Giáo án Tuần 7 Lớp 4

Giáo án Tuần 7 Lớp 4

Tập đọc : T 13 : TRUNG THU ĐỘC LẬP

Sgk / 66 ( 35 phút )

I / Mục tiêu :

- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn .

- Hiểu các từ ngữ trong bài .

- Hiểu ý nghĩa của bài : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước .

II / ĐDDH : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .

III / Hoạt động dạy học :

1 / HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài : “ Chị em tôi” , trả lời câu hỏi theo nội dung .

2 / HĐ 2 : Dạy bài mới :

a- Giới thiệuchủ điểm và bài đọc:

b- Luyện đọc và tìm hiểu bài :

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 7 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22 / 10 / 2007 
Tập đọc : T 13 : TRUNG THU ĐỘC LẬP 
Sgk / 66 	( 35 phút )
I / Mục tiêu : 
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn .
- Hiểu các từ ngữ trong bài . 
- Hiểu ý nghĩa của bài : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ , mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước .
II / ĐDDH : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
III / Hoạt động dạy học :
1 / HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS đọc bài : “ Chị em tôi” , trả lời câu hỏi theo nội dung .
2 / HĐ 2 : Dạy bài mới :
a- Giới thiệuchủ điểm và bài đọc: 
b- Luyện đọc và tìm hiểu bài : 
* Luyện đọc : 
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn . GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- HS luyện đọc theo cặp . Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
* Tìm hiểu bài : HS đọc thầm, trả lời câu hỏi trong SGK .
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : 
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn , GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm .
3 / HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : 
Bổ sung : ....
______________________________
Toán : T 31 : LUYỆN TẬP 
	Sgk / 40 	( 35 phút )
I / Mục tiêu : 
- HS củng cố về kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại .
- Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ .
II / Đồ dùng dạy học : Bảng phụ 
III / Hoạt động dạy học : 
1 / HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS lên bảng giải bài tập .
2 / HĐ 2 : Luyện tập :
- Bài 1 : HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép tính , sau đó thử lại .
- Bài 2 : HS đọc đề, tóm tắt, trình bày bài giải .
- Bài 3 : HS tự vẽ hình .
3 / HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : BT : 3 , 4 / 41 
Bổ sung : ....
______________________________
	Chính tả : T 7 : ( Nhớ - Viết ) : GÀ TRỐNG VÀ CÁO 
	Sgk / 67 	( 35 phút ) 
I / Mục tiêu : 
- Nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ : Gà Trống và Cáo .
- Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu tr / ch để điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa .
II / Đồ dùng dạy học : Bảng phụ .
III / Hoạt động dạy học : 
1 / HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS lên bảng viết 2 từ láy có tiếng chứa âm s, 2 từ láy có tiếng chúa âm x . Cả lớp làm nháp .
2 / HĐ 2 : Dạy bài mới : 
a- Giới thiệu bài :
b- Hướng dẫn HS nhớ - viết 
- GV nêu yêu cầu của bài , HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết , GV đọc lại đoạn thơ lần 1 .
- HS đọc thầm đoạn thơ, ghi nhớ nội dung, chú ý những từ ngữ dễ viết sai .
- HS nêu cách trình bày bài thơ, gấp sách, viết đoạn thơ theo trí nhớ .
- Gv chấm, chữa bài .
3 / HĐ 3 : Luyện tập : GV tổ chức cho HS tự làm các bài tập chính tả .
4 / HĐ 4 : Củng cố, dặn dò : 
Bổ sung : 
___________________________
	Đạo đức : T 7 : TIẾT KIỆM TIỀN CỦA 
	Sgk / 11	( 35 phút )
I / Mục tiêu : 
- HS nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào . Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của .
- HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng , đồ chơi ,  trong sinh hoạt hằng ngày .
- Biết đồng tình, ủng hộ hành vi, việc làm tiết kiệm ; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của .
II / Hoạt động dạy học :
1 / HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại phần ghi nhớ trong bài trước 
2 / HĐ 2 : Dạy bài mới : 
a- Giới thiệu bài : 
b- Thảo luận nhóm : 
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK . 
- Các nhóm thảo luận , Đại diện từng nhóm trình bày . GV kết luận : Tiết kiệm là thói quen tốt, là biểu hiện của con người thông minh, xã hội văn minh . 
c- Bày tỏ ý kiến, thái độ .
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1, HS bày tỏ thái độ và giải thích lí do lựa chọn của mình . GV kết luận .
d- Thảo luận nhóm ( Bài tập 2 ) 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm .
Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của .
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp . Cả lớp bổ sung . GV kết luận .
- HS tự liên hệ . Đọc ghi nhớ trong SGK .
3 / HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : 
Bổ sung : 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________________________________
	 Thứ ba ngày 23 / 10 / 2007 
Thể dục : T 13 : TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ . TC : Kết bạn .
( 35 phút )
I / Mục tiêu : 
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số . Yêu cầu tập hợp và dàn hàng nhanh .
- Trò chơi : Kết bạn .Yêu cầu tập trung chú ý, phản xạ nhanh, quan sát nhanh, chơi đúng luật, thành thạo, hào hứng , nhiệt tình trong khi chơi .
II / Địa điểm và phương tiện : Sân trường, còi .
III / Nội dung và phương pháp : 
Nội dung
Định lượng
Hình thức tổ chức
1 / Phần mở đầu : 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân , đầu gối, hông, vai 
Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên .
- Trò chơi :Làm theo hiệu lệnh .
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát .
2 / Phần cơ bản : 
- Đội hình , đội ngũ : Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số . 
- Gv điều khiển cả lớp luyện tập .
- Cả lớp luyện tập, sau đó chia tổ luyện tập . 
- Từng tổ thi đua trình diễn .
- Trò chơi :Kết bạn .
3 / Phần kết thúc : 
- Cả lớp vừa hát, vừa vỗ tay theo nhịp.
- Gv hệ thống bài .Nhận xét, đánh giá giờ học .
6 - 10 phút 
18 – 20 phút 
4 – 5 phút 
Hàng ngang 
Hàng ngang 
Hàng dọc
Cả lớp 
Tổ
Cả lớp, tổ
Vòng tròn .
Hàng ngang 
Bổ sung : 
__________________________________
Luyện từ và câu : T 13 : CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM .
Sgk / 68 	( 35 phút )
I / Mục tiêu : 
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí Việt Nam .
- Biết vận dụng những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam .
II / Đồ dùng dạy học : Bảng phụ 
III / Hoạt động dạy học : 
1 / HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS lên bảng giải bài tập 1 , 2 ( tiết trước )
2 / HĐ 2 : Dạy bài mới : 
a- Giới thiệu bài : 
b- Phần nhận xét : 
- Một HS đọc yêu cầu , GV nêu nhiệm vụ : Nhận xét cách viết các tên người , tên địa lí đã cho .
- Cả lớp đọc các tên riêng, suy nghĩ , phát biểu ý kiến . GV kết luận : ( SGK )
c- Phần ghi nhớ : HS đọc ghi nhớ trong SGK .
3 / HĐ 3 : Luyện tập : GV tổ chức cho HS tự làm các bài tập ở vở bài tập .
4 / HĐ 4 : Củng cố, dặn dò : 
Bổ sung : 
_______________________________
Toán : T 32 : BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ 
 	Sgk / 41 	( 35 phút )
I / Mục tiêu : 
- HS nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ .
- Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ .
II / ĐDDH : Bảng phụ 
III / Hoạt động dạy học : 
1 / HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS lên bảng giải bài tập .
2 / HĐ 2 : Dạy bài mới : 
a- Giới thiệu bài : 
b- Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ :
- GV nêu ví dụ và giải thích cho HS biết , mỗi chỗ "" chỉ số con cá do anh hoặc em câu được .
- GV nêu mẫu và viết vào từng cột của bảng kẻ sẵn, sau đó hướng dẫn HS tự nêu và viết vào các dòng tiếp theo . 
- GV hướng dẫn HS tự nêu : a + b là biểu thức có chứa hai chữ .
c- Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa hai chữ .
- GV nêu biểu thức có chứa hai chữ : a + b rồi tập cho HS nêu như SGK .
- GV hướng dẫn để HS tự nêu nhận xét : Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị số của biểu thức a + b .
3 / HĐ 3 : Thực hành : GV tổ chức cho HS tự làm các bài tập .
4 / HĐ 4 : Củng cố, dặn dò : BT : 3 , 4 / 42 
Bổ sung : 
_____________________________
Kể chuyện : T 7 : LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG 
Sgk / 69 	( 35 phút )
I / Mục tiêu : 
- Rèn kĩ năng nói : Dựa vào lời kể của thầy, cô và tranh minh hoạ , HS kể lại được câu chuyện .Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện .
- Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe thầy , cô kể chuyện, theo dõi bạn kể chuyện . Nhận xét được lời kể của bạn . 
II / ĐDDH : Tranh minh hoạ truyện . 
III / Hoạt động dạy học : 
1 / HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS kể lại câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã nghe, đã đọc .
2 / HĐ 2 : Dạy bài mới : 
a- Giới thiệu bài : 
b- GV kể chuyện : GV kể câu chuyện : " Lời ước dưới trăng " .
- Kể lần 1 : HS nghe .
- Kể lần 2 : vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ . 
c- Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của bài tập .
- Kể chuyện trong nhóm : HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm hoặc 4 em . Sau đó kể toàn bộ câu chuyện . Trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK .
- Thi kể chuyện trước lớp : 
- Hai , ba tốp HS tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện ,
- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện . Trả lời câu hỏi a, b , c của yêu cầu 3 .
HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : 
Bổ sung : 
_________________________
Kĩ thuật : T 7 : KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BĂNG MŨI KHÂU THƯỜNG ( TT ) 	
Sgk / 16 	( 35 phút ) 
I / Mục tiêu : ( Như tiết 6 ) .
II / Đồ dùng dạy học : ( Như tiết 6 )
III / Hoạt động dạy học : 
1 / HĐ 1 : GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS .
2 / HĐ 2 : HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
- Gọi HS nhắc lại quy trình khâu ghép hai mép vải ( phần ghi nhớ ) .
- Gv nhận xét và nêu các bước khâu ghép hai mép vải .
+ Bước 1 : Vạch dấu đường khâu .
+ Bước 2 : Khâu lược .
+ Bước 3 : Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
- HS thực hành , GV quan sát, uốn nắn những thao tác cho HS còn lúng túng .
3 / HĐ 3 : Đánh giá kết quả của HS : 
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của HS .
- HS tự đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn GV đưa ra .
- Gv nhận xét, đánh giá kết quả của HS .
4 / HĐ 4 : Nhận xét, dặn dò : 
Bổ sung : 
________________________________________________________________________________
Thứ tư ngày 24 / 10 / 2007 
Mĩ thuật : T 7 : Vẽ tranh : ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG .
Sgk /19	( 35 phút )
I / Mục tiêu : 
- HS biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương .
- Biết cách vẽ và vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng .
- HS thêm yêu mến quê hương .
II / ĐDDH : Tranh, ảnh phong cảnh ; giấy vẽ, bút, màu vẽ .
III / Hoạt động dạy học : 
*Giới thiêu bài : 
1 / HĐ 1 : Tìm chọn nội dung đề tài :
- GV dùng tranh, ảnh giới thiệu để HS nhận biết : Tr ... . Yêu cầu tập trung chú ý, bình tĩnh, khéo léo, ném chính xác vào đích .
II / Địa điểm và phương tiện : Sân trường, còi .
III / Nội dung và phương pháp :
Nội dung
Định lượng
Hình thức tổ chức
1 / Phần mở đầu : 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân , đầu gối, hông, vai 
Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên .
- Trò chơi :Tìm người chỉ huy .
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát .
2 / Phần cơ bản : 
- Đội hình , đội ngũ : Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái .
- Gv điều khiển cả lớp luyện tập .
- Cả lớp luyện tập, sau đó chia tổ luyện tập . 
- Từng tổ thi đua trình diễn .
- Trò chơi :Ném trúng đích .
3 / Phần kết thúc : 
- Tập một số động tác thả lỏng .
- Cả lớp vừa hát, vừa vỗ tay theo nhịp.
- Gv hệ thống bài .Nhận xét, đánh giá giờ học .
6 - 10 phút 
18 – 20 phút 
4 – 5 phút 
Hàng ngang 
Hàng ngang 
Hàng dọc
Cả lớp 
Tổ
Cả lớp, tổ
Nhóm .
Hàng ngang 
Bổ sung : 
______________________________
Tập làm văn : T 13 :LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
Sgk / 72 	( 35 phút ) 
I / Mục tiêu : Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện ) .
II / Hoạt động dạy học : 
1 / HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS dựa vào tranh minh hoạ, phát triển ý thành đoạn văn hoàn chỉnh .
2 / HĐ 2 : Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : 
b- Hướng dẫn HS làm bài tập : 
- Bài 1 : HS đọc cốt truyện : Vào nghề , GV giới thiệu tranh minh hoạ truyện . HS nêu các sự việc chính trong cốt truyện nói trên .
- Bài 2 : HS đọc yêu cầu, đọc thầm 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh của truyện : Vào nghề . Sau đó tự phát triển thành đoạn văn . Một vài em đọc kết quả . Nhận xét, chốt ý .
3 / HĐ 3 : Củng cố, dặn dò :
Bổ sung : ...
__________________________________
Toán : T 34 : 	BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ 
Sgk / 43	( 35 phút )
I / Mục tiêu : 
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ .
- Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ .
II / ĐDDH : Bảng phụ .
III / Hoạt động dạy học : 
1 / HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS lên bảng giải bài tập về nhà, Gv nhận xét, bổ sung .
2 / HĐ 2 : Bài mới :
a- Giới thiệu bài 
b- Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ .
- Gv nêu ví dụ và hướng dẫn GS tự giải thích mỗi chỗ “ ” chỉ gì . Cho HS nêu vấn đề cần giải quyết : phải viết số thích hợp vào mỗi chỗ “ ” đó .
- Gv nêu mẫu, HS tự nêu và viết vào các dòng tiếp theo của bảng để dòng cuối cùng sẽ có:
+ An câu được a con cá ; Bình câu được b con cá ; Cường câu được c con cá .
+ Cả ba người câu được : a + b + c con cá .
- GV giới thiệu : a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ . HS nhắc lại .
c- Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa ba chữ 
- GV nêu biểu thức có chứa ba chữ , rồi cho HS nêu như SGK .
- Gv hướng dẫn HS tự nêu nhận xét : “ Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c” .
3 / HĐ 3 : Luyện tập : GV tổ chức cho HS tự làm các bài tập.
4 / HĐ 4 : Củng cố, dặn dò : BT : 1 , 4 / 44 
Bổ sung : ...
______________________________
Luyện từ và câu : T 14 : LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM .
Sgk / 74 	( 35 phút ) 
I / Mục tiêu : Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam .
II / ĐDDH : Bản đồ địa lí Việt Nam .
III / Hoạt động dạy học : 
1 / HĐ 1 :Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại ghi nhớ trong tiết LTVC trước , viết 1 tên người, tên địa lí để giải thích quy tắc .
2 / HĐ 2 : Dạy bài mới :
a- Giới thiệu bài :
b- Hướng dẫn HS làm bài tập : 
- Bài 1 : GV nêu yêu cầu bài tập . HS đọc nội dung bài 1, giải nghĩa từ Long Thành . HS tự làm bài tập, 3 em lên bảng làm bài . GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
- Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài , làm bài theo nhóm , trình bày kết quả bài làm, GV chốt ý đúng .
3 / HĐ 3 : củng cố, dặn dò : 
Bổ sung : 
___________________________
Địa lí : T 7 : MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
Sgk / 84 	( 35 phút ) 
I / Mục tiêu : 
- Một số dân tộc ở Tây Nguyên .
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên .
- Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên .
- Dựa vào lược đồ ( bản đồ ), tranh, ảnh để tìm kiến thức .
- Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc 
II / ĐDDH : Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc cũa Tay Nguyên ( nếu có ) .
II / Hoạt động dạy học : 
1 / HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : 
- Tây Nguyên có những cao nguyên nào ?
- Khí hậu Ở Tây Nguyên có mấy mùa ?
2 / HĐ 2 : Bài mới 
a- Giới thiệu bài : 
b- Tây Nguyên có nhiều dân tộc chung sống .
- Làm việc cá nhân : Gv yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK rồi trả lời các câu hỏi : 
+ Kể tên các dân tộc ở Tây Nguyên ? Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt
- Gọi HS trả lời câu hỏi, sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
c- Nhà rông ở Tây Nguyên .
- Gv chia lớp thành 3 nhóm , giao việc , các nhóm thảo luận theo câu hỏi GV đưa ra : 
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ?
+ Nhà rông ở Tây Nguyên được dùng để làm gì ? Hãy mô tả về nhà rông ? 
+ Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp, GV sủa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày 
d- Trang phục, lễ hội .
- HS làm việc theo nhóm đôi, thảo luận theo gợi ý của GV .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc . GV nhận xét, chốt ý đúng .
3 / HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : 
Bổ sung : 
______________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 26 / 10 / 2007 
Âm nhạc : T 7 : Ôn tập hai bài hát : EM YÊU HOÀ BÌNH và BẠN ƠI LẮNG NGHE .
 	Ôn tập TĐN số 1 
Sgk / 12 	( 35 phút )
I / Mục tiêu : 
- HS hát tốt 2 bài hát, thuộc lời và biểu diễn thuần thục với yêu cầu thể hiện sắc thái, tình cảm từng bài .
- Nắm vững độ cao các nốt Đô, Rê , Mi , Son , La, thể hiện được các hình tiết tấu . Biết đọc bài TĐN số 1 – Son La Son .
II / ĐDDH : Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc .
III / Hoạt động dạy học :
1 / Phần mở đầu : GV tóm tắt các nội dung đã học từ bài 1 – bài 6 .
2 / Phần hoạt động : 
* HĐ 1 : Ôn tập bài : Em yêu hoà bình .
- Hướng dẫn HS hát ( cả lớp, từng nhóm, cá nhân ) .
- Vừa hát vừa vỗ tay theo phách, thực hiện vài động tác phụ hoạ .
* HĐ 2 : Ôn tập bài : Bạn ơi lắng nghe .
- Hướng dẫn HS hát ( cả lớp, từng nhóm, cá nhân ) .
-Lần lượt hát 3 lần với tốc độ khác nhau .
* HĐ 3 : Ôn tâp cao độ các nốt Đô , Rê , Mi , Son , La .
Gv đọc mẫu, HS đọc, tập ghép lời ca .
* HĐ 4 : Ôn bài tập tiết tấu .
* HĐ 5 : Ôn tập bài tập đọc nhạc số 1 – Son La Son
- HS đọclời và vỗ tay đệm theo phách .
3 / Phần kết thúc : HS hát và vận động phụ hoạ hai bài hát đã học .
Bổ sung : 
Tập làm văn : T 14 : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
Sgk / 75 	( 35 phút ) 
I / Mục tiêu : 
Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện . Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian .
II / ĐDDH : Bảng phụ 
III / Hoạt động dạy học : 
1 / HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện : Vào nghề .
2 / HĐ 2 : Bài mới : 
a- Giới thiệu bài :
b- Hướng dẫn HS làm bài tập .
- Một HS đọc đề bài và gợi ý, GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài : 
+ GV gạch chân những từ ngữ quan trọng của đề bài : Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước . Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian .
+ HS đọc thầm 3 gợi ý, suy nghĩ, trả lời .
- HS làm bài , kể chuyện trong nhóm . Các nhóm cử đại diện lên kể chuyện thi . Cả lớp và GV nhận xét .
- HS viết vào vở . Một vài HS đọc bài viết .
3 / HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : 
Bổ sung : ...
_______________________________
Toán : T 35 : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG .
Sgk / 45 	( 35 phút ) 
I / Mục tiêu : 
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng .
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất .
II / Đồ dùng dạy học : Bảng phụ .
III / Hoạt động dạy học : 
1 / HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS lên bảng giải bài tập về nhà .
2 / HĐ 2 : Bài mới 
a- Giới thiệu bài : 
b- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng .
- GV kẻ bảng như SGK , cho HS nêu giá trị cụ thể của a , b , c ; tự tính giá trị của : ( a + b ) + c và a + ( b + c ) .
- GV giúp HS viết : ( a + b ) + c = a + ( b + c ) , rồi diễn đạt bằng lời : Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba .
3 / HĐ 3 : Thực hành : Gv tổ chức cho HS tự làm các bài tập .
4 / HĐ 4 : Củng cố, dăn dò : BT : 1a ; 2 / 45 
Bổ sung : 
___________________________
Khoa học : T 14 : 	PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ .
Sgk / 30 	( 35 phút ) 
I / Mục tiêu : 
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này
- Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá .
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện .
II / ĐDDH : Hình trang 30 31 / Sgk .
III / Hoạt động dạy học : 
1 / HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : 
- Nguyên nhân gây béo phì là gì ?
- Nêu tác hại của bệnh béo phì ?
2 / HĐ 2 : Bài mới : 
a- Giới thiệu bài : 
b- Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hoá .
* Mục tiêu : Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này .
- Gv đặt vấn đề , HS kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá mà các em biết . 
- GV giảng giải về triệu chứng một số bệnh : tả, lị, tiêu chảy 
3 / HĐ 3 : Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá .
* Mục tiêu : Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá .
- GV yêu cầu HS quan sát hình trang 30 , 31 Sgk , thảo luận theo nhóm về nội dung từng hình ; nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá .
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung . Gv chốt ý đúng .
4 / HĐ 4 : Vẽ tranh cổ động 
* Mục tiêu : Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện .
- Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm .
- Các nhóm thực hành , trình bày và đánh giá .
5 / HĐ 5 : Củng cố, dặn dò : 
Bổ sung : ...
______________________________
Sinh hoạt lớp : T 7 : Kiểm điểm cuối tuần 7 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 7.doc