’)Hôm nay học bài gì?
- Khi bị ngộ độc phải làm gì?
- 1 HS (Khi bị ngộ độc cần báo ngay cho ngời lớn biết và gọi cấp cứu, nhớ đem theo thức ăn mà mình đã dùng, cần nói rõ cho cán bộ y tế biết).
- Nhận xét tiết học. 
IV/ Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
Tuần 15
Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011
Tự nhiên và xã hội ( tiết 14 )
TRƯỜNG HỌC
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết tên trờng, địa chỉ của nhà trờng và ý nghĩa của tên trờng. Biết mô tả một cách đơn giản cảnh quan của nhà trờng.
-Biết đợc một số cơ sở vật chất của nhà trờng và một số hoạt động diễn ra trong nhà trờng.
-GD học sinh lòng tự hào và yêu quí trờng học.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Tranh vẽ sgk, vbt.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (4’) Hôm trước học bài gì?
- Để đề phòng ngộ độc thức ăn ta phải làm gì?
-1 HS
- Khi có người bị ngộ độc cần làm gì?
- 1 HS
- Nhận xét- Đánh giá.
3.Bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của GV
Giới thiệu bài(1’)
Trường các em đang học là trường nào?
- Ghi đầu bài.
Hoạt động 1: (12-13’)
- Cho h/s đi tham quan trường học.
- GT về trường ý nghĩa tên trường.
Kl: Trường học thường có sân, vườn và nhiều phòng học, phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng hội đồng,
 thư viện
 Hoạt động 2: (7-9’)
- YC hoạt động nhóm.
- YC các nhóm trình bày.
- Nhận xét – bổ xung.
KL: Ngoài phòng học ra còn có nhiều phòng chức năng như: Phòng thư viện, phòng học nhạc, phòng chữ thập đỏ... Phòng thư viện chúng ta đến đọc sách, phòng nhạc để học nhạc.
 Hoạt động 3: (8-9’)
- HD luật chơi.
- Gọi các nhóm đóng vai trớc lớp.
- Nhận xét - đánh giá.
- Kết luận: Chúng ta cần yêu trường học của mình và tự hào về ngôi trường mình đang học.
- 1 HS
-HS quan sát trường học cổng trường, sân
trường, các phòng học
- HS lắng nghe.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Các nhóm quan sát tranh hình 3,4,5 thảo luận theo câu hỏi:
- Ngoài phòng học , trờng học còn có những phòng nào nữa?
- Nêu các hoạt động diễn ra ở lớp học, phòng thư viện trờng học.
- Bạn thích phòng nào nhất tại sao?
- Các nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
-HS lắng nghe
Chơi trò chơi: HD viên du lịch.
- Phân vai – nhập vai
+ 1h/s trong vai HD viên du lịch.
+ 1 h/s vai nhân viên phòng thư viện.
+ 1 h/s vai cán bộ phòng chữ thập đỏ.
+ 1 số h/s vai khách đến tham quan nhà 
trường.
-HS lắng nghe.
4.Củng cố - dặn dò:(2-3’) Vừa học bài gì?
- 1 HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.
 IV/ Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
Tuần 16
Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011
Tự nhiên và xã hội ( tiết 16 )
 CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
I/ MỤC TIÊU : Giúp HS biết:
-Các thành viên trong nhà trường : Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Giáo viên, các nhân viên khác và học sinh.
-Công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với trường học.
-Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
-Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:
+ Kĩ năng nhận thức: tự nhận thức vị trí của mình trong nhà trường.
+ Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm tham gia công việc trong trường phù hợp với lứa tuổi.
+Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập.
-Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực:
+ Thảo luận nhóm.
+ Trò chơi.
+ Tự nói với bản thân.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh vẽ trang 34,35
-sgk
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Bài cũ: (4-5’) Hôm trước học bài gì?
-Nói tên trường mình ?
-Kể tên các phòng trong trường em ?
-Nhận xét.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
a.Khám phá: Giới thiệu bài (1-2’)
b.Kết nối: 
Rèn kĩ năng nhận thức: tự nhận thức vị trí của mình trong nhà trường.
Hoạt động 1 : ( 9’-10’) Làm việc với SGK .
-HDHS Quan sát tranh trang 34,35 nói về công việc của từng thành viên trong hình và vai trò của họ đối với trương học.
-GV kết luận : Trong trường tiểu học gồm có các thành viên: thầy (cô) hiệu trưởng, hiệu phó, thầy, cô giáo, HS và cán bộ công nhân viên khác. Thầy cô hiệu trưởng, hiệu phó là những người lãnh đạo, quản lý nhà trường, thầy cô giáo dạy HS. Bác bảo vệ trông coi, giữ gìn trường lớp. Bác lao công quét dọn nhà trường và chăm sóc cây cối.
-HS sát các tranh nói về công việc và vai trò của từng người
-HS khác nhận xét bổ sung
c. Thực hành:
Rèn kĩ năng làm chủ bản thân, phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập.
Hoạt động 2 : ( 9’-10’) Nói về các thành viên và công việc của họ trong trường mình.
- Đưa ra hệ thống câu hỏi để HS thảo luận nhóm đôi.
 + Trong trường mình có những thành viên nào?
 + Tình cảm và thái độ của em dành cho những thành viên đó.
 + Để thể hiện lòng kính trọng và yêu quý các thành viên trong nhà trường, chúng ta nên làm gì?
- Bổ sung thêm những thành viên trong nhà trường mà HS chưa biết.
Kết luận: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường.
Hoạt động 3: (7-9’)Trò chơi “đó là ai?”
- Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS cách chơi:
- Gọi HS A lên bảng, đứng quay lưng về phía mọi người. Sau đó lấy 1 tấm bìa gắn vào lưng của HS A (HS A không biết trên tấm bìa viết gì).
- Các HS sẽ được nói thông tin như: Thành viên đó thường làm gì? Ở đâu? Khi nào? Bạn làm gì để biết ơn họ? Phù hợp với chữ viết trên tấm bìa.
- HS hỏi và trả lời trong nhóm những câu hỏi GV đưa ra.
- 3 HS lên trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- VD: Tấm bìa viết “Bác lao công” thì HS dưới lớp có thể nói:
- Đó là người làm cho trường học luôn sạch sẽ, cây cối xanh tốt.
- Thường làm ở sân trường hoặc vườn trường.
- Thường dọn vệ sinh trước hoặc mỗi buổi học.
- HS A phải đoán: Đó là bác lao công.
- HS thực hiện
-HS chơi trò chơi
 d. Vận dụng: (4-5’) Vừa học bài gì ?
-Em hãy kể về công việc của các thành viên trong gia đình? 
- 1 HS
-GDHS yêu quí và kính trọng các thành viên trong gia đình
-Về nhà xem lại bài.Chuẩn bị bài phòng tránh ngã khi ở trường .
-Nhận xét tiết học
IV/ Rút kinh nghiệm tiết dạy: 	
Tuần 17
Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011
Tự nhiên và xã hội ( tiết 17 )
PHÒNG TRÁNH KHI Ở TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh biết :
-Kể tên các hoạt động đễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
-Có ý thức trong chọn và những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
-Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:
+ Kĩ năng kiên định: từ chối không tham gia những trò chơi nguy hiểm.
+Kĩ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để phòng tránh té ngã.
+Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tâp.
-Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực:
+ Thảo luận nhóm.
+ Trò chơi.
+ Chúng em biết 3.
+ Suy nghĩ- thảo luận cặp đôi- chia sẻ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ trong sgk/36-37
- Sách TN&XH, Vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Bài cũ: (4-5’) Hôm trước học bài gì?
- Hãy kể tên các thành viên trong trường?
- 1 HS.
-Nhận xét.
.3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
a.Khám phá: Giới thiệu bài (1-2’)
b.Kết nối: 
Rèn kĩ năng ra quyết định nên và không nên làm gì để phòng tránh té ngã.
Hoạt động 1 : ( 13-14’) Kể tên hoạt động hay trò chơi nguy hiểm 
-GV nêu câu hỏi như SGV/58
-HDHS Quan sát tranh trong SGK và nói hoạt động của các bạn từng tranh.
-GV kết luận : Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành qua cửa sổ là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà có khi nguy hiểm cho người khác.
-HS lắng nghe.
-HS sát các tranh nói về công việc và vai trò của từng người.
- HS lắng nghe.
c. Thực hành:
Rèn kĩ năng tư kiên định: từ chối không tham gia những trò chơi nguy hiểm.
Hoạt động 2 : (14- 15’) Lựa chọn trò chơi bổ ích.
-GV chia lớp thành 3 nhóm và các nhóm tự chọn trò chơi.
-GV nêu câu hỏi như SGV/59.
-GV nhận xét, tuyên dương.
- GDHS Nên chơi những trò chơi vui vẻ lành mạnh, như nhảy dây, múa hát tập thể, bắn bi, đá bóng, đá cầu .Không nên chơi những trò chơi nguy hiểm, hoặc leo trèo lên lan can cầu thang, cây cối xung quanh trường để giữ an toàn cho mình và người khác khi ở trường
-Các nhóm tự chọn trò chơi.
-HS thực hiện
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
d. Vận dụng: ( 2’-3’) Vừa học bài gì?
- 1 HS 
-Nhắc HS cần tránh những trò chơi nguy hiểm.
-.Chuẩn bị bài : Thực hành: giữ trường học sạch ,đẹp.
-Nhận xét tiết học
IV/ Rút kinh nghiệm tiết dạy: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docthang 12 lop 2.doc