Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 1 đến 5

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 1 đến 5

Ngày soạn :

TUẦN : 1

TIẾT : 1 Ngày dạy :

MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI : HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Kiến thức:

+ Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.

- Kĩ năng:

+ Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.

- Thái độ:

+ Hiểu được vai trò hoạt động thở đối với sự sống của con người.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên:

+ Hình ảnh trong SGK

- Học sinh:

+ SGK.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 964Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	
TUẦN : 1 
TIẾT : 1
Ngày dạy : 	
MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI : HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
- Kĩ năng: 
+ Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
- Thái độ:
+ Hiểu được vai trò hoạt động thở đối với sự sống của con người.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Hình ảnh trong SGK
- Học sinh:
+ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị, ĐDHT của HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a.Giới thiệu bài: 
- Tiết học này em tìm hiểu về vai trò hoạt động thở rất quan trọng đối với sự sống của con người.
-Giáo viên ghi tựa.
Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu.
Bước 1 :
-Giáo viên cho học sinh bịt mũi nín thở.
-Giáo viên hỏi cảm giác của các em sau khi nín thở lâu thấy như thế nào?
Bước 2:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh vừa làm vừa theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng ngực khi hít vào và thở ra để trả lời.
+ Lồng ngực khi hít vào và thở ra như thế nào? 
Hoạt động 2: Các bộ phận của cơ quan hô hấp và chức năng của cơ quan hô hấp
-Làm việc theo nhóm đôi.
 Bước 1 : Giáo viên cho học sinh mở SGK. 
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
-HS nhắc lại
-HS thực hiện
-Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường.
-Gọi HS lên thực hiện động tác thở sâu.
-Cả lớp đứng tại chổ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
-HS thực hiện
-Cử động hít vào lồng ngực phồng lên, khi thở ra thì lồng ngực xẹp xuống.
-Lắng nghe.
-Quan sát hình 2 trang 5 SGK.
- Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục.
- Nếu ngừng thở từ 3 – 4 phút người ta có thể bị chết.
4. Củng cố: 
- Vào mỗi buổi sáng ta nên tập thể dục hít thở nơi có không khí trong lành để bảo vệ cơ quan hô hấp.
- Nhận xét chung, tuyên dương những em học tốt.
5. Dặn dò: 
- Tiết sau chúng ta tìm hiểu tiếp nên thở như thế nào?
- Xem trước bài mới “Nên thở như thế nào”?.
Điều chỉnh, bổ sung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 1 
TIẾT : 2
Ngày dạy : 	
MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI : NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
- Kĩ năng: 
+ Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khoẻ.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bắng mũi, vệ sinh mũi; phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
- Thái độ:
+ HS có ý thức giữ gìn sức khoẻ của bản thân.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Tranh minh hoạ SGK.
- Học sinh:
+ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS trả lời phần bài học của tiết trước.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a/GTB: “Nên thở như thế nào?”
b/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Liên hệ thực tiễn và trả lời câu hỏi (Cùng tham gia chia sẻ kinh nghiệm bản thân)
- GV treo bảng phụ có ghi các câu hỏi sau:
+ Quan sát phía trong mũi em thấy có những gì?
+Khi bị sổ mũi em thấy có gì chảy ra từ trong mũi?
+ Hằng ngày, khi dùng khăn sạch lau mặt, em thấy trên khăn có gì?
+Tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng?
- YC HS thảo luận theo nhóm đội.
- Đại diện nhóm trả lời trước lớp, mỗi nhóm 1 câu.
Hoạt động 2: Lợi ích của việc hít thở khoâng khí trong lành và tác hại của việc phải thở khoâng khí có nhiều khói bụi.
-Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời 2 câu hỏi sau:
-Em cảm thấy thế nào khi hít thở không khí trong lành ở trong các công viên vườn hoa.?
- Em có cảm thấy thế nào khi đi ngoài đường có nhiều bụi, khói hoặc ở trong bếp đun bằng củi,. 
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết.
- HS nhắc lại, ghi tựa.
-Gọi 3 HS thực hiện yêu cầu.
- 2 HS đọc to câu hỏi trước lớp.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, sau đó đại diện nhóm báo cáo trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS suy nghĩ rồi trả lời.
-Thoáng mát, dễ chịu
-Ngột ngạt, khó chịu
-Nghe GV giảng.
-2 HS đọc
- Biết được khi hít vào, khí ô-xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể; khi thở ra, khí các-bô-nic có trong máu được thải ra ngoài qua phổi.
4. Củng cố: 
- Chơi trò chơi: Đ/S
-GV hướng dẫn cách chơi bằng cách giơ bảng Đ/S 
- Nhận xét tuyên dương các bạn tham gia tích cực. 
5. Dặn dò: 
- Về nhà học thuộc bài.
- Chuẩn bị bài cho tiết sua “Vệ sinh hô hấp”
Điều chỉnh, bổ sung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 2 
TIẾT : 3
Ngày dạy : 	
MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI : VỆ SINH HÔ HẤP
 (GDBVMT – BỘ PHẬN)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- Kĩ năng: 
+ Nêu được lợi ích của việc tập thể dục buổi sáng.
+ GDMT: Hs biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí có hại đối với cơ quan hô hấp. HS biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy phê phán: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp; làm chủ bản thân: Khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp; giao tiếp: Tự tin, giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em.
- Thái độ:
+ Có ý thức giữ sạch mũi, họng.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Tranh minh hoạ SGK.
- Học sinh:
+ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS trả lời phần bài học của tiết trước.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: “Vệ sinh hô hấp”.
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Lợi ích của việc thở sâu vào buổi sáng
 - Cho học sinh cả lớp đứng dây hết, đồng thời hai tay chống hông, chân mở rộng bằng vai. 
-Giáo viên hô: “hít – thở”.
-Khi hít thở mạnh ta nhận được lượng không khí như thế nào?
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi.
+Bầu không khí buổi sáng thường như thế nào? Việc hít thở vào buổi sáng sẽ có lợi gì?
Giáo viên: Tập thở vào buổi sáng rất tốt cho cơ thể và có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên hiện nay vấn đề ô nhiễm không khí, có hại cho cơ quan hô hấp.
 Hoạt động 2: Vệ sinh mũi và họng:
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 2, 3 và trả lời câu hỏi.
+ Bạn trong tranh đang làm gì?
- Theo em làm việc đó có lợi gì?
- Hằng ngày em phải làm gì để giữ sạch mũi?
 Hoạt động 3: Bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp
- Giáo viên có thể giao việc theo phiếu học tập có thể cho học sinh quan sát theo hình SGK và cùng trao đổi, nêu ý kiến.
- Giáo viên củng cố nội dung bài. 
-HS nhắc lại.
- 5 -10 lần.
- Học sinh nhắc lại.
- HS trả lời. Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
-Học sinh cùng quan sát hình vẽ. 
-Học sinh trả lời tự do.
-T2: Bạn đang dùng khăn lau mũi.
-T3: Đang súc miệng.
-Làm mũi và miệng được sạch.
-Học sinh phát biểu tự do, nhận xét. 
- 2 học sinh đọc ghi nhớ.
- 3 - 4 học sinh nêu bài.
- HS khá, giỏi nêu được ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng.
- GDBVMT
4. Củng cố: 
 - Bầu không khí buổi sáng thường như thế nào? Việc hít thở vào buổi sáng sẽ có lợi gì?
- Nhận xét chung giờ học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho bài sau.
- Xem bài mới “Phòng bệnh đường hô hấp”
Điều chỉnh, bổ sung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 2 
TIẾT : 4
Ngày dạy : 	
MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI : PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Kể tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
- Kĩ năng: 
+ Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp thông tin, phân tích những tình huống có nguy cơ dẫn đến bệnh đường hô hấp; làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc phòng bệnh đường hô hấp; giao tiếp: Ứng xử phù hợp khi đóng vai bác sĩ và bệnh nhân.	
- Thái độ:
+ Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Tranh minh hoạ bộ các bộ phận cơ quan hô hấp.
+ Phiếu giao việc, một số dụng cụ bác sĩ (băng giấy).
-  ... ác nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Đại diện mỗi dãy 2 HS lên thực hiện, dãy nào thực hiện nhanh chính xác là dãy đó thắng.
- Chỉ và nói đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ.
4. Củng cố: 
- GV tổ chức trò chơi ghép hình sơ đồ. 
- Yêu cầu mỗi nhóm ghép đúng tên vị trí trong hình.
- GV nhận xét – tuyên dương
5. Dặn dò: 
- Học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài “Vệ sinh cơ quan tuần hoàn”
Điều chỉnh, bổ sung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 4 
TIẾT : 8
Ngày dạy : 	
MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI : VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
 (GDBVMT – BỘ PHẬN)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- Kĩ năng: 
+ So sánh mức độ làm việc của cơ quan tuần hoàn khi vui chơi hoặc làm việc quá sức.
+ GDMT: Hs biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí có hại đối với cơ quan tuần hoàn. HS biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. So sánh đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động; ra quyết định. Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch.
- Thái độ:
 + Một số hoạt động con người đã gây ô nhiễm bầu không khí trong lành, có hại đến cơ quan tuần hoàn.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Hình vẽ trong SGK trang 18, 19.
- Học sinh:
+ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên hỏi bài tiết trước, HS trả lời. GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
1. Giới thiệu bài: 
“Vệ sinh cơ quan tuần hoàn”
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Chơi trò chơi vận động.
- Giáo viên hướng dẫn chơi trò chơi: “con thỏ”, “mèo đuổi chuột”.
- Giáo viên nêu cách chơi.
- Giáo viên hô to, học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đếm nhịp đập của tim.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm thảo luận.
-HS nhắc lại, ghi tựa.
- Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên (Hứng thú với trò chơi).
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi với nội dung hình 1 SGK.
- Các nhóm thảo luận với hình 2,3,4,5 SGK. Nhóm 1,2 làm bài tập 2. 
-1 số học sinh đọc phần bài học SGK
- Đại diện mỗi dãy 1 học sinh lên thi đua thực hiện. Dãy nào thực hiện nhanh, chính xác thi thắng. Lớp nhận xét tuyên dương.
- Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.
- GDBVMT
4. Củng cố: 
- Giáo viên tổ chức cho 2 dãy thi đua lên bảng làm bài tập 1 vào vở bài tập.
- Đánh dấu chéo vào ô trống trước câu trả lời đúng.
- Hiện nay, do một số hoạt động con người đã gây ô nhiễm bầu không khí trong lành, có hại đến cơ quan tuần hoàn.
5. Dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài và không vui chơi quá sức để bảo vệ tim mạch.
Điều chỉnh, bổ sung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 5 
TIẾT : 9
Ngày dạy : 	
MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI : PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
 + Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em.
- Kĩ năng: 
+ Kể tên 1 số bệnh về tim mạch.
+ Nêu được sự nguy hiềm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích và xử lí thông tin về bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em; làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân trong việc đề phòng bệnh thấp tim.
- Thái độ:
+ Có ý thức phòng bệnh tim mạch.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Tranh ảnh trong SGK.
- Học sinh:
+ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ tuần hoàn?
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
1. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay ta học qua bài Phòng bệnh tim mạch 
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1:(giải quyết vấn đề)
- GV yêu cầu mỗi em kể tên 1 bệnh tim mạch mà em biết.
Hoạt động 2 : Đóng vai 
+ Bước 1 
- Làm việc cá nhân.
+ Bước 2 
- Làm việc theo nhóm
+ Ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim?
+ Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
+ Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim?
Hoạt động 3 : Hoạt động nhóm
+ Bước 1: Làm việc theo cặp.
+ Bước 2 Làm việc cả lớp
- HS nhắc lại, ghi tựa.
- HS quan sát tranh hình 1- 2 đọc các lời hỏi và đáp của từng nhân vật trong hình.
- Trong nhóm tập đóng vai HS và BS để hỏi và trả lời bệnh thấp tim.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Làm việc theo cặp chỉ từng hình và nói với nhau về nội dung phòng bệnh thấp tim.
- Làm việc cả lớp. 
- Gọi HS lên trình bày kết quả làm việc theo cặp cách đề phòng bệnh thấp tim.
- Biết được nguyên nhân của bệnh thấp tim.
4. Củng cố: 
- Đề phòng bệnh thấp tim cần phải giữ ấm cơ thể khi trời lạnh ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh cá nhân, rèn luyện thân thể hằng ngày để không bị các bệnh viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: 
 - Dặn HS về nhà làm bài tập. 
- Chuẩn bị tiết sau Hoạt động bài tiết nước tiểu
Điều chỉnh, bổ sung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 5 
TIẾT : 10
Ngày dạy : 	
MÔN : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI : HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
 (GDBVMT – BỘ PHẬN)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.
- Kĩ năng: 
+ Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng.
+ Giải thích tại sao hằng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước. 
- Thái độ:
+ HS không nín tiểu lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
+ GDMT: Hs biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí có hại đối với cơ quan hô hấp. HS biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Tranh vẽ hình cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Học sinh:
+ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
- Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
1. Giới thiệu bài: 
Hoạt động bài tiết nước tiểu
2. Hường dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
- GV đính tranh và gọi 1 HS lên bảng chỉ và nói lên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu 
Hoạt động 2 :
- Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Bước 2 : Làm việc theo nhóm
+ Nước tiểu được tạo thành ở đâu?
+ Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào?
+ Trước khi thải ra ngoài nước tiểu được chứa ở đâu?
+ Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào?
+ Mỗi ngày, mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
- Bước 3 : Thảo luận cả lớp
-HS nhắc lại.
- 2 HS cùng quan sát hình và chỉ đâu là thận, ống dẫn nước tiểu.
- Làm việc cả lớp. 
- HS thực hành.
- HS quan sát hình.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện báo cáo.
+ Mỗi nhóm xung phong đứng lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn nhóm khác trả lời.
- HS lên bảng chỉ vào sơ đồ vừa nói tóm tắt lại hoạt động bài tiết nước tiểu.
- Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- GDBVMT
4. Củng cố: 
- Các em thường xuyên giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. 
- Không nên nín tiểu lâu có ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- HS chỉ lại sơ đồ hoạt động bài tiết nước tiểu.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
-Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
Điều chỉnh, bổ sung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an TNXH lop 3 tuan 15.doc