Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 30 - Trường tiểu học số 2 Hòa Hiệp Nam

Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 30 - Trường tiểu học số 2 Hòa Hiệp Nam

 Tự nhiên và xã hội

Trái đất. Quả địa cầu.

I/ Mục tiêu :

 - Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.

 - Biết cấu tạo của quả địa cầu.

 - Hs khá, giỏi: Quan sát và chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu , Nam bán cầu, đường xích đạo.

II/ Các kỉ năng sống cơ bản được giáo dục :

III/ Các PP kỉ thuật dạy học tích hợp : -Thảo luận , quan sát thực địa ; làm việc nhóm

IV/ Đồ dùng GV HS :

 * GV: Hình trong SGK trang 112, 113.

 * HS: SGK, vở.

V/ Tiến trình dạy học :

 

doc 4 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 756Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 3 tuần 30 - Trường tiểu học số 2 Hòa Hiệp Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tự nhiên và xã hội
Trái đất. Quả địa cầu.
I/ Mục tiêu : 
 - Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
 - Biết cấu tạo của quả địa cầu. 
 - Hs khá, giỏi: Quan sát và chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu , Nam bán cầu, đường xích đạo.
II/ Các kỉ năng sống cơ bản được giáo dục : 
III/ Các PP kỉ thuật dạy học tích hợp : -Thảo luận , quan sát thực địa ; làm việc nhóm 
IV/ Đồ dùng GV HS : 
 * GV: Hình trong SGK trang 112, 113.
 * HS: SGK, vở.
V/ Tiến trình dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Hs nhận biết đựơc hình dạng của Trái Đất trong không gian.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình trang 112, 113 SGK.
+ Quan sát hình 1 em thấy Trái Đất có hình gì ?
+ Trái đất có hình cầu, hơi dẹp ở hai đầu.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv tổ chức cho Hs quan sát quả địa cầu và giới thiệu: Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em các bộ phận: quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- GV chỉ cho Hs vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu.
- Gv nhận xét chốt lại:
=> Trái đất có hình cầu.
* Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Biết đựơc cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả địa cầu. Biết tác dụng của quả địa cầu.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : 
- Gv yêu cầu Hs trong nhóm quan sát 2 hình tronng SGK và chỉ trên hình: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- Gv yêu cầu Hs trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- Gv mời vài Hs đặt quả địa cầu trên bàn, chỉ trục của quả địa cầu và nhận xét trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn.
Bước 2: Thực hiện.
- Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi gắn chữ vào sơ đồ câm.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nắm chắc vị trí cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn.
- Gv treo hai hình phóng to như hình 2 trong SGK trang 112.
- Hs chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 5 em. Và phát cho mỗi nhóm 5 tấm bìa.
- Gv hướng dẫn cuộc chơi.
Bước 2: Thực hiện.
- Các nhóm chơi trò chơi.
- Gv nhận xét, đánh giá các đội chơi.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
-Hs quan sát hình trong SGK
-Hình tròn, quả bóng, hình cầu.
-Hs trao đổi theo nhóm các câu hỏi trên.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Hs cả lớp nhận xét.
PP: Thảo luận.
-Hs cả lớp thảo luận các câu hỏi.
-Hs xem xét và trả lời.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
PP: Thực hành, trò chơi.
-Hs chơi trò chơi.
-Các hs khác quan sát, theo dõi.
V/ Hoat động nối tiếp:
 - Về xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài sau: Sự chuyển động của Trái Đất.
 - Nhận xét bài học
Tự nhiên và xã hội
Sự chuyển động của Trái Đất.
I/ Muc tiêu :
 - Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
 - Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
 - HS khá, giỏi: Biết cả hai chiều chuyển động của Trái Đất.
II/ Các kỉ năng sống cơ bản được giáo dục 
 - Kĩ năng hợp tác và kĩ năng làm chủ bản thân: Hợp tác và đảm nhận trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
 - Kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi trình bày và thực hành quay quả địa cầu.
 - Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo.
III/ Các PP kỉ thuật dạy học tích hợp : -Thảo luận nhóm, Trò chơi , Viết tích cực
IV/ Đồ dùng : 
 * GV: Hình trong SGK trang 114, 115.
 * HS: SGK, vở.
V/ Tiến trình dạy học : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- Mục tiêu: Biết Trái Đất không ngừng quay quanh mình nó. Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Quan sát hình trong SGK.
- Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 1 trong SGK trang 114 và trả lời câu hỏi:
+ Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một vài Hs lên quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
- Gv vừa quay quả địa cầu, vừa nói: Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng. Trái Đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp.
- Mục tiêu: Biết Trái Đất đồng thời vừa tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời. Biết chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình 3 trang 115 SGK.
- Từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Gv gợi ý cho Hs:
+ Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
+ Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời.
- Gv yêu cầu Hs điền vào phiếu học tập đó
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gv nhận xét: 
=> Trái Đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời.
*Hoạt động 3 : Chơi trò chơi : trái đất quay 
 B1: Gv chia nhóm , nhóm trưởng điều khiển 
 B2: Gv cho các nhóm ra sân , chỉ vị trí đứng cho từng nhóm và HD chơi 
 + Gọi 2 bạn : mặt trời và trái đất 
 + Bạn đóng vai mặt trời đứng ở giữa , bạn đóng vai Trái đất vừa quay quanh mình , vừa quay quanh mặt trời như hình trong SGK tranh 115
PP: Quan sát, thảo luận.
-Hs từng nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi.
-Hs trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu như hướng dẫn ở phần thực hành trong SGK.
-Hs lên quay quả địa cầu.
-Hs cả lớp nhận xét.
PP: Quan sát, luyện tập, thực hành.
-Hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi.
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của mình.
-Hs khác nhận xét.
V/ Hoat động nối tiếp: 
 - Về xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài: Trái Đất là một hành tinh trong hệ mặt trời.
 - Nhận xét bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docTN-XH T 30.doc