Giáo án Tuần 1 và 2 Lớp 3 - Chuẩn KTKN

Giáo án Tuần 1 và 2 Lớp 3 - Chuẩn KTKN

Tập đọc - Kể chuyện

CẬU BÉ THÔNG MINH

 A/ Mục tiêu : -Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minhvà tài trí của cậu bé,(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

KNS: Tư duy sáng tạo. Ra quyết định .Giải quyết vấn đề

 B/ Chuẩn bị đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc: " Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp. chịu tội”

 

doc 64 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 1 và 2 Lớp 3 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU BÁO GIẢNG TUẦN 1
THỨ
NGÀY
TIẾT
MÔN
TÊN BÀI DẠY
HAI
22/8/2011
1
TẬP ĐỌC
Cậu bé thông minh
2
KỂ CHUYỆN
cậu bé thông minh
3
TOÁN
Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số
4
ĐẠO ĐỨC
Kính yêu bác hồ ( tiết 1)
5
THỂ DỤC
Bài 1: giới thiệu chương trình 
trò chơi “nhanh lên bạn ơi”
BA
23/8/2011
1
CHÍNH TẢ
(TẬP CHÉP)Cậu bé thông minh 
2
TẬP ĐỌC
Hai baøn tay em
3
TOÁN
Cộng trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ )
4
TNXH
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
TƯ
24/8/2011
1
LTVC
Ôn từ chỉ sự vật. so sánh
2
TẬP VIẾT
Ôn chữ hoa A
3
MĨ THUẬT
4
TOÁN
Luyeän taäp
NĂM
25/8/2011
1
CHÍNH TẢ 
(NGHE VIẾT )Chơi chuyền
2
TOÁN
Cộng các số có 3 chữ số ( có nhớ một lần )
3
TNXH
Nên thở như thế nào?
4
THỂ DỤC
Bài 2 : ôn một số kỹ năng đội hình đội ngũ
trò chơi “nhóm ba nhóm bảy”
5
NHẠC
SÁU
26/8/2011
1
TẬP LÀM VĂN
Nói về đội thiếu niên tiền phong
điền vào tờ giấy in sẵn .
2
THỦ CÔNG
Gâp tau thuy hai ông khối 
3
TOÁN
Luyện tập
4
ATGT
Bài 1: giao thông đường bộ.
5
SHTT
Thứ 2 ngày 22/08/2011
Tập đọc - Kể chuyện
CẬU BÉ THÔNG MINH
 A/ Mục tiêu : -Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minhvà tài trí của cậu bé,(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
KNS: Tư duy sáng tạo. Ra quyết định .Giải quyết vấn đề
 B/ Chuẩn bị đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc: " Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp... chịu tội”
 C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
 2.Bài mới: 
 a) Phần mở đầu :
- Giáo viên giới thiệu tám chủ điểm của sách giáo khoa Tiếng Việt 3
 b) Phần giới thiệu bài :
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa minh họa chủ điểm “Măng non“ (trang 3) 
- Tranh minh họa “Cậu bé thông minh“ 
* Giáo viên giới thiệu: Cậu bé thông minh là câu chuyện về sự thông minh tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ 
 c) Luyện dọc: 
- Giáo viên đọc toàn bài.
(Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi 
- Giọng cậu bé: lễ phép bình tĩnh, tự tin, Nhà vua: oai nghiêm)
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Giáo viên theo dõi lắng nghe học sinh đọc, nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp, nếu học sinh đọc chưa đúng. Kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng đoạn (Ví dụ : Kinh đô, om sòm, trọng thưởng) 
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
d) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
 - Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời nội dung bài 
- Nhà vua nghĩ ra kể gì để tìm người tài ?
- Vì sao dân chúng lại lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
* Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 
- Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua nghĩ lệnh của mình là vô lí ?
* Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé đã yêu cầu điều gì ?
- Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? 
* Yêu cầu cả lớp cùng đọc thầm và trả lời nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
 d) Luyện đọc lại: 
- Giáo viên chọn để đọc mẫu một đoạn trong bài 
* Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em.
- Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai 
- Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
­) Kể chuyện : 
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ quan sát 3 tranh minh họa 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện.
2 . Hường dẫn kể từng đoạn theo tranh 
- Giáo viên theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng 
 h) Củng cố dặn dò: 
- Trong câu chuyện em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài “Hai bàn tay em “ 
- Học sinh trình dụng cụ học tập.
- HS lắng nghe
 Vài học sinh nhắc lại tựa bài
 Lớp quan sát tranh qua hai bức tranh.
- Nêu nội dung cụ thể từng bức tranh vẽ vừa quan sát .
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Học sinh đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật (chú ý phát âm đúng các từ ngữ : bình tĩnh. xin sữa. bật cười. mâm cỗ )
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài (một hoặc hai lượt ) 
- Học sinh dựa vào chú giải sách giáo khoa để giải nghĩa từ.
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm, từng cặp học sinh tập đọc 
(em này đọc ,em khác nghe góp ý)
* Hai học sinh mỗi em đọc một đoạn của bài tập đọc .
* Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. 
- Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng 
- Vì gà trống không đẻ trứng được. 
* Học sinh đọc thầm đoạn 2:
- Cậu bé nói chuyện khiến vua cho là vô lí (bố đẻ em bé ) từ đó làm cho vua phải thừa nhận: Lệnh của ngài cũng vô lí.
- Học sinh đọc đoạn 3:
- Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành xẻ thịt chim 
- Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua 
- Câu chuyện ca ngợi tài trí của cậu bé .
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện , cậu bé, vua)
- Học sinh đọc cá nhân và đọc theo nhóm . Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay 
- Học sinh lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Học sinh quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện 
- Ba học sinh nối tiếp nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện 
- Lớp và giáo viên nhận xét lời kể của bạn
- Trong chuyện em thích nhân vật cậu bé.
- Vì tuy còn nhỏ nhưng cậu rất thông minh.
- Học bài và xem trước bài mới .
Toán
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
A/ Mục tiêu 
Biết cách đọc,cách viết, so sánh các số có 3 chữ số.
Làm BT 1, 2, 3, 4.
B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ., SGK.
 C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ:
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Để củng cố lại các kiến thức đã học về số tự nhiên. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Đọc viết so sánh số có 3 chữ số “
 b) Luyện tập:
Bài 1: - Giáo viên ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa.
- Yêu cầu 1 em lên bảng điền và đọc kết quả 
- Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : Giáo viên nêu phép tính và ghi bảng
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .
- Gọi hai học sinh đại diện hai nhóm lên bảng sửa bài
- Gọi học sinh khác nhận xét
+ Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3: - Ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa .
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền dấu thích hợp và giải thích cách làm . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào phiếu học tập .
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4 :- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài 
- Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi bạn .
-Yêu cầu học sinh nêu miệng chỉ ra số lớn nhất có trong các số và giải thích vì sao lại biết số đó là lớn nhất ?
- Gọi học sinh khác nhận xét
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
 c) Củng cố - Dặn dò:
-Nêu cách đọc ,cách viết và so sánh các có 3 chữ số ?
* Nhận xét đánh giá tiết học 
– Dặn về nhà học và làm bài tập 
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Mở sách giáo khoa và vở bài tập để luyện tập
- 1em lên bảng điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm . 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở đồng thời theo dõi bạn làm và tự chữa bài trong tập của mình 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
- Hai học sinh lên bảng thực hiện 
a/ Điền số thích hợp vào chỗ chấm sẽ được dãy số thích hợp :
310, 311, 312, 313 ,314, 315, 316, 
317,318 , 319 .( Các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319)
b/ 400,399, 398, 397, 396 , 395 , 394 , 393 , 392 , 391 .(Các số giảm liên tiếp từ 400 xuống 319 )
- Hai học sinh nhận xét bài bạn .
- Một học sinh lên bảng thực hiện điền dấu thích hợp vào chỗ chấm :
330 = 330 ; 30 +100 < 131
 615 > 516 ; 410 – 10 < 400 + 1
199 < 200 ; 243 = 200 + 40 + 3
- Học sinh làm xong giải thích miệng cách làm của mình .
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Một học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa.
- Một em nêu miệng kết quả bài làm :375, 421, 573, 241, 735 ,142 
- Vậy số lớn nhất là số: 735 vì Chữ số hàng trăm của số đó lớn nhất trong các chữ số hàng trăm của các số đã cho.
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
Đạo đức
KÍNH YÊU BÁC HỒ ( tiết 1)
 A/ Mục tiêu : - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ và của thiếu nhi đối với Bác Hồ 
- Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
B/ Đồ dùng dạy học : - Các bài thơ, bài hát, truyện tranh về Bác Hồ. Tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi. 
 	C/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ:
 2.Bài mới:
a) Khởi động :
- Các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh. Vậy Bác Hồ là ai ? Vì sao thiếu niên nhi đồng lại yêu quý bác như vậy ? Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu điều đó 
*/ Quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện , nhẩm kể chuyện 
ª Hoạt động 1 :
- Giáo viên chia chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ : 
- Quan sát từng bức ảnh ? Nêu nội dung và đặt tên cho từng bức ảnh ?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận .
- Hết thời gian gọi đại diện từng nhóm lần lượt lên giới thiệu . 
Cả lớp trao đổi 
- Bác sinh ngày tháng nào ? 
- Quê Bác ở đâu ? Bác còn có những tên gọi nào khác ?
ª Hoạt động 2 :
- Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác “
- Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi như thế nào ? Thiếu nhi phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
* Kết luận : - Các cháu thiếu nhi rất yêu quí Bác Hồ , Bác Hồ cũng rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi . Để tỏ lòng kính yêu Bác Các em cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy .
ª Hoạt động 3 : - Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng :
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh đọc một điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng 
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi sẵn 5 điều Bác Hồ dạy .
* Giáo viên chia nhóm yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác dạy ?
 b) Hướng dẫn thực hành :
* Củng cố nội dung 5 điều bác dạy
- Giáo dục học sinh ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác dạy . Sưu tầm các bài hát , bài  ... hóm ba nhóm bảy”chơi và tham gia chơi đúng luật
II/Chuẩn bị :
Sân trường hoặc lớp học ,vệ sinh sạch sẽ ,an toàn .
1còi ,kẻ sân cho trò chơi 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp :
NỘI DUNG
T .G
CÁCH TỔ CHỨC
1/ Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học, GV theo dõi giúp đỡ lớp trưởng.
- Giậm chân tại chỗ và đếm theo nhịp
- Chạy nhẹ nhàng dọc theo sân trường :40-50m 
*/ Trò chơi :“Làm theo hiệu lệnh” 
2/Phần cơ bản : 
*/Ôn tập hợp hàng dọc quay phải, quay trái, đứng nghiêm, đứng nghỉ, biết cách dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo ,xin phép khi ra vào lớp.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu.
- GV hô khẩu lệnh cho HS tập.
- HS tập GV theo uốn nắn sửa sai. 
 * Phân công tổ nhóm tập luyện.
-Học sinh thi dua theo các tổ.
*/ Trò chơi :“Nhóm ba nhóm bảy”
 - GV nêu tên và gọi HS nhắc lại luật chơi .
 - Cho lớp chơi thử và chơi chính thức.
- GV nhận xét tuyên dương cái nhân và tập thể
*/ Ôn lại một số động tác đội hình đội ngũ đã học như:
- Tập hợp hàng dọc ,dóng hàng, diểm số, quay phải,trái ,đứng nghiêm (nghỉ)dàn hàng, dồn hàng mỗi động tác 1-2 lần 
3/ Phần kết thúc :
- Đi thường theo nhịp và hát.
- GV giúp HS hệ thống lại bài 
- Nhận xét , đánh giá , dặn dò.
6p
22p
6p
X X X X X X
 X X X X X X
X X X X X X
 X X X X X X
X X X X X X
 X X X X X X
X X X X X X
 X X X X X X
x x x
x x
x x
x x
x x
x x x
Nhạc
GV bộ môn dạy
..
Thứ 6 ngày 02/09/2011
Tập làm văn
VIẾT ĐƠN
I/Mục tiêu:
Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK tr.9)
(GV yêu cầu tất cả HS đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài TLV).
II/Chuẩn bị:
Giấy trắng kẻ ô li từng tờ rời để HS viết đơn.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định lớp:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Kiểm tra vở của 3, 4 HS viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Năm nay, các em đã được 9 tuổi, đủ tuổi vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Để được kết nạp vào Đội, các em phải cố gắng phấn đấu, phải là con ngoan, trò giỏi và một điều không thể thiếu là em phải viết được đơn xin vào Đội. Bài tập làm văn hôm nay sẽ hướng dẫn các em biết cách viết đơn xin vào Đội.
b) Hướng dẫn viết đơn:
 Nêu lại những nội dung chính của đơn:
- HS đọc Đơn xin vào Đội trong SGK tr.9.
? Hãy nêu lại những nội dung chính của đơn xin vào Đội?
- HS tiếp nối nhau trả lời.
+ Mở đầu viết tên Đội.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. 
+ Tên của đơn: Đơn xin vào Đội
+ Nơi nhận đơn 
+ Người viết đơn tự giới thiệu: tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường.
+ Trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn. 
+ Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng. 
+Chữ kí, họ tên của người viết đơn.
? Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu?
+ Phần trình bày lí do và nguyện vọng của người viết đơn không cần viết theo khuôn mẫu vì khi viết đơn mỗi người có một lí do, nguyện vọng khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Các nội dung còn lại cần viết theo mẫu cho rõ ràng, cụ thể.
 Tập nói theo nội dung đơn:
- Một số HS thực hành nói trước lớp.
- nhận xét, sửa lỗi.
 Thực hành viết đơn:
- HS viết đơn vào vở.
- Một số HS đọc đơn của mình trước lớp.
- Chấm điểm một số bài, thu các bài còn lại để chấm sau.
4. Củng cố, dặn dò:
? Đơn dùng để làm gì?
+ Đơn dùng để trình bày nguyện vọng của mình với tập thể hay cá nhân nào đó.
- Dặn dò: HS viết lại đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
Thủ công
GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (Tiếp theo)
I.Mục tiêu :
Biết cách gấp tàu thủy 2 ống khói.
Gấp được tàu thủy 2 ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng ,phẳng Tàu thủy tương đối cân đối
HS thích gấp hình
II.Chuẩn bị :
+ Giáo viên:
Mẫu tàu thủy 2 ống khói được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để HS cả lớp quan sát được ( 2 mẫu)
Vận dụng để làm thao tác mẫu : giấy thủ công, kéo 
+ Học sinh: Giấy nháp hoặc giấy thủ công, kéo 
III.Các hoạt động dạy học :
.Khởi động : hát
Bài cũ : 
 KT dụng cụ học thủ công.
Giới thiệu bài 
 GV giới thiệu, ghi tựa bài
IV Hoạt động dạy học:
Tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói
- HS nêu
- Nhận xét bạn
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta cùng nhau thực hành gấp tàu thuỷ hai ống khói.
b) Hoạt động 1: HS thực hành gấp tàu thuỷ hai ống khói
- HS nhắc lại thao tác gấp tàu thuỷ hai ống khói
- HS quan sát và nhắc lại quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói
* Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hai hình vuông
* Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông
* Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói
- Thầy gợi ý: sau khi gấp được tàu thuỷ, các em có thể dán vào vở, dùng bút màu trang trí tàu và xung quanh tàu cho đẹp.
- Thầy đến các bàn quan sát, uốn nắn để các em hoàn thành sản phẩm
- HS thực hành
c) Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét các sản phẩm trưng bày của HS
+ HS trưng bày sản phẩm
- Đánh giá kết quả thực hành của HS
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS giờ sau mang giấy thủ công giấy nháp, bút màu, kéo thủ công để học bài : "Gấp con ếch"
- Nhận xét tiết học.
Toán
LUYỆN TẬP
A. Môc tiªu: Gióp HS:
 - Biết tÝnh gi¸ trÞ cña biÓu thøc liªn quan ®Õn phÐp nh©n, phÐp chia.
 - VËn dông ®­îc vµo gi¶i to¸n cã lêi v¨n (cã mét phÐp nh©n).
- Lam BT 1, 2, 3
- GDHS có tính kỉ luật, cẩn thận trong tính toán.
B. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc chñ yÕu:
 	I. Kiểm tra bài cũ:	
	- Làm lại BT 3 (1HS)
II. Bài dạy:
1. Giới thiệu bài. 
2. Bài mới:
 Bµi 1: Yªu cÇu HS tÝnh ®­îc gi¸ trÞ cña biÓu thøc vµ tr×nh bµy theo hai b­íc.
HS nªu yªu cÇu bµi tËp
HS nêu cách thực hiện tính giá trị của các biểu thức
- 3 HS lªn b¶ng, líp lµm vào bảng con
a. 5 x3 + 132 = 15 + 132
 = 147
- GV ®Õn tõng bµn quan s¸t, HD thªm cho HS
b. 32 : 4 + 106 = 8 +106
 = 114
c. 20 x 3 : 2 = 60 : 2
 = 30
- GV nhËn xÐt – söa sai
- Líp nhËn xÐt bµi cña b¹n.
 Bµi 2: Yªu cÇu HS nhËn biÕt ®­îc sè ph©n b»ng nhau cña ®¬n vÞ.
- HS nªu yªu cÇu cña BT
- HS lµm miÖng vµ nªu kÕt qu¶ 
+ §· khoanh vµo 1 phÇn mÊy sè vÞt ë h×nh a?
- Khoanh vµo sè vÞt ë h×nh a
+ §· khoanh vµo 1 phÇn m©ý sè vÞt ở h×nh b?
- Khoanh vµo sè vÞt ë h×nh b.
GV nhËn xÐt 
- Líp nhËn xÐt 
Bµi 3: Yªu cÇu gi¶i ®­îc to¸n cã lêi v¨n.
- HS nªu yªu cÇu BT
- GV h­íng dÉn HS ph©n tÝch bµi to¸n vµ gi¶i
- HS ph©n tÝch bµi to¸n
- 1HS tãm t¾t, HS lµm vµo vë.
Gi¶i
 Sè häc sinh ë 4 bµn lµ:
 2 x 4 = 8 (häc sinh)
 §¸p sè: 8 häc sinh
- GV chấm bài cho HS
- GV nhËn xÐt, söa sai cho HS 
- 1 HS lên bảng chữa bài
- Líp nhËn xÐt.
III. Cñng cè dÆn dß
- NhËn xÐt tiÕt häc
- ChuÈn bÞ tiÕt sau.
ATGT
BÀI 2 : GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
I-Mục tiêu:
HS nắm được đặc điểm của GTĐS,những quy định của GTĐS
HS biết được những quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.
Có ý thức bảo vệ đường sắt.
II- Nội dung:
Đặc điểm của đường sắt.
Quy định về ATGT nơi đường sắt cắt ngang đường bộ.
III- Chuẩn bị:
Thầy: tranh ảnh đường sắt cắt ngang đường bộ.Biển báo nơi có đường sắt chạy qua.
Trò: sưu tầm tranh, ảnh về đường sắt.
IV- Hoạt động dạy và học:
Hoạt đông của thầy.
Hoạt đông của trò.
HĐ1:Đặc điểm của GT đường sắt.
a-Mục tiêu:HS biết được đặc đIểm của giao thông đường sắt và hệ thống đường bộ Việt Nam.
Phân biệt các loại đường bộ
b- Cách tiến hành:
Ngoài phương tiện GTĐB còn có phương tiện GT nào?
- Đường sắt cể đặc điểm gì?
Vì sao tàu hoả lại có đường riêng?
*KL:Đường sắt để dành riêng cho tầu hoả, các phương tiện GT khác không được đi trên đường sắt.
2-HĐ2: GT đường sắt Việt Nam
a-Mục tiêu:Nhận biết được đường sắt nước ta có các tuyến đi các nơi.
b- Cách tiến hành:
Chia nhóm.
Giao việc:
Đường sắt từ Hà Nội đi các tỉnh?
Dùng bản đồ GT 6 tuyến đường sắt.
*KL:Từ HN có 6 tuyến đường sắt đi các nơi.
2-HĐ3:Qui định đi trên đường sắt.
a-Mục tiêu: Nắm được quy định khi đi trên đường sắt.
b- Cách tiến hành:
Chia nhóm.
Giao việc:
QS hai biển báo: 210,211 nêu:
Đặc diểm 2 biển báo, ND của 2 biển báo?
Em thấy 2 biển báo đó có ở đoạn đường nào? Gặp biển báo này em phải làm gì?
*KL: Khi đi trên đường sắt cắt ngang.
đường bộ chúng ta phải tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu và của người chỉ dẫn.
HĐ4: Thực hành.
a-Mục tiêu: Củng cố kỹ năng đi bộ khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang.
b- Cách tiến hành:
Cho HS ra sân.
V- củng cố- dăn dò.
Hệ thống kiến thức.
Thực hiện tốt luật GT.
- Đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ.
HS nêu.
HS nêu.
HS nêu.
- HS chỉ
Cử nhóm trưởng.
HS thảo luận.
Đại diện báo cáo kết quả.
Biển 210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn.
Biển 211: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn.
-Thực hành trên tranh ảnh.
SHTT
SINH HOẠT LỚP
I/ Mục tiêu :
 -HS thấy được những ưu khuyết điểm trong tuần qua 
 -Bước đầu biết được cách sinh hoạt lớp
II/ Các hoạt động dạy học :
 1/ GV nhận xét, đánh giá các hoạt đông trong tuần qua:
*Ưu điểm : 
 -Có đầy đủ đồ dùng sách vở
 -Chăm chỉ trong học tập, biết vâng lời cô giáo 
 -Thực hiện tốt các nề nếp 
 -Vệ sinh sạch sẽ gọn gàng
* Tồn tại : 
 - Một số em còn thiếu đồ dùng học tập, hay bỏ quên sách vở ở nhà.
 - Các em cần mạnh dạn hơn
 - Một số em chưa có ý thức học tập như em: ...
2/ Kế hoạch : 
 - Chú trọng công tác vệ sinh trường lớp và khuôn viên sạch sẽ.
 - Sinh hoạt lớp có hiệu quả.
 -Các em phải biết thi đua nhau trong học tập
 - Đi học phải đúng giờ, đảm bảo chuyên cần.
 -Học bài làm bài đầy đủ khi đến lớp 
 -Thực hiện tốt các nề nếp của nhà trường và đội sao.
.....a.bóa.b.........
TRÌNH KÍ DUYỆT TUẦN 2
Nhận xét
 Vĩnh Hưng,ngày tháng năm 2011
 T2CM
 . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12 CKTKNBVMTKNS.doc