Kế hoạch bài dạy Tuần 27 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh

Kế hoạch bài dạy Tuần 27 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh

Tiết 1 & 2

Môn: Tập đọc (KC)

Tiết (CT): 53

Bài: ÔN TẬP GIỮA HK2 (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

- Hs đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 9 đến tuần 26 của lớp 3 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ một phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).

- Hs trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học.

Rèn Hs

- Hs trả lời được 1 –2 câu hỏi trong nội dung bài.

- Tập sử dung phép nhân hóa để kể chuyện làm cho lời kể thật sinh động.

 - Giáo dục Hs biết quan tâm đến mọi người.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 932Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tuần 27 Lớp 3 - Phan Hoàng Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22 tháng 03 năm 2010
Tiết 1 & 2
Môn: Tập đọc (KC)
Tiết (CT): 53
Bài: ÔN TẬP GIỮA HK2 (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
- Hs đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 9 đến tuần 26 của lớp 3 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ một phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
- Hs trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học.
Rèn Hs
- Hs trả lời được 1 –2 câu hỏi trong nội dung bài.
- Tập sử dung phép nhân hóa để kể chuyện làm cho lời kể thật sinh động.
 - Giáo dục Hs biết quan tâm đến mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
a) Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại các bài tập đọc đã học ở các tuần trước.
b) Cách tiến hành:
- Gv ghi phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 SGK và 6 tranh minh họa.
- Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
Gv đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Gv cho điểm.
- Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
a) Mục tiêu: Giúp Hs biết kể lại câu chuyện “ Quả táo” theo tranh, dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động.
b) Cách tiến hành: 
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
- Gv yêu cầu Hs quan sát kĩ 6 tranh minh họa, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện.
- Gv yêu cầu Hs trao đổi theo cặp: quan sát tranh, tập kể theo nội dung tranh, sử dụng phép nhân hóa trong lời kể.
- Gv mời Hs tiếp nối nhau thi kể theo từng tranh.
- Gv mời 1 Hs kể lại câu chuyện.
- Gv nhận xét, chốt lại:
+ Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng lên nhìn, bỗng thấ một quả tá. Nó định nhảy lên hái táo, nhưng chẳng tới. Nhìn quanh, nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. Ơû một cây thông bên cạnh, một anh quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá, bèn cất tiếng ngọt ngào
 - Anh Quạ ơi ! Anh làm ơn hái hộ tôi quả táo với !
+ Tranh 2: Nghe vậy, Quạ bay ngay đến cành táo, cúi xuống mổ. Quả táo rơi, cắm vào bộ lông của chị Nhím. Nhím choàng tỉnh dậy, khiếp đảm bỏ chạy. Thỏ liền chạy theo, gọi:
 - Chị Nhím đừng sợ ! Quả táo của tôi rơi đấy ! Cho tôi xin quả táo nào!
+ Tranh 3: Nghe Thỏ nói vậy, chị Nhím dừng lại. Vừa lúc đó Thỏ và quạ cũng tới nơi. Cả ba điều nhận là quả táo của mình.
+ Tranh 4: Ba con vật cãi nhau. Bỗng bác Gấu đi tới. Thấy Thỏ, Nhím và Quạ cãi nhau, bác Gấu bèn hỏi:
- Có chuyện gì thế , các cháu?
- Thỏ, Quạ, Nhím tranh nhau nói. Ai cũng cho rằng mình đáng được hưởng quả táo.
+ Tranh 5: Sau hiểu câu chuyện. Bác Gấu ôn tồn bảo:
- Các cháu người nào cũng có góp công. Góp sức để được quả táo này. Vậy các cháu nên chia quả táo thành 3 phần đều nhau.
+ Tranh 6: Nghe bác Gấu nói vậy, cả ba đều hiểu ra ngy. Thỏ bèn chia quả táo thành 4phần, phần thứ 4 mời bác Gấu. Thế là tất cả vui vẻ ăn táo. Có lẽ, chưa bao giờ, họ được ăn một miếng táo ngon lành đến thế.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Hs lên bốc thăm bài tập đọc.
Hs đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong yếu.
Hs trả lời. 
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs quan sát tranh.
Hs trao đổi theo cặp.
Hs thi kể chuyện.
Một hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
Hs cả lớp nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài: ÔN TẬP GIỮA HK2 (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
- Hs đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 đầu của lớp 3( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ một phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
- Oân về cách nhân hóa.
Rèn Hs
- Hs trả lời được 1 –2 câu hỏi trong nội dung bài. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Phiếu viết tên từng bài tập đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
a) Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại các bài tập đọc đã học ở các tuần trước.
b) Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
Gv đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Gv cho điểm.
- Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
a) Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs cách nhân hóa.
b) Cách tiến hành: 
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
- Gv yêu cầu Hs đoạc bài thơ “ Em thương”. Hai Hs đọc lại bài thơ.
- Hs đọc thành tiếng câu hỏi a, b, c. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Gv yêu cầu Hs trao đổi theo cặp.
- Gv mời đại diện các cặp lên trình bày.
- Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng
a) Sự vật được nhân hóa: làn gió, sợi nắng.
 Từ chỉ đặc điểm của con người: mồ côi, gầy.
 Từ chỉ hoạt động của con người: tìm, ngồi, run run, ngã.
b) Làn gió giống một bạn nhỏ mồ côi.
 Sợi nắng giống một người bạn ngồi trong vườn cây.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Hs lên bốc thăm bài tập đọc.
Hs đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong yếu.
Hs trả lời. 
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs đọc bài thơ.
Hs quan sát.
Hs đọc câu hỏi trong SGK.
Hs cả lớp làm bài vào vở.
Hs trao đổi theo cặp.
Đại diện các cặp lên trình baỳ.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs chữa bài vào vở.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3
Môn: Toán
Tiết (CT): 131
	Bài: CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ 
I. MỤC TIÊU
- Nắm được các hàng chục,nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường ợp đơn giản 9không có chữ số 0 ở giữa).
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Bảng phụ, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
Gv nhận xét bài kiểm tra của HS.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Giới thiệu số 42316
a) Mục tiêu: HS nắm được các số có 5 chữ sốcó những hàng nào.
b) Cách tiến hành:
+ Coi mỗi thẻ ghi số 10 000 là một chục nghìn, vậy có mấy chục nghìn, có bao nhiêu nghìn, bao nhiêu trăm, bao nhiêu chục, bao nhiêu đơn vị?
+ Gọi học sinh lên bảng viết số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số trên bảng?
Hoạt động 2: Giới thiệu cách viết số 42316.
a) Mục tiêu: HS biết thêm về số có 5 chữ số
b) Cách tiến hành: 
+ Dựa vào cách viết các số có bốn chữ số, em nào có thể viết số 4 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục và đơn vị?
+ Số 42316 có mấy chữ số?
+ Khi viết chữ số này, ta bắt đầu viết từ đâu?
Khẳng định: Đó chính là cách viết các số có 5 chữ số. Khi viết các số có 5 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải hay viết từ hàng cao đến hàng thấp.
c) Giới thiệu cách đọc số 42316.
+ Em nào có thể đọc được số 42316?
+ Cách đọc số 42316 và số 2316 có gì giống và khác nhau?
+ Viết lên bảng và yêu cầu học sinh đọc: 2357 & 3257; 8759 & 38759; 3876 & 63876.
Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành.
a) Mục tiêu: Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường ợp đơn giản 9không có chữ số 0 ở giữa).
b) Cách tiến hành: 
Bài tập 1.
+ Yêu cầu học sinh quan sát bảng số thứ nhất, đọc và viết số được biểu diễn.
+ Học sinh tự làm phần b.
+ Số 24312 có bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu nghìn, bao nhiêu trăm, bao nhiêu đơn vị
+ Kiểm tra vở 1 số học sinh.
Bài tập 2.
+ H.sinh đọc đề và hỏi: bài toán yêu cầu gì?
+ Hãy đọc số có 6 chục nghìn, 8 nghìn, 3 trăm, 5 chục, 2 đơn vị.
+ Học sinh tiếp tục làm bài?
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài tập 3.
+ Cho Học sinh đọc số bất kì và phân tích số theo yêu cầu.
Bài tập 4.
+ Học sinh điền số còn thiếu vào ô trống trong từng dãy số.
+ Yêu cầu học sinh nêu qui luật từng dãy số.
+ Cho học sinh đọc các dãy số của bài.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
+ Học sinh quan sát bảng số.
+ Có 4 chục nghìn, 2 nghìn, ba trăm, 1 chục và 6 đơn vị.
+ Học sinh viết theo yêu cầu giáo viên.
+ 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp làm vào vở nháp hoặc bảng con. 42316.
+ Số 42316 có 5 chữ số.
+ Ta bắt đầu viết từ trái sang phải hay từ hàng cao đến hàng thấp: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng đơn vị.
+ 1 à 2 học sinh đọc, lớp theo dõi.
+ Giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết. Khác nhau ở cách đọc phần nghìn: số 42316 có Bốn mươi hai nghìn; số 2316 có hai nghìn.
+ Học sinh đọc từng c ... ho cách viết số và yêu cầu chúng ta đọc số.
+ Học sinh cả lớp làm vào vở bài tập.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
+ Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.
+ Bài tập cho cách đọc số, yêu cầu chúng ta viết số tương ứng với cách đọc. Học sinh cả lớp làm vào vở bài tập. 
+ 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi và nhận xét. 
+ Vạch đầu tiên trên tia số là vạch A tương ứng với số 11 000.
+ Hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau 1000 đơn vị.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
+ 2 Học sinh lên bảng làm bài, mỗi Học sinh làm một phần của bài, Lớp làm vào vở bài tập.
+ Theo dõi bài chữa của giáo viên để kiểm tra bài của mình, sau đó một số học sinh nêu cách nhẩm.
+ Nhẩm: 2000 nhân 2 bằng 4000. 300 cộng 4000 bằng 4300.
+ Học sinh làm bài.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3
Môn: TN & XH
Tiết (CT): 54
	Bài: THÚ
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết:
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
Nêu ích lợi của các loài thú nhà.
Vẽ và tô màu một loài thú nhà mà HS ưa thích. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Các hình trang 104, 105 SGK.
Sưu tầm tranh ảnh về các loài các loài thú nhà. 
Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.
Giấy khổ to, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
a) Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
 b) Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 104, 105 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
+ Chỉ và nói rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể của mỗi con vật ?
+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các con vật này ?
+ Khắp người chúng có gì ? Chúng đẻ con hay dẻ trứng ? Chúng nuôi con bằng gì ? 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 - Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung
- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV yêu cầu cả lơpù bổ sung và rút ra đặc điểm chung của các loài thú .
Kết luận:
 Thú có đặc điểm chung là cơ thể chúng có lông mao bao phủ, thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Thú là loài vật có xương sống.
Hoạt động 2: THẢO LUẬN CẢ LỚP
a) Mục tiêu: Nêu ích lợi của các loài thú nhà.
b) Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : Thảo luận để trả lời câu hỏi : Người ta nuôi thú để làm gì ? Kể tên một vài thú nuôi làm ví dụ ?
- Yêu cầu các nhóm lần lượt kể ích lợi của thú nhà và nêu ví dụ.
- GV nhậïn xét và kết luận.
Kết luận :
Thú nuôi đem lại nhiều ích lợi. Chúng ta phải bảo vệ chúng bằng cách : cho ăn đầy đủ, giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát, tiêm thuốc phòng bệnh
* Kết thúc tiết học.
- HS quan sát các hình trong SGK trang 104, 105 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác bổ sung
- Các nhóm thảo luận câu hỏi và trả lời vào giấy.
- Các nhóm lần lượt kể.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 26 tháng 03 năm 2010
Tiết 1
Môn: Chính tả
Tiết (CT): 27
	Bài: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HOCK KỲ II
RÚT KINH NGHIỆM:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2
Môn: Toán
Tiết (CT): 135
	Bài: SỐ 100.000 – LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp Hs nắm được:
- Nhận biết số 100.000 (một trăm nghìn).
- Củng cố cách đọc viết các số có năm chữ số.
- Củng cố về thứ tự các số có năm chữ số.
- Nhận biết đựơc các số liềnsau 99.999 là 100.000.
Rèn Hs làm toán, chính xác, thành thạo.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	Bảng phụ, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Thời
Gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1.
- Ba Hs làm bài 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
Gv nêu mục tiêu của tiết học.
2. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Giới thiệu số 100.000
a) Mục tiêu: Giúp Hs làm quen với số 100.000.
 b) Cách tiến hành:
a) Giới thiệu số 100.000.
- Gv yêu cầu Hs lấy 7 tấm bìa có ghi 10.000 và xếp như trong SGK. Gv hỏi : Có mấy chục nghìn?
- Gv yêu cầu Hs đọc thành tiếng : 70.000
- Gv cho Hs lấy thêm một tấm bìa có ghi 10.000 rồi xếp tiếp vào nhóm 7 tấm bìa.
- Gv hỏi: bảy chục nghìn thêm một chục nghìn nghìn là mấy chục nghìn 
- Gv cho Hs lấy thêm một tấm bìa có ghi 10.000 rồi xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa.
- Gv hỏi: Tám chục nghìn thêm một nghìn là mấy chục nghìn?
- Gv cho Hs lấy thêm một tấm bìa có ghi 10.000 rồi xếp tiếp vào nhóm 9 tấm bìa.
- Gv hỏi: Chín chục nghìn thêm một nghìn là mấy chục nghìn?
- Gv giới thiệu: Số 100.000 đọc một trăm nghìn.
- Gv gọi 4 – 5 Hs đọc lại số 100.000
- Gv hỏi: Số một trăm nghìn có mấy chữ số? Bao gồm những số nào?
Hoạt động 2: Thực hành.
a) Mục tiêu: Giúp Hs biết viết tiếp các số thích hợp vào chỗ chấm 
b) Cách tiến hành: 
Bài tập 1: 
+ H.sinh đọc yêu cầu của đề và đọc dãy số a.
+ Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm bao nhiêu đơn vị?
+ Vậy số nào đứng sau số 20 000 ?
+ Yêu cầu học sinh tự điền tiếp vào dãy số, sau đó đọc dãy số của mình?
+ Giáo viên nhận xét, cho học sinh đọc đồng thanh dãy số trên, sau đó yêu cầu học sinh tự làm phần b , c và d.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh. 
Bài tập 2.
+ Vạch đầu tiên trên tia số biểu diễn số nào?
+ Trên tia số có tất cả bao nhiêu vạch?
+ Vạch cuối cùng biểu diễn số nào?
+ Vậy hai vạch liền kề nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
Bài tập 3.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh. 
+ Số liền sau số 99 999 là số nào?
Bài tập 4.
+ Gọi 1 học sinh đọc đề, tóm tắt đề sau đó yêu cầu học sinh làm bài.
 Tóm tắt.
 Có : 7000 chỗ.
 Đã ngồi : 5000 chỗ.
 Chưa ngồi : ? chỗ.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
- Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Hs quan sát.
Có 70.000.
Hs đọc: Tám nghìn..
Hs : là tám chục nghìn.
Hs: là chín chục nghìn.
Hs: Mười chục nghìn.
Hs đọc lại số 100.000.
Hs: Số mười nghìn có 6 chữ số. Bao gồm một chữ số 1 và 5 chữ số 0.
+ Viết số thích hợp vào chỗ trống trong dãy số và đọc thầm dãy số a.
+ Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm mười nghìn (một chục nghìn).
+ Số 30 000.
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Số 40 000.
+ Tất cả có 7 vạch.
+ Số 100 000.
+ Hơn kém nhau 10 000.
+ 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở btập
+ Số liền sau số 99 999 là số 100 000.
+ Đọc đề theo sách GK, 1 học sinh lên bảng tóm tắt và làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
 Bài giải.
 Số chỗ chưa có người ngồi là:
 7000 – 5000 = 2000 (chỗ)
 Đáp số : 2000 chỗ.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4
Môn: Tập làm văn
Tiết (CT): 27
	Bài: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HOCK KỲ II
RÚT KINH NGHIỆM:
Ưu điểm: ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hạn chế: 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Long Điền Tiến A, ngày 22 tháng 03 năm 2009
	Người soạn
	PHAN HOÀNG KHANH
 Ý kiến phê duyệt
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27.doc