Kế hoạch dạy học Tập đọc Lớp 3 - Tuần 12: Nắng phương Nam - Năm học 2020-2021

Kế hoạch dạy học Tập đọc Lớp 3 - Tuần 12: Nắng phương Nam - Năm học 2020-2021

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.

- Nắm được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (đông nghịt người, ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,.). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Yêu quê hương đất nước.

- GDHS: Tinh thần đoàn kết với nhau

II.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ

- Học sinh: Sách giáo khoa.

* Bài mới:

- Yêu cầu HS mở SGK/93 đọc tên chủ điểm

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa chủ điểm và giới thiệu: Tranh vẽ những cảnh đẹp nổi tiếng của 3 miền Bắc – Trung – Nam. Đó là Lầu Khuê Năm Các, Quốc Tử Giám Hà Nội, là Cố Đô Huế, là cổng chợ Bến Thành ở TP. Hồ Chí Minh. Trong tuần 12 và 13, các bài đọc tiếng việt của chúng ta sẽ nói về chủ điểm: Bắc – Trung – Nam

- Bài tập đọc đầu tiên chúng ta học trong chủ điểm này là bài: “ Nắng phương Nam”. Để biết được bài tập đọc nói về cái gì, Thầy và trò chúng ta cùng đi tìm hiểu bài đọc – Ghi tựa bài.

 

doc 3 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Tập đọc Lớp 3 - Tuần 12: Nắng phương Nam - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN TẬP ĐỌC
 NẮNG PHƯƠNG NAM
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.
- Nắm được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (đông nghịt người, ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Yêu quê hương đất nước.
- GDHS: Tinh thần đoàn kết với nhau
II.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ 
- Học sinh: Sách giáo khoa.
* Bài mới: 
- Yêu cầu HS mở SGK/93 đọc tên chủ điểm
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa chủ điểm và giới thiệu: Tranh vẽ những cảnh đẹp nổi tiếng của 3 miền Bắc – Trung – Nam. Đó là Lầu Khuê Năm Các, Quốc Tử Giám Hà Nội, là Cố Đô Huế, là cổng chợ Bến Thành ở TP. Hồ Chí Minh. Trong tuần 12 và 13, các bài đọc tiếng việt của chúng ta sẽ nói về chủ điểm: Bắc – Trung – Nam
- Bài tập đọc đầu tiên chúng ta học trong chủ điểm này là bài: “ Nắng phương Nam”. Để biết được bài tập đọc nói về cái gì, Thầy và trò chúng ta cùng đi tìm hiểu bài đọc – Ghi tựa bài.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người  dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Cách tiến hành:
- 1 học sinh đọc bài to trước lớp- Cả lớp đọc thầm
- HS nhận xét bạn đọc	
- Gv lưu ý giọng đọc- Yêu cầu 
- Nhóm trưởng tổ chức cho:
 + Đọc nối tiếp câu trong nhóm 4- kết hợp sửa lỗi phát âm cho nhau.
 + Đọc cá nhân ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi cụm từ, mỗi dấu câu trong câu văn dưới đây. Sau đó đọc trong nhóm.
“ Những dòng suối hoa/ trôi dưới bầu trời xám đục/ và làm mưa bụi trắng xóa.//”
- Gv quan sát các nhóm làm việc, bao quát lớp, sửa lỗi phát âm nếu có cho học sinh.
- HĐTQ cho các bạn chia sẻ trước lớp: + Chia sẻ từ sai, sửa lỗi ( nếu có).
- Kiểm tra việc đọc trong nhóm.
	GV yêu cầu:
- Nhóm trưởng:
 + Tổ chức cho cá nhân chia sẻ các từ khó trong phần chú giải và một số từ ngữ khó khác trong bài nhóm 4 .
 + Tổ chức đọc nối tiếp đoạn - tiếp tục sửa lỗi phát âm ( nếu có).	 
	- HĐTQ cho các bạn chia sẻ trước lớp: 
 + Chia sẻ từ khó ( nếu có). (GV theo dõi giúp đỡ, hỗ trợ khi cần.)
- Giáo viên kết hợp giảng giải thêm: hoa đào là hoa Tết của miền Bắc, hoa mai là hoa Tết của miền Nam. 
	+ Cho các nhóm đọc nối tiếp đoạn trước lớp. Nhận xét bạn đọc.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Bài.
	Mục tiêu: HS trả lời được nội dung câu hỏi trong SGK, hiểu nội dung, ý nghĩa bài văn.
Cách tiến hành: . 
- GV: Trong chuyện có những bạn nhỏ  nào?
( Uyên, Huê, Phương cùng một số bạn ở TP. Hồ Chí Minh. Cả bọn nói chuyện về Vân ở Miền Bắc )
HĐTQ điều khiển lớp tìm hiểu bài
- Đọc thầm đoạn 1 gạch chân câu trả lời
Câu 1: Uyên và các bạn đi đâu vào dịp nào?
- Uyên và các bạn đi chợ hoa vào ngày 28 tết.
Đọc thầm đoạn 2 gạch chân câu trả lời
Câu 2: Nghe đọc thư Vân các bạn ước ao điều gì? 
- Gửi cho Vân được ít nắng phương Năm
- Đọc thầm đoạn 3 trả lời cá nhân chia sẻ nhóm 4
Câu 3: Phương nghĩ ra sáng kiến gì? 
- Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc 1 cành mai
Câu 4: Vì sao các bạn lại chọn cành mai làm quà tết cho Vân? 
- HS trình bày ý kiến cá nhân
- GV chốt: Hoa mai là một lồi hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày Tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, tươi sáng như ánh nắng phương Nam mỗi độ xuân về. Các bạn Uyên, Phương, Huê gửi cho Vân một cành mai với mong ước cành mai sẽ chở nắng từ phương Nam ra và sưởi ấm cái lạnh của miền Bắc. Cành mai chở nắng sẽ giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình và tình bạn của các bạn càng thắm thiết.
Câu 5: Hãy chọn một tên khác cho bài?
Câu chuyện cuối năm
Tình bạn
Cành mai tết
- HS trình bày ý kiến cá nhân và giải thích vì sao mình chọn tên đó
=> Giáo viên chốt nội dung: Tình bạn đẹp đẽ giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.
GDHS: Tinh thần đoàn kết với nhau
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: “Cảnh đẹp non sông”.	

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_tap_doc_lop_3_tuan_12_nang_phuong_nam_nam_h.doc