Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 23: Một số động vật dưới nước (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Vũ Huyền Thương

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 23: Một số động vật dưới nước (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Vũ Huyền Thương

Hoạt động 1: Thi kể tên các động vật

 sống dưới nước

-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. GV chia lớp thành 4 đội, GV phát cho mỗi đội một bảng nhóm, yêu cầu: kể tên các động vật sống dưới nước.

Trong thời gian 2 phút nếu đội nào kể ra được nhiều tên hơn thì đội đó sẽ giành chiến thắng.

-GV quan sát theo sát quá trình học sinh chơi.

-GV mời HS nhận xét.

-GV nhận xét chốt kết quả.

-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, cùng nói cho nhau nghe về các con vật có trong hình 1.

-GV mời 1 nhóm chia sẻ, GV mời HS đại diện vừa chỉ tên con vật vừa nói.

-GV mời 1 nhóm nhận xét,

-GV nhận xét: Dưới nước có rất nhiều động vật với nhiều tên gọi khác nhau. Thật khó có thể kể tên được hết các động vật sống dưới nước, ví dụ như sao biển, cá heo, các loại cá cảnh,.

 

docx 5 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 23: Một số động vật dưới nước (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Vũ Huyền Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Tiểu học Võ Thị Sáu
Môn: Tự nhiên và Xã hội
Lớp: 3I
Tiết dạy: 
Giáo sinh: Vũ Huyền Thương
Ngày soạn: 24/3/2021
Ngày dạy: 26/3/21021
BÀI 23: MỘT SỐ ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC (Tiết 1)
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức
-Nêu được tên một số động vật sống dưới nước.
- Nêu được ích lợi của cá, tôm, cua đối với đời sống của con người.
2. Kỹ năng
- Nói được tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá, tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ những động vật sống dưới nước.
4. Năng lực
-Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
-Phát triển năng lực đặc thù là năng lực khoa học.
II. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên
-Sách giáo khoa, giáo án, slide, bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh
-Sách giáo khoa.
III. Phương pháp dạy học
Sử dụng phương pháp giảng giải thuyết trình, phương pháp trực quan, phương pháp trò chơi.
IV. Hoạt động dạy và học
1. Khởi động
	Ban văn nghệ cho lớp sinh hoạt
2. Kiểm tra hoạt động ứng dụng
 Ban học tập làm việc:
1.Con gì có vẩy có vây
Không sống trên cạn mà bơi dưới hồ.(Con cá)
2. Con gì tám cẳng 2 càng
Không đi mà lại bò ngang suốt đời.(con cua)
3. Con gì cô tấm thì yêu
Cơm vàng cơm bạc cho ăn sớm chiều. (con cá bống)
3. Bài mới
-GV: Qua trò chơi vừa rồi, bạn nào có thể đoán tiết học hôm nay học bài gì?
-Giáo viên ghi bài lên bảng: Bài 23: Một số động vật sống dưới nước (Tiết 1)
HS ghi bài vào vở: Bài 23: Một số động vật sống dưới nước (Tiết 1)
-GV mời học sinh đọc mục tiêu bài học
-GV chốt lại mục tiêu bài học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Hoạt động 1: Thi kể tên các động vật
 sống dưới nước
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. GV chia lớp thành 4 đội, GV phát cho mỗi đội một bảng nhóm, yêu cầu: kể tên các động vật sống dưới nước.
Trong thời gian 2 phút nếu đội nào kể ra được nhiều tên hơn thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
-GV quan sát theo sát quá trình học sinh chơi.
-GV mời HS nhận xét.
-GV nhận xét chốt kết quả.
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, cùng nói cho nhau nghe về các con vật có trong hình 1.
-GV mời 1 nhóm chia sẻ, GV mời HS đại diện vừa chỉ tên con vật vừa nói.
-GV mời 1 nhóm nhận xét,
-GV nhận xét: Dưới nước có rất nhiều động vật với nhiều tên gọi khác nhau. Thật khó có thể kể tên được hết các động vật sống dưới nước, ví dụ như sao biển, cá heo, các loại cá cảnh,..
Hoạt động 2: Phân loại cá nước ngọt và cá nước mặn
a)Trong các loại cá ở hình1, cá nào sống ở nước ngọt, cá nào sống ở nước mặn?
-GV mời 1 HS nói tên các loại cá trong hình 1.
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 1 phút.
-GV mời 2 cặp đôi đứng lên nói.
-GV mời HS nhận xét.
-GV nhận xét kết luận: 
+Cá nước ngot: cá vàng, cá lóc
+Cá nước mặn: cá mập, cá đuối.
-Kể thêm tên các loại cá sống nước ngọt và nước mặn mà em biết?
-GV mời 2 HS chia sẻ. 
Ví dụ: Cá thu,Cá cơm,Cá voi, cá mè, cá rô phi.
Hoạt động 3: Cùng nhau thực hiện
a/ Quan sát hình 2, 3, 4. Hãy chỉ và nói tên một số bộ phận bên ngoài của cá, tôm, và cua.
b/ Đặc điểm của cá và tôm, cua
Giáo viên tổ chức cho HS chia sẻ nhóm 4, chỉ các bộ phận của tôm, Cua, cá. GV phát phiếu học tập.
Đặc điểm
Cá
Tôm, cua
Có nhiều chân
x
Sống dưới nước
x
x
Cơ thể được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng
x
Có xương sống
x
Cơ thể thường có vảy và vây
x
GV thu 4 phiếu, nhận xét.
-GV mời 3 HS lên bảng, chỉ bộ phận của tôm cua cá.
-Gv nhận xét.
c) Điểm khác nhau giữa cá và tôm cua
GV phát bảng nhóm, HS ghi kết quả thảo luận vào bảng.
-HS trình bày bảng nhóm.
-GV mời đại diện nhận xét
-GV nhận xét. Kết luận.
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
Cá, tôm, cua có ích lợi gì đối với đời sống con người?
-GV tổ chức HS thảo luận nhóm đôi.
-GV mời 2 nhóm chia sẻ.
-GV nhận xét
 -HS lắng nghe giáo viên phổ biến luật chơi.
-HS phân công nhiệm vụ.
-HS tiến hành trò chơi.
-HS nhận xét.
-HS thảo luận trả lời.
-HS chia sẻ kết quả thảo luận: 
a) Con cá vàng b) con cua, c) con tôm d) con rùa e) con cá lóc g) con cá đuối h) con cá mập h) bạch tuộc k) sò
-HS trả lời cá lóc, cá mập, cá vàng, cá đuối
-1 HS hỏi: Con cá vàng sống ở đâu?
-1 HS trả lời: Cá vàng sống ở nước ngọt.
-HS theo dõi.
-HS hoạt động cá nhân, ghi vào nháp.
-HS chia sẻ, chỉ trong sách giáo khoa. Đồng thời hoàn thành phiếu.
-HS thực hiện
-HS nhận xét
Điểm khác nhau giữa cá và tôm, cua là
+ Cá thì có vây và vẩy, có sương sống
+Tôm, cua thì cơ thể được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng và có nhiều chân.
Cá, cua và tôm là những loại động vật dùng để làm thức ăn cho con người. Đó là những loại động vật chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài ra, một số loài cá còn có tác dụng làm thuốc và để làm cá cảnh trang trí.
-HS nhận xét
4. Củng cố dặn dò
GV nhận xét tuyên dương học sinh, dặn dò về nhà đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài tiếp theo.
	Giáo viên hướng dẫn	Giáo sinh thực tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_bai_23_mot_so_dong_vat_duoi_nu.docx