Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng linh hoạt phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng linh hoạt phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

I. Mục đích yêu cầu của sáng kiến cải tiến kĩ thuật:

 Tự nhiên và xã hội là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người. Đồng thời, nó góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người. Để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới của môn Tự nhiên và Xã hội, giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động, nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành nhu cầu tự học, tự phát hiện, tự giải quyết các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học từ đó chiếm lĩnh tri thức.

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1235Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng linh hoạt phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT HƯƠNG THUỶ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 PHÚ BÀI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Phú Bài, ngày 18 tháng 05 năm 2012
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬT
(Đề nghị tặng thưởng Chiến sĩ thi đua cấp Cơ sở)
Đề tài:
Sử dụng linh hoạt phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
I. Mục đích yêu cầu của sáng kiến cải tiến kĩ thuật:
 Tự nhiên và xã hội là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người. Đồng thời, nó góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người. Để thực hiện tốt mục tiêu đổi mới của môn Tự nhiên và Xã hội, giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động, nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành nhu cầu tự học, tự phát hiện, tự giải quyết các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học từ đó chiếm lĩnh tri thức. 
 Như chúng ta đã biết, phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp mới nhưng nó thật sự là một phương pháp hay. “Bàn tay nặn bột” chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra...Với một vấn đề khoa học đặt ra, HS có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác “Bàn tay nặn bột” luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
 Năm học 2011 – 2012 tôi được phân công phụ trách lớp 3A Trường Tiểu học Số 2 Phú Bài. Đây là lớp chất lượng cao nên các em có sức học khá đều, nhanh nhẹn, linh loạt nên bản thân luôn tìm cách đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất luợng dạy học. Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp hay có thể sử dụng trong quá trình dạy học nhằm khích thích tính sáng tạo, kĩ năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức cũng như kĩ năng diễn đạt của học sinh. Nhưng để sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” thì thời gian cần cho một tiết dạy là tương đối nhiều. Trong khi đó, thời lượng cho một tiết dạy môn Tự nhiên và Xã hội chỉ khoảng 35 phút. Do đó, tôi đã tìm hiểu kĩ chương trình môn TNXH 3, phương pháp BTNB và đưa ra một số biện pháp có thể Sử dụng linh hoạt phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trong quá trình dạy học của mình. 
II. Những giải pháp chính của sáng kiến cải tiến kĩ thuật:
 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu nội dung chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có những bài nào có thể áp dụng phương pháp BTNB.
 Nội dung chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có: 3 chủ đề, gồm 70 tiết của 35 tuần. Trong đó có 34 bài có thể vận dụng phương pháp BTNB để dạy, cụ thể:
* Con người và sức khoẻ: có 11 bài, đó là những bài: bài 1, bài 2, bài 4, bài 5, bài 6, bài 7, bài 8, bài 9, bài 11, bài 12, bài 13, bài 14.
 * Tự nhiên: có 23 bài, đó là những bài: bài 40, bài 41, bài 42, bài 43, bài 45, bài 46, bài 47, bài 48, bài 49, bài 50, bài 51, bài 52, bài 53, bài 54, bài 55, bài 58, bài 59, bài 60, bài 61, bài 62, bài 63, bài 64, bài 65 bài 66, bài 67, bài 68. 
 2. Biện pháp 2: Hiểu rõ nguyên lí từng bước dạy trong phương pháp BTNB.
Việc hiểu rõ nguyên lí của từng bước dạy trong phương pháp BTNB là rất quan trọng, nó giúp cho chúng ta vận dụng các bước dạy vào từng bài dạy dễ dàng và hiệu quả. 
Chẳng hạn:
 Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Thực chất đây là bước kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của học sinh. Vì vậy, tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh, câu hỏi nêu vấn đề phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không sử dụng câu hỏi đóng (trả lời có hoặc không). Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Có những trường hợp không nhất thiết phải có tình huống xuất phát mới đề xuất câu hỏi nêu vấn đề (tuỳ vào từng kiến thức và từng trường hợp cụ thể).
 Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu.
 Hình thành biểu tượng ban đầu là bước quan trọng, đặc trưng của phương pháp dạy học BTNB. Bước này khuyến khích học sinh trình bày quan niệm ban đầu, ‎ ý kiến ban đầu của mình về sự vật, hiện tượng trước khi được tìm hiểu về bản chất sự vật, hiện tượng. Đây là những quan niệm được hình thành trong vốn sống của học sinh, là các ý tưởng giải thích sự vật, hiện tượng theo suy nghĩ của học sinh. Khi yêu cầu học sinh trình bày biểu tượng ban đầu, giáo viên có thể yêu cầu nhiều hình thức biểu hiện của học sinh, có thể là bằng lời nói (thông qua phát biểu cá nhân), bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ.
 Đối với học sinh chúng ta thường mỗi lần phát biểu rất ngại nói vì sợ sai và sợ bị chê cười. Do đó giáo viên cần khuyến khích học sinh trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe và tôn trọng những quan niệm sai hoặc chưa thực sự chính xác của học sinh khi trình bày biểu tượng ban đầu.
 Bước 3: Đề xuất câu hỏi và thí nghiệm
 - Đề xuất câu hỏi:
 Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của học sinh, giáo viên giúp học sinh đề xuất các câu hỏi từ những khác biệt đó. Chú ý ‎xoáy sâu vào những sự khác biệt liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học
 Ở bước này giáo viên cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp để giúp học sinh so sánh, từ đó giúp học sinh đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
- Đề xuất thí nghiệm nghiên cứu:
 Từ các câu hỏi được đề xuất, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh đề nghị các em đề xuất thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu để tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. 
 Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu.
 Từ các phương án thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu mà học nêu ra, giáo viên khéo léo nhận xét và lựa chọn thí nghiệm để học sinh tiến hành. Ưu tiên thực hiện thí nghiệm trực tiếp trên vật thật. Một số trường hợp không thể tiến hành thí nghiệm trên vật thật có thể làm mô hình, hoặc cho học sinh quan sát tranh vẽ. Đối với phương pháp quan sát, giáo viên cho học sinh quan sát vật thật trược, sau đó mới cho học sinh quan sát tranh vẽ khoa học hay mô hình để phóng to những đặc điểm không thể quan sát rõ trên vật thật.
 Bước 5: Kết luận kiến thức.
 Sau khi thực hiện thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được giải qu‎yết, kiến thức được hình thành tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học. Giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi và vở coi như là kiến thức bài học. Trước khi kết luận chung, giáo viên nên yêu cầu một vài ‎ kiến của học sinh cho kết luận sau khi thực hiện thí nghiệm (rút ra kiến thức bài học). Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại với các ‎ý kiến ban đầu (biểu tượng ban đầu) trước khi học kiến thức. Như vậy những quan niệm ban đầu sai lệch, sau quá trình nghiên cứu – tìm tòi, chính học sinh tự phát hiện ra mình sai hay đúng mà không phải do giáo viên nhận xét một cách áp đặt. Chính học sinh tự phát hiện những sai lệch trong nhận thức và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động. Những thay đổi này sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, khắc sâu kiến thức.
 3. Biện pháp 3: Vận dụng các bước dạy trong phương pháp BTNB phù hợp với nội dung từng bài dạy.
 Chẳng hạn: 
 Bài: Côn trùng
 Trong quá trình dạy chúng ta thường cho học sinh quan sát tranh ảnh về côn trùng trước, sau đó hỏi học sinh : 
 - Côn trùng có những bộ phận chính nào? Học sinh thảo luận và trả lời – Giáo viên chốt lại.
 Cũng là hoạt động và thời gian đó chúng ta có thể vận dụng các bước dạy trong phương pháp BTNB đó là: 
 Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu: Theo em, côn trùng có những bộ phận chính nào? (Học sinh tự do phát biểu – giáo viên ghi nhanh những ‎ kiến đó lên bảng)
 Bước 3: Đề xuất thí nghiệm: Để biết được chính xác côn trùng có những bộ phận chính nào, ta phải làm gì? (Học sinh tự đề xuất: Quan sát côn trùng thật, tranh, ảnh,..)
 Bước 4 và 5: Tiến hành quan sát – Kết luận: Học sinh quan sát – Tự đều chỉnh và rút ra kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên. 
 Bài: Động vật
 Cách dạy tương tự với bài Côn trùng, chúng ta cũng có thể vận dụng các bước dạy trong phương pháp BTNB như sau:
 Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu: Theo em, động vật có những bộ phận nào? (Học sinh ghi ý‎ kiến cá nhân sau đó thống nhất vào bảng nhóm – trình bày)
 Bước 3: Đề xuất thí nghiệm: Để biết được chính xác động vật có những bộ phận chính nào, ta phải làm gì? (HS tự đề xuất: Quan sát tranh, ảnh,.. động vật)
 Bước 4 và 5: Tiến hành quan sát – Kết luận: Học sinh quan sát – Tự đều chỉnh và rút ra kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên. 
 4. Biện pháp 4. Sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp và hiệu quả
 Đối với phương pháp BTNB, việc sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp và hiệu quả quyết định sự thành công của một tiết dạy. Vì vậy, trước mỗi tiết dạy người giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho tiết dạy. Giáo viên phải biết lựa chọn đồ dùng nào là phù hợp với tiết dạy của mình. 
 Chẳng hạn: 
 - Đối với những bài: Lá cây, Quả, Hoa, Thân cây, Rễ cây, Cá,. giáo viên có thể lựa chọn đồ dùng dạy học là vật thật. 
 - Đối với những bài như: Côn trùng, Động vật, Thú,thì giáo viên lại chọn đồ dùng dạy học là những bức ảnh. 
 - Đối với những bài như: Trái đất – Quả địa cầu, Sự chuyển động của trái đất, Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời, .giáo viên lại chọn đồ dùng dạy học là những mô hình.
 Bên cạnh việc lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với từng tiết dạy thì việc sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy trong từng tiết dạy cũng rất quan trọng. 
 Chẳng hạn:
 - Đối với bài Hoa, nếu chúng ta chỉ cho học sinh quan sát rồi xác định các bộ phận của bông hoa đó thì khó tìm ra được các bộ phận, mà nên cho học sinh lấy từng bộ phận của bông hoa đó ra rồi xác định từng bộ phận một, như vậy học sinh sẽ rất đễ dàng để nhận ra đâu là cuống hoa, cánh hoa, đài hoa và nhị hoa.
 - Đối với bài Lá cây cũng vậy, nếu chúng ta chỉ cho học sinh quan sát rồi xác định các bộ phận của chiếc là đó thì khó tìm ra các bộ phận chính mà phải cho học sinh xé chiếc lá đó ra rồi xác định từng bộ phận một, như vậy học sinh sẽ rất đễ dàng để nhận ra đâu là cuống lá, phiến lá, gân lá.
 5. Biện pháp 5. Tăng cường bồi dưỡng vốn kiến thức có liên quan đến bộ môn Tự nhiên và Xã hội 3
 Tự nhiên và Xã hội 3 là môn học mang trong mình nhiều kiến thức thực tế hết sức phong phú và gần gũi về thế giới Tự nhiên và Xã hội, thế giới con người. Vì vậy, tăng cường bồi dưỡng vốn kiến thức là việc làm quan trọng đóng góp vào thành công trong công việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và dạy học theo phương pháp BTNB nói riêng. 
 Chẳng hạn: Một số bài trong chủ đề: 
 - Con người và sức khoẻ: Trong chủ đề này kiến thức liên quan đến môn sinh học. Vì vậy, để dạy tốt các tiết học này cần đọc thêm tài liệu liên quan đến môn sinh học.
 - Tự nhiên: Kiến thức ở chủ đề này lại liên quan đến cả môn sinh học và môn địa lí. Vì vậy, chúng ta cũng phải tìm hiểu thêm những tài liệu liên quan đến hai bộ môn này để đọc và hiểu rõ các kiến thức liên quan đến tiết dạy.
 Tóm lại, tất cả các biện pháp nêu trên, nhằm đạt tới mục đích cuối cùng là sau khi học xong mỗi tiết Tự nhiên và Xã hội nói riêng và hoàn thành chương trình Tự nhiên và Xã hội bậc Tiểu học nói chung, học sinh tích lũy được vốn hiểu biết về tự nhiên và xã hội, về cấu tạo của các cơ quan trong cơ thể của con người, ý thức được trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, yêu thiên nhiên đất nước và biết bảo vệ môi trường.
III. Kết quả và những ảnh hưởng có sức lan toả trong phạm vi toàn (huyện) tỉnh mà sáng kiến cải tiến kĩ thuật có thể mang lại: 
 Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề sử dụng “linh hoạt” phương pháp BTNB vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, với những biện pháp trên, cuối năm học, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
 * Phạm vi toàn trường: 
 - Sau khi bản thân được sự phân công triển khai chuyên đề dạy học theo phương pháp BTNB, các tổ chuyên môn trường đã lần lượt triển khai chuyên đề dạy học theo phương pháp BTNB, sau đó từng cá nhân trong tổ cũng đã vận dụng phương pháp này vào dạy giảng dạy trong lớp của mình.
 * Phạm vi lớp:
 - Chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập môn Tự nhiên và Xã hội đạt kết quả rõ rệt: 100% học sinh đạt kết quả hoàn thành tốt.
 - Học sinh học tập tích cực, hứng thú chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, không khí lớp học sôi nổi, hào hứng, học sinh hứng thú với môn Tự nhiên và Xã hội.
 - Môn Tự nhiên và Xã hội thực sự đã trở thành một môn học có tác dụng giáo dục quan trọng, góp phần rất hiệu quả vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
IV. Kết luận : 
Thông qua việc thực hiện, giải quyết vấn đề đã được nêu trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình ứng dụng phương pháp BTNB và dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 như sau:
 - Hiểu rõ nguyên lí từng bước dạy trong phương pháp BTNB để vận dụng vào dạy học một cách hiệu quả.
 - Biết sử dụng linh hoạt các bước dạy trong phương pháp BTNB vào các tiết dạy hợp lí nhằm khích thích tính tò mò, sáng tạo của học sinh, đồng thời học sinh sẽ là người tìm ra kiến thức. Khi các em tự tìm ra được kiến thức trong quá trình thực hành thì các kiến thức đó các em sẽ nhớ rất lâu và cũng có thể là không bao giờ quên.
 - Đối với phương pháp BTNB, việc sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp và hiệu quả quyết định sự thành công của một tiết dạy. Vì vậy, trước mỗi tiết dạy người giáo viên phải biết lựa chọn và chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho tiết dạy của mình. 
 - Giáo viên cũng cần phải có kiến thức tích hợp trong từng bài, từng chủ điểm trong từng khối lớp, để thuận lợi trong việc thiết kế bài học, định hướng các phương pháp dạy học trong từng chủ điểm của môn học cho phù hợp.
 - Tăng cường bồi dưỡng vốn kiến thức là việc làm quan trọng đóng góp vào thành công trong công việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và dạy học theo phương pháp BTNB nói riêng. 
 Trên đây là một số vấn đề tôi đã suy nghĩ, học hỏi và thể hiện trong quá trình giảng dạy. Tôi rất mong được sự nhận xét, góp ý của quý thầy, cô để giúp đỡ tôi hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách của người giáo viên trong “ Sự nghiệp trồng người”.
 Người viết SKKN
 Hoàng Thị Thanh Nga

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(11-12) - NGA.doc