Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3

A. PHẦN MỞ ĐẦU.

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Nhằm thực hiện mục tiêu “ Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ), để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Phân môn “Luyện từ và câu” nhằm cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu ( nói, viết ) kĩ năng đọc cho học sinh.

 

doc 11 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1775Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhằm thực hiện mục tiêu “ Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ), để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Phân môn “Luyện từ và câu” nhằm cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu ( nói, viết ) kĩ năng đọc cho học sinh. 
Năm học này tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3C. Tuy nhiên qua nhiều năm giảng dạy tại trường thông qua các buổi dự giờ của các đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên chưa thực sự đầu tư vào phân môn học. Khi dạy học sinh về phân môn này giáo viên còn lúng túng, mà ở đây học sinh lớp 3 chủ yếu là thực hành bằng những nhận biết chứ chưa hề biết đến khái niệm nên giáo viên phải nắm vững mức độ nôïi dung của chương trình, của từng bài để tránh dạy quá cao hoặc quá thấp so với chương trình. Đối với học sinh còn thờ ơ trong tiết học, phần đa các em đều chưa biết sử dụng dấu câu trong khi viết. Đa số là học sinh dân tộc nên ngôn ngữ của các em còn hạn chế. Xuất phát từ những trăn trở trên tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm nhỏ “Một số phương pháp dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3”. Nhằm giúp các em học phân môn Luyện từ và câu được tốt hơn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
	- Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích đánh giá thực trạng dạy học về phân môn Luyện từ và câu năm học 2008 – 2009.
	- Rút ra nguyên nhân và đề xuất một số phương pháp nhằm cải tiến chất lượng dạy và học đạt hiệu quả cao hơn.
	3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
	- Chương trình phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3.
	- Thực trạng việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3C.
	- Các tài liệu tham khảo như: sách giáo viên lớp 3, sách giáo khoa lớp 3, và các tài.
	- Các đối tượng học sinh của lớp 3C.
	4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
-Nghiên cứu việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu năm học 2008-2009
-Phân tích đánh giá ưu điểm, tồn tại của việc dạy học phân môn Luyện từ và câu. Từ đó tìm ra những nguyên nhân và đề xuất một số phương pháp dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
	 Để thực hiện những quan điểm trên, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
	- Phương pháp điều tra đánh giá.
 - Phương pháp nghiên cứu thực trạng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp chương trình, nội dung phân môn Tiếng Việt lớp 3.
	- Phương pháp gợi mở.
	- Phương pháp giảng giải.
	B. PHẦN NỘI DUNG:
	1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
a.Thuận lợi: 
Ngay từ đầu năm học được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng Nhà nước, các cấp ngành và các dự án (PEDC). Các em đã được nhận không ít về đồ dùng học tập như: sách, vở, bút viết, bảng con,Từ đó các em rất thuận lợi trong việc học tập. Nhất là những học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một niềm động viên, khuyến khích rất lớn đối với các em. Trong lúc gia đình các em không đủ điều kiện để mua sắm sách vở cho con em mình. Các em ngoan, hiền, yêu trường lớp. Nhà ở gần trường nên thuận tiện cho việc đến trường. Cùng với lòng nhiệt tình, say mê nghề nghiệp của các thầy cô giáo nhằm đem hết khả năng của mình để dạy dỗ các em trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. 
b. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì cũng gặp không ít khó khăn. Với hơn 90 % là học sinh con em dân tộc, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Những học sinh này thường xuyên vắng học luôn có thói quen là “Đến mùa đi rẫy, hết mùa đi học”. Từ chỗ đi học không đồng đều, nên việc tiếp thu bài giảng của học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Cha mẹ học sinh có nhận thức chưa cao về công tác giáo dục, còn chưa quan tâm đến việc học hành của con em mình. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục của nhà trường. 
	2. NGUYÊN NHÂN:
	a. Nguyên nhân khách quan:
	Do đặc điểm sinh lí lứa tuổi còn ham chơi hơn ham học. Sự chú ý không chủ định chiếm ưu thế nên dễ bị phân tán trong giờ học.
	b. Nguyên nhân chủ quan:
	*/ Đối với giáo viên:
	- Trong giờ dạy giáo viên chưa thực sự đầu tư vào tiết học.
	- Giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn. 
	- Chưa gây được hứng thú để các em ham thích môn học.
	- Chưa sử dụng triệt để đồ dùng dạy học.
*/ Đối với học sinh:
	Đa số học sinh là dân tộc địa phương do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nên các em còn hạn chế về ngôn ngữ.
	Phụ huynh học sinh đa số có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.
	3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:	
Kết quả khảo sát đầu năm, phần kiểm tra đọc thầm và trả lời câu hỏi như sau:
TỔNG SỐ HS
ĐIỂM GIỎI
ĐIỂM KHÁ
ĐIỂM TB
ĐIỂM YẾU
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
25
0
0
4
18,2
10
45,4
8
36,4
	Từ cơ sở lí luận, thực tiễn nêu trên và kết quả khảo sát đạt được tôi đã đề ra một số biện pháp để khắc phục những khó khăn cho học sinh lớp 3 mà tôi đang đảm nhiệm.
	4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP:
	u. Một số phương pháp dạy phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 3
1.1.. Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập luyện từ và câu.
	Phương pháp này được thực hiện bằng các hoạt động của học sinh theo quy trình sau:
	Bước 1: Học sinh tìm hiểu mục đích của bài tập. Mỗi bài tập đều thuộc một trong ba loại bài tập. Học sinh hiểu rõ xem bài tập đang làm, thuộc loại bài tập nào trong số các loại bài tập trên qua câu chữ nêu trong đầu bài. Để học sinh thực hiện được hoạt động này giáo viên gợi ý cho học sinh tìm xem bài tập yêu cầu các em nhận diện, dùng cái gì cho đúng quy tắc.
	Bước 2: Học sinh tìm cách giải bài tập qua việc phân tích các chỉ dẫn làm bài nêu trong đầu bài. Giáo viên có thể hỏi học sinh nhận biết xem đề bài yêu cầu các em làm những gì? ( nối hay điền; ngắt câu hay đặt dấu câu, tìm rồi viết lại, hay chơi trò chơi, làm việc trong nhóm hay làm việc cá nhân, làm việc gì trước, việc gì sau).
	Bước 3: Đối với những bài tập khó học sinh quan sát hoạt động giải mẫu 1 phần bài tập của giáo viên, để học sinh học cách giải và giải tiếp.
	Bước 4: Học sinh tự nhận xét đánh giá kết quả bài làm để từ đó các em nhớ lại một lần nữa kiến thức kỹ năng đã học nêu trong bài tập và rút kinh nghiệm để làm bài sau tốt hơn.
	Ví dụ: Giáo viên hỏi học sinh: Bài của bạn tìm được từ ngữ nào thay thế cho từ “Quê hương” Trong đoạn văn? Bạn cho từ thay thế đã đúng chưa? (Bài tập 2 Tiếng Việt 3 tập 1 tuần 11).
	1.2. Phương pháp tổ chức trò chơi học tập luyện từ và câu.
Trong số các bài tập Luyện từ và câu của sách Tiếng Việt 3, có rất nhiều bài có thể chuyển thành các trò chơi học tập. Mục đích chuyển các bài tập nhằm làm đa dạng hoá các hoạt động học tập tạo hứng thú học tập cho học sinh để học sinh học tập có hiệu quả hơn. Khi chuyển các bài tập thành trò chơi cần chú ý đảm bảo thực hiện đúng mục đích học tập. Khi tổ chức học sinh chơi trò chơi Luyện từ và câu, giáo viên cần tiến hành theo các bước sau:
	Bước 1: Nêu tên và mục đích trò chơi.
	Ví dụ: Giáo viên nói: Đây là trò chơi “ Thi đặt câu miêu tả theo mẫu câu: Ai thế nào?” Nhằm giúp các em luyện tập dùng câu có mẫu trên để tả người, và sự vật nói chung. ( bài tập 2, Tiếng Việt 3 tập 1 trang 145 tuần 17)
	Bước 2: Nêu cách chơi:
	Chơi cá nhân hay chơi theo nhóm? Học sinh phải làm những việc gì? Theo trình tự nào? Cách tính điểm như thế nào? Trong khi hướng dẫn cách chơi, khi cần giáo viên có thể làm mẫu một vài động tác khó cho học sinh hình dung để quan sát và làm theo.
	Bước 3: Tổ chức cho học sinh thực hành chơi theo hướng dẫn. Giáo viên nên đóng vai trọng tài để chỉ huy cuộc chơi hoặc giải quyết những vướng mắc của học sinh khi chơi. Khi trò chơi kết thúc, giáo viên nên có thưởng cho những học sinh, những nhóm học sinh đạt giải, việc nhắc lại kết quả của người thắng cuộc là việc làm không thể thiếu vì nó giúp cho học sinh nhớ được mục đích học tập của trò chơi. Trong một số trường hợp, việc này cần thực hiện bằng cách cả lớp ghi kết quả của người thắng cuộc vào vở.
	1.3. Phương pháp dạy học tích hợp kiến thức, kỹ năng về dùng từ và đặt câu trong các bài học chính tả, tập đọc.
Như vậy nội dung Luyện từ và câu còn được tích hợp trong các bài tập chính tả, tập đọc. Vì vậy cần có phướng pháp dạy học tích hợp với những nội dung tích hợp này. Về nguyên tắc, dạy học những kiến thức này chủ yếu thực hiện theo phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bài học đó thực hiện trước, phương pháp dạy học Luyện từ và câu kết hợp sau.
Ví dụ: Trong bài tập đọc : Anh Đom Đóm” ( tuần 17 ) có bài tập 3 yêu cầu học sinh tìm một hình ảnh đẹp của anh Đóm trong bài thơ. Bài tập này tích hợp giữa nội dung đọc hiểu với nội dung nhận diện phương pháp so sánh tạo ra hình ảnh đẹp trong bài. Giáo viên cần thực hiện các biện pháp để dạy đọc hiểu trước nhằm làm cho học sinh nhận rõ Đom Đóm đã làm những việc gì trong đêm. Sau đó giáo viên có thể hỏi học sinh xem những dòng thơ nào trong bài có hình ảnh so sánh, hình ảnh so sánh cái gì với cái gì? Trả lời câu hỏi này,  ... ó lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng.
 Câu 3 là: Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng.
 Sau đó cho học sinh đọc lại bài đã làm, chép đoạn văn vào vở và viết hoa cho đúng.
	b. Bài tập dùng dấu phẩy: 
	Loại bài tập này là khó đối với tiết Luyện từ và câu ở lớp 3. Các đoạn trích cũng có cấu trúc câu khá phức tạp.
 	Ví dụ 1: Bài tập3 Tiếng Việt 3 tập 1 trang 135: Hãy chép lại đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào những chổ thích hợp: 
	Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia – rai hay Ê– đê Xơ- đăng hay Ba – na và các dân tộc khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau.
	Giáo viên cần lưu ý cấu trúc , vốn cũng là kiểu câu “ Ai làm gì?” khó khăn của học sinh là các em thường không phân biệt tên các dân tộc nên các trường hợp đặt dấu phẩy có thể xảy ra như: Đồng bào Kinh, hay Tày Mường, hay Dao, Gia – rai, hay Ê – đê Xơ- đăng, Do vậy với đoạn trích này tôi tổ chức hoạt động cho cả lớp theo các bước sau:
+ Yêu cầu học sinh tìm dấu câu đã có trong đoạn. Học sinh xác định có một dấu hai chấm và hai dấu chấm.
Tôi kết luận đoạn trích có 3 câu. Sau dấu hai chấm là đoạn trích lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh :
	- Gọi học sinh đọc đoạn trích và hỏi:
 + Đoạn trích này có mấy câu? (3 câu) 
	- Gọi học sinh đọc câu 2. Cả lớp dùng bút chì gạch chân tên các dân tộc.
	- Gọi 2 học sinh đọc tên các dân tộc vừa gạch:
 Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia – rai hay Ê – đê Xơ- đăng hay Ba-na 
 - GV hướng dẫn: giữa các dân tộc đặt liền nhau không kèm từ (hay) thì cần ngắt câu để dễ đọc , giáo viên đọc ( hoặc gọi học sinh đọc thử), học sinh nghe ngữ điệu và đặt dấu phẩy.
Các dân tộc này là gì? Các em quan sát câu ở bộ phận “ là gì ” để tìm chỗ cần ngắt câu thì đặt dấu phẩy. Cuối cùng cho học sinh đọc lại câu này: Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia – rai hay Ê - đê, Xơ – đăng hay Ba – na và các dân tộc khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt.
+ Hướng dẫn học sinh tìm câu 3.
- Gọi học sinh đọc câu 3:
 + Tôi hỏi học sinh: Câu này thuộc kiểu câu nào các em đã học? ( Kiểu câu: Ai làm gì? Ai thế nào?).
	Giữa các bộ phận được trả lời cần đặt dấu ngắt câu. Cụ thể: Chúng ta làm gì?
(sống chết có nhau) chúng ta thế nào? (sướng khổ cùng nhau/no đói giúp nhau).
- Gọi học sinh lên đặt dấu phẩy. HS nhận xét GV chốt lại lời giải đúng; Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Đây là đoạn trích khó đối với học sinh lớp 3 vì phải dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa các bộ phận đồng chức trong câu. Cũng là khó đối với giáo viên khi dạy vì không thể giải thích câu theo cấu trúc và chức năng ngữ pháp của các bộ phận này đối với học sinh. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn tỉ mĩ cho học sinh để các em tự làm được các bài tập tương tự hoặc cao hơn.
 Với dấu phẩy còn có dạng bài tập sau:	
 Ví dụ 2: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu?
 a. Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải.
 b. Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô – phi đã về ngay.
 c.Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường địch thủ Quắm Đen bị thua.
 d. Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. 
 “ Bài tập 3 Tiếng Việt 3 tập 2 trang 70”. 
 Dạng bài tập này giúp học sinh nhận biết một số từ ngữ là trạng ngữ cho cả câu, là bổn phận chỉ lí do “hay chỉ nguyên nhân” trong câu, chúng thường luôn xuất hiện ở đầu câu. Khi dạy các bài tập này, GV nên vận dụng kiểu câu có từ để hỏi: Nơi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Tại sao?, Nhờ đâu?, Để làm gì?... học sinh trả lời được câu hỏi đó sẽ biết dùng dấu phẩy ngắt câu giữa phần phụ và bộ phận chính của câu. Nếu trong câu nêu nhiều nguyên nhân khác thì phải dùng dấu phẩy để tách câu nguyên nhân đó với nhau.
	w. Đối với dạng bài tập có biện pháp tu từ:
	- Dạng bài tập có biện pháp “So sánh” 
	Khi dạy các bài tập này cần phải dựa vào kiến thức từ loại đã được học ở lớp 2 yêu cầu đọc và tìm các câu văn, câu thơ những từ nào chỉ sự vật, chỉ âm thanh. Hỏi học sinh xem những câu thơ, câu văn nào trong đoạn trích có hình ảnh so sánh, hình ảnh đó so sánh với cái gì? Học sinh trả lời được câu hỏi này sẽ nhận diện được hình ảnh so sánh; kiểu so sánh và phép so sánh. 
	Ví dụ 1 : bài tập 2 Tiếng việt 3 tập 1 trang 8. 
	Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
 a. Hai bàn tay em
 Như hoa đầu cành.
 HUY CẬN 
	 b, Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. 
 VŨ TÚ NAM
 	 - GV gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.
 Đối với bài tập này giáo viên nên hướng dẫn học sinh :
	+ Tìm các từ chỉ sự vật có trong hai dòng thơ:
	+ Học sinh dùng bút chì gạch chân dưới các từ chỉ sự vật:
	a. Hai bàn tay em
 Như hoa đầu cành.
	b. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. 
	 - Giáo viên nêu câu hỏi: Hai bàn tay của bé được so sánh với cái gì? (Hai bàn tay của bé được so sánh như hoa đầu cành).
	 - Giáo viên hỏi thêm để học sinh hiểu vì sao các sự vật nói trên được so sánh với nhau:
	 - Vì sao hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành? ( Vì hai bàn tay của bé nhỏ, xinh như một bông hoa).
Sau đó các em nhận biết thêm về các từ chỉ sự so sánh trong các câu văn, câu thơ có hình ảnh so sánh mới.
	 + Ví dụ 2 ï: Bài tập 1 Tiếng Việt 3 tập 1 trang 42 
	Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau:
 “Bế cháu ông thủ thỉ: (1)
 - Cháu khoẻ hơn ông nhiều! (2)
 Ông là buổi trời chiều (3)
 Cháu là ngày rạng sáng” (4)
 PHẠM CÚC
	- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
	- GV hướng dẫn học sinh:
	+ Gạch chân dưới những từ chỉ sự vật của từng khổ thơ.
Cháu khoẻ hơn ông nhiều
 Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.
	+ Tìm từ chỉ sự so sánh.( hơn, là, là)
	+ Kiểu so sánh đó như thế nào? (Ở dòng thơ 2 có kiểu so sánh hơn kém, dòng 3, 4 có kiểu so sánh ngang bằng).
Từ đó học sinh nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hoá. Để các em biết vận dụng biện pháp nhân hoá giúp cho sự diễn đạt vừa sinh động, mềm mại hơn vừa có tình người, hồn người.
C. PHẦN KẾT LUẬN:
	1. TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI:
	Sau khi tôi sử dụng các phương pháp dạy học nêu trên vào lớp mình giảng dạy. Tôi thấy: học sinh tiếp thu bài một cách chủ động hơn, tiết học diễn ra nhẹ nhàng và hiệu quả rất cao. Cụ thể phần lớn học sinh lớp tôi nắm vững từ ngữ, đặt câu, diễn đạt thành câu, thành ý trọn vẹnï, biết cách làm các dạng bài tập: Mở rộng vốn từ, bài tập vềø câu, dấu câu, dấu chấm, dấu phẩy, dạng bài tập có biện pháp so sánh, So với kết quả khảo sát đầu năm thì tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá tăng lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh yếu giảm nhiều: thể hiện rất rõ qua kết quả đánh giá giữa kì II như sau:
TỔNG SỐ HS
ĐIỂM GIỎI
ĐIỂM KHÁ
ĐIỂM TB
ĐIỂM YẾU
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
22
2
9,1
8
36,4
11
50,0
1
4,5
 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
	Vậy theo tôi để dạy học phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt lớp 3 được tốt. Bản thân giáo viên cần phải nắm vững mức độ nội dung của cả chương trình và của từng bài để tránh dạy quá cao hoặc quá thấp so với chương trình.
Nắm vững phương pháp dạy học cụ thể, để tổ chức các giờ học sao cho đúng với định hướng đổi mới, phương pháp dạy học của phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
Hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để gợi mở cho học sinh tự khám phá kiến thức. 
Đối với dạng bài tập khó; khâu làm mẫu của giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên cần tạo ra một khoảng cách cần thiết giữa mẫu với phần thực hành theo mẫu để các em có thể phát huy tính tích cực trong học tập.
Cần phải kết hợp với một số phương tiện trực quan để giúp học sinh thực hành các bài tập hứng thú hơn. 
Việc tổ chức một số hình thức hoạt động của cả lớp, cá nhân hoặc nhóm. Cũng cần phải linh hoạt.
Phải nắm vững được đặc điểm học sinh Tiểu học là dễ nhớ, chóng quên nên giáo viên cần có sự nhắc nhở thường xuyên để cũng cố kiến thức bằng cách tìm ra các cơ hội để khắc sâu kiến thức cho học sinh, đối với các dạng bài tập, trong các giờ học khác. Vậy đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề và sự sáng tạo của mỗi thầy (cô) giáo đang trực tiếp giảng dạy các em, những mầm non tương lai của đất nước.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ về phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 của tôi. Tuy nhiên trong khi thực hiện cũng không thể thiếu sót. Tôi thành thực mong hội đồng khoa học của ngành góp ý chân thành để tôi hoàn thành tốt hơn và có thể áp dụng vào dạy học cho những năm học tiếp theo và đạt kết quả cao hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
 EaH’leo, ngày 6 tháng 4 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN L3 LTVC.doc