Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 19 - Nguyễn Thị Bích Hải - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 19 - Nguyễn Thị Bích Hải - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1

Tuần 19

Ngày dạy:

Tiết 37

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS biết:

- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người.

- Thực hiện những hành vi đúng giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình trang 70, 71 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động : (1 phút)

 - HS hát tập thể một bài.

2. Kiểm tra bài cũ : (4 phút)

- GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3/ 48 (VBT)

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1142Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 19 - Nguyễn Thị Bích Hải - Trường tiểu học Vĩnh Nguyên 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 
Ngày dạy: 
Tiết 37
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)
MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết:
Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người.
Thực hiện những hành vi đúng giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình trang 70, 71 SGK.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động : (1 phút)
 - HS hát tập thể một bài.
Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
- GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3/ 48 (VBT)
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Quan sát tranh (15 phút)
 Mục tiêu : Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người.
 Cách tiến hành: 
Bước 1: Quan sát cá nhân
Bước 2: GV yêu cầu các em nói những gì quan sát thấy trong hình.
Bước 3: Thảo luận nhóm
 Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương (đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu,) 
 Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên ?
 Các nhóm trình bày, GV nhận xét và kết luận.
 Kết luận : Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy chúng ta phải đi đại, tiểu tiện đúng nơi quy định ; không để vật nuôi (chó, mèo, lợn, gà,) phóng uế bừa bãi.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (15 phút)
 Mục tiêu : Biết được các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh.
 Cách tiến hành :
Bước 1 : GV chia nhóm HS và yêu cầu các em quan sát hình 3, 4 trang 71 SGK và trả lời theo gợi ý : Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu trrong hình.
Bước 2 : Thảo luận
 Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau :
- Ở địa phương bạn sử dụng loại nhà tiêu nào ?
- Bạn và gia đình cần phải làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ?
- Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ?
Lưu y ù: GV hướng dẫn HS, ở các vùng miền khác nhau có loại nhà tiêu khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau.
Ví dụ:
- Ở thành phố có loại nhà tiêu tự hoại thì phải có đủ nước dội thường xuyên để không có mùi hôi và phải sử dụng loại giấy vệ sinh dùng cho nhà tiêu tự hoại.
- Ở nông thôn thường dùng nhà tiêu hai ngăn và phải có tro bếp hoặc mùn cưa đổ lên trên sau khi đi đại tiện, giấy vệ sinh phải cho vào sọt rác.
 Kết luận : Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lý phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước.
- HS quan sát các hình trong SGK trang 70, 71.
- HS tiến hành thảo luận nhóm
- HS quan sát hình 3, 4 trang 71 SGK và trả lời.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần 19 
Ngày dạy:
Tiết 38
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)
MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS biết:
- Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ.
- Cần có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng.
- Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trang 72, 73 SGK.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 Khởi động: (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3/ 49 (VBT)
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1: Quan sát tranh (15 phút)
 Mục tiêu : Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống.
 Cách tiến hành : 
Bước 1: Quan sát hình 1, 2 trang 72 SGK theo nhóm và trả lời theo gợi ý : Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai ? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sống không ?
Bước 2: Gọi một vài nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
Bước 3: Thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGK
- Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ con người ?
- Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy,  cần cho chảy ra đâu ?
Bước 4 : 
 GV phân tích cho HS hiểu trong chất thải sinh hoạt chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.
 Kết luận : Trong nước thải có nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa được xử lý thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.
* Hoạt động 2 : Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh (15 phút)
 Mục tiêu : Giải thích được vì sao cần xử lí nước thải.
 Cách tiến hành :
Bước 1: Từng cá nhân cho biết ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu ? Theo em cách xử lí như vậy đã hợp lí chưa ? Nên xử lí thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ?
Bước 2: Quan sát hình 3, 4 trang 73 SGK theo nhóm và trả lời câu hỏi:
- Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh ? Tại sao ?
- Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không ?
Bước 3: Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình.
 GV cần lấy ví dụ cụ thể để phân tích cho các em thấy nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người.
Kết luận : Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết.
- HS quan sát hình 1, 2 trang 72 SGK theo nhóm và trả lời.
- Các nhóm trình bày
- Các nhóm khác bổ sung
- Các nhóm tiến hành thảo luận các câu hỏi trong SGK
- Một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Cá nhân trả lời
- HS quan sát hình 3, 4 trang 73 SGK theo nhóm và trả lời câu hỏi:
- Các nhóm trình bày
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần 20 
Ngày dạy:
Tiết 39 : ÔN TẬP : XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết:
Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh (phạm vi tỉnh).
Yêu quí gia đình, trường học và tỉnh (thành phố) của mình.
Cần có ý thức bảo vệ môi trường, nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh ảnh do GV sưu tầm hoặc do HS vẽ về chủ đề Xã hội.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động : (1 phút)
 - HS hát tập thể một bài.
Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2/ 50 (VBT)
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới : (30 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Phương án 1: Sưu tầm những thông tin (mẩu 
chuyện, bài báo, tranh ảnh hoặc hỏi bố mẹ, ông bà, 
) về một trong những điều kiện ăn ở, vệ sinh của 
gia đình, trường học, cộng đồng trước kia và hiện 
nay.
Bước 1: Nếu có tranh ảnh, GV tổ chức cho HS 
trình bày trên tờ giấy Ao và có ghi chú thích nội 
dung tranh. Có thể phân công mỗi nhóm sưu tầm 
và trình bày về một nội dung: hoạt động nông 
nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên 
lạc, y tế giáo dục, 
Bước 2: 
- GV khen ngợi những cá nhân, những nhóm có sản 
phẩm đẹp, có ý nghĩa.
Phương án 2: Chơi trò chơi Chuyền hộp
- GV soạn 1 hệ thống câu hỏi liên quan đến nội 
dung chủ đề xã hội. Mỗi câu hỏi được viết vào một 
tờ giấy nhỏ gấp tư và để trong một hộp giấy nhỏ.
- HS vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp giấy nói 
trên. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay 
người nào thì người đó phải nhặt một câu hỏi bất 
kỳ trong hộp để trả lời. Câu hỏi đã được trả lời sẽ 
bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết 
câu hỏi.
- HS trình bày tranh ảnh sưu tầm 
được trên tờ giấy Ao và có ghi chú 
thích nội dung tranh.
- Các nhóm thảo luận mô tả nội dung 
và ý nghĩa bức tranh quê hương.
- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung và 
đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần 20
Ngày dạy:
Tiết 40 : THỰC VẬT
MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
Nhận ra được sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
Vẽ và tô màu một số cây.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các cây có ở sân trường, vườn trường.
Giấy A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.
Giấy khổ to, hồ dán.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động : (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1 / 51 (VBT)
- GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên (20 phút)
 Mục tiêu :
- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên
Cách tiếùn hành :
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
- GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn HS cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công
- GV giao nhiệm vụ và gọi một vài HS nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay ở xung quanh sân trường.
Bước 2 : Trình tự :
 Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công.
 Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây
 Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó
Bước 3 : Làm việc cả lớp
 Hết t ... ét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp và nhanh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần 23
Ngày dạy: 
Tiết 46 : KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS biết:
Nêu chức năng của lá cây. 
Kể ra những lợi ích của lá cây. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trang 88, 89 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động:
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS trả lời các câu hỏi bài Lá cây.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: LÀM VIỆC VỚI SGK THEO CẶP.
Mục tiêu : Biết nêu chức năng của lá cây.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
 - GV yêu cầu từng cặp H S dựa vào hình 1trong SGK trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. Ví dụ:
- Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
- Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ?
- Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
- Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ?
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây.
Kết luận: 
 Lá cây có 3 chức năng: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước. 
Lưu ý: GV có thể giảng thêm cho HS biết về vai trò quan trọng của việc thoát hơi nước đối với đời sống của cây (nhờ hơi nước được thóat ra từ lá mà dòng nước liên tục được hút từ rễ, qua thân và đi lên lá; sự thoát hơi nước giúp cho nhiệt độ của lá được giữ ở mức thích hợp, có lợi cho hoạt động sống của cây)
Hoạt động 2: THẢO LUẬN NHÓM 
Mục tiêu: Kể được những lợi ích của lá cây. 
Cách tiến hành:
Bước 1: Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát ở các hình trang 89 SGK để nói về lợi ích của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
Bước 2: GV cho tổ chức các nhóm thi đua xem trong cùng 1 thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào các việc như:
- Để ăn. Làm thuốc. - Làm nón.
- Gói bánh, gói hàng. - Lợp nhà.
- Từng cặp H S dựa vào hình 1trong SGK trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau.
- HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây.
- Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát ở các hình trang 89 SGK để nói về lợi ích của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
- Các nhóm thi đua xem trong cùng 1 thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào các việc .
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần 24 
Ngày dạy: 
Tiết 47 : HOA
MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS biết:
Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa. 
Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa.
Phân loại các bông hoa sưu tầm được.
Nêu chức năng và lợi ích của hoa. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các hình trang 90, 91 SGK.
GV và HS sưu tầm những bông hoa mang đến lớp. 
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS trả lời các câu hỏi bài Rễ cây.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN.
Mục tiêu : 
- Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
- Kể được tên các bộ phận thường có của một bông hoa.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ýï:
- Quan sát và nói về màu sắc của những bông hoa trong các hình ở trang 90, 91 SGK và những bông hoa được mang đến lớp. Trong những bông hoa đó, bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm ?
- Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của bông hoa đang quan sát ?
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: 
- Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc, mùi hương.
- Mỗi bông hoa thường có cánh hoa, đài hoa, cuống hoa và nhị hoa.
Hoạt động 2: LÀM VIỆC VỚI VẬT THẬT
Mục tiêu: Biết phân loại các bông hoa sưu tầm được. 
Cách tiến hành:
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các bông hoa sưu tầm được theo từng nhóm tuỳ theo tiêu chí phân loại do nhóm đặt ra. Các bông hoa được gắn vào giấy khổ Ao. HS có thể vẽ thêm các bông hoa bên cạnh những bông hoa thật. 
- Sau khi làm xong, các nhóm trưng bày sản phẩm của mình và tự đánh giá có sự so sánh với sản phẩm của nhóm bạn.
Hoạt động 3 : THẢO LUẬN CẢ LỚP
Mục tiêu: Nêu được chức năng và lợi ích của hoa.
Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: 
Hoa có chức năng gì ?
Hoa thường được làm gì ? Nêu ví dụ.
Quan sát các hình trang 91, những hoa nào được dùng để trang trí, những bông hoa nào được dùng để ăn ?
Kết luận:
- Hoa là cơ quan sinh sản của cây
- Hoa thường được dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác.
Hoạt động cuối : CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Hoa có chức năng gì ?
- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ýï:
- Quan sát và nói về màu sắc của những bông hoa trong các hình ở trang 90, 91 SGK và những bông hoa được mang đến lớp. Trong những bông hoa đó, bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm ?
- Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của bông hoa đang quan sát.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các bông hoa sưu tầm được theo từng nhóm tuỳ theo tiêu chí phân loại do nhóm đặt ra. Các bông hoa được gắn vào giấy khổ Ao. HS có thể vẽ thêm các bông hoa bên cạnh những bông hoa thật. 
- Sau khi làm xong, các nhóm trưng bày sản phẩm của mình và tự đánh giá có sự so sánh với sản phẩm của nhóm bạn.
- HS thảo luận các câu hỏi và quan sát các hình trang 91, những hoa nào được dùng để trang trí, những bông hoa nào được dùng để ăn ?
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần 24
Ngày dạy: 
Tiết 48 : QUẢ
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, HS biết:
Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
Kể tên một số bộ phận thường có của một quả.
Nêu chức năng của hạt và ích lợi của quả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trang 92, 93 SGK.
GV và HS sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp các quả mang đến lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1 Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS trả lời các câu hỏi bài Hoa
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN.
Mục tiêu : - Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
- Kể được tên các bộ phận thường có của một một quả.
Cách tiến hành:
Bước 1: Quan sát các hình trong SGK
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình ảnh các quả có trong SGK trang 92, 93 và thảo luận các câu hỏi sau:
- Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả. 
- Trong số các quả đó, bạn đã ăn những quả nào? Nói về mùi vị của quả đó.
- Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó?
 Bước 2: Quan sát các quả được mang đến 
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý sau:
- Quan sát bên ngoài: Nêu hình dạng, màu sắc, độ lớn của quả.
- Quan sát bên trong:
+ Bóc hoặc gọt quả, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt.
+ Bên trong quả gồm có những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả đó.
+ Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- GV lưu ý nên để mỗi nhóm trinh bày sâu về một loại quả.
Kết luận:
 Có nhiều loại quả , chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có ba phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt. 
Hoạt động 2: THẢO LUẬN
Mục tiêu: Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả 
 Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
 GV nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận theo gợi ý sau:
- Quả thường được dung để làm gì? Nêu ví dụ.
- Quan sát các hình trang 92, 93 SGK, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào đượcdùng để chế biến thức ăn?
- Hạt có chức năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận:
- Quả thường dùng để ăn tươi, Làm rau trong các bữa cơm, ép dầu Ngoài ra, muốn bảo quản các loại quả được lâu người ta có thể chế biến thành các loại mứt hoặc đóng hộp.
- Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ nảy thành cây mới.
Hoạt động cuối : CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Qủa có chức năng gì ?
- GV nhận xét tiết học 
- HS quan sát hình ảnh các quả có trong SGK trang 92, 93 và thảo luận các câu hỏi.
- HS quan sát các quả được mang đến lớp.
- Các nhóm thảo luận các câu hỏi.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH 19.doc