Bài dự thi tìm hiểu “Gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại”

Bài dự thi tìm hiểu “Gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại”

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào? Ý nghĩa của Ngày gia đình Việt Nam.

* Trả lời:

1/ Ngày 28 tháng 6 hàng năm được chọn làm ngày gia đình Việt Nam theo quyết định số 72/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 của thủ tướng Chính phủ.

2/ Ý nghĩa của ngày gia đình Việt Nam

- Ngày gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam; kế thừa và phát huy truyền thống tôt đẹp của gia đình Việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí của gia đình;nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi thành viên trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1588Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi tìm hiểu “Gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Nguyễn Thế Kỷ
Trường Tiểu học Số 1 Tam Quan Bắc
Điện thoại liên lạc: 0977949567
BÀI DỰ THI
Tìm hiểu “Gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại”
Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào? Ý nghĩa của Ngày gia đình Việt Nam.
* Trả lời: 
1/ Ngày 28 tháng 6 hàng năm được chọn làm ngày gia đình Việt Nam theo quyết định số 72/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 của thủ tướng Chính phủ.
2/ Ý nghĩa của ngày gia đình Việt Nam
- Ngày gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam; kế thừa và phát huy truyền thống tôt đẹp của gia đình Việt nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí của gia đình;nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi thành viên trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.
Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Anh (chị) hãy cho biết câu nói trên được Bác nói vào dịp nào? Hãy cho biết cách hiểu của anh (chị) về ý nghĩa câu nói trên của Bác?
* Trả lời:
1/ Câu nói trên được Bác nói tại hội nghị thảo luận dự thảo Luật hôn nhân – gia đình (tháng 1-1959).
2/ Ý nghĩa của câu Bác nói:
- Gia đình có chức năng phát triển kinh tế.
- Gia đình có chức năng duy trì nòi giống, thực thi các chính sách về dân số.
- Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, bồi dưỡng tình cảm, tinh thần, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em; tạo nên những công dân đầy đủ sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và trí tuệ cho xã hội.
- Gia đình góp phần phòng chống tệ nạn xã hội.
- Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết thế nào là ”Tam, tứ đại đồng đường”? Theo anh (chị), để giữ gìn hạnh phúc trong gia đình nhiều thế hệ, ông bà, con cháu cần phải làm gì?
* Trả lời:
Gia đình tam đại đồng đường còn gọi là gia đình ba thế hệ, bao gồm ông bà, cha mẹ và con. Gia đình tứ đại đồng đường hay còn gọi là gia đình bố thế hệ trở lên. Hình thức gia đình càng nhiều thế hệ có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, có nhiều điều kiện bảo lưu được các giá trị gia đình truyền thống, phát huy tốt gia phong, gia lễ, gia đạo. các thành viên trong gia đình hỗ trợ, giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ.
Sự khác biệt về thế hệ dẫn đến khác biệt về lối sống, thói quen và sẽ khó tránh khỏi mâu thuẫn giữa ông bà, cha mẹ - con cháu. Do vậy, đòi hỏi mỗi thành viên trong gia đình mọi người phải biết yêu thương, sẻ chia, cảm thông và nhường nhịn để sống hòa thuận, gắn tình đoàn kết gia đình.
Mỗi người tự điều chỉnh mình, khắc phục những khó khăn phức tạp nhỏ trong đời sống hàng ngày để cùng xây dựng một đại gia đình lớn.
Người già cần là tấm gương mẫu mực trong gia đình, bao dung và sống hòa hợp với con cháu, trong điều kiện của mình tiếp cận với những thông tin mới, tìm hiểu cuộc sống của giới trẻ ngày nay để hiểu,chỉ bảo kinh nghiệm cho con cái.
Các thế hệ con cháu phải đặt hai chữ đạo hiếu làm đầu, quan tâm sâu sắc tới tâm tư, tình cảm và sức khỏe của người cao tuổi, không quá áp đặt những cái mới vào lối sống tư duy đã gắn kết bao năm với bố mẹ, ông bà; những khi góp ý với các bậc sinh thành, con cái cần nhẹ nhàng, mềm mỏng; trân trọng những lời khuyên của ông bà, cha mẹ.
Câu 4: Anh (chị hãy cho biết những suy nghĩ của anh (chị) về gia đình hai thế hệ (tức vợ - chồng và con); hãy chia sẽ một số kĩ năng xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc đối với gia đình hai thế hệ hiện nay.
* Trả lời:
Gia đình hai thế hệ là gia đình bao gồm cha mẹ và con là mô hình phổ biến của gia đình hiện đại.
Gia đình hạt nhân tồn tại độc lập, gọn nhẹ linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của xã hôi. Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế; các thnahf viên có khoảng không gian tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân, rèn luyện bản lĩnh của người làm chủ gia đình, có tính cách và năng lực sáng tạo riêng. 
Tuy nhiên nếu như trước đây, việc dạy dỗ con cái do ông bà, cha mẹ, gia đình đảm trách thì nay việc này gần như được chuyển giao toàn bộ chức năng cho nhà trường và xã hội.
Việc làm ăn, công tác xã hội chiếm khá lớn thời gian nên việc quan tâm, chăm sóc, chia sẻ tình cảm rất thiếu. sự ngăn cách không gian giữa các thế hệ bị hạn chế, nên khả năng hỗ trợ lẫn nhau về vật chất và tinh thần và ảnh hưởng của các thế hệ với nhau ít đi
Câu 5: Anh (chị) hãy viết một đoạn văn ( không quá 1000 từ) nói về giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình; hoặc kỉ niệm sâu sắc về gia đình; hoặc suy nghĩ, tâm tư, tình cảm  của anh, chị về gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, là tổng hợp các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân cách, tình cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc. Theo quan niệm truyền thống Việt Nam xưa, xây dựng văn hóa gia đình trên nền tảng đạo đức bao gồm đạo hiếu, đạo nghĩa như đạo mẫu tử, cha con, chồng vợ, anh em; cư xử với ông bà, cha mẹ, với xóm làng. Ngay từ khi còn nằm trong nôi, qua lời ru ngọt ngào của mẹ, mỗi đứa trẻ đã được nghe những lời dạy bảo yêu thương: "Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Lớn hơn một chút, bài học làm người đầu tiên các thế hệ Việt Nam giáo dục con cháu cũng là dạy cách ứng xử: "kính trên, nhường dưới", "chị ngã, em nâng", "môi hở, răng lạnh", "lá lành đùm lá rách", "bầu ơi thương lấy bí cùng". Những lời dạy ấy đã thấm sâu trong mỗi người con đất Việt, góp phần hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, đó là lòng nhân hậu, thủy chung, sống có nghĩa có tình; sự chia sẻ, đoàn kết gắn bó từ trong gia đình đến cộng đồng, làng, nước. Chính vì hiểu giá trị thiêng liêng của gia đình, khi đất nước có giặc ngoại xâm, bao thanh niên trai gái đã lên đường đánh giặc, bảo vệ gia đình, quê hương, đất nước bình yên. Mái ấm gia đình là yếu tố quan trọng giúp con người có thêm ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn thử thách, đi tới những thành công. Tại tỉnh Bắc Giang nói riêng cũng như các địa phương trong cả nước đã xuất hiện nhiều tấm gương những người cha, người mẹ tảo tần nuôi con ăn học; những người con hiếu thảo, vượt khó học giỏi, làm rạng rỡ cho dòng họ, quê hương. Điểm tựa gia đình còn giúp nhiều người vượt qua cám dỗ, không sa ngã vào tệ nạn xã hội và những hành vi tội lỗi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Gia đình tốt thì xã hội mới tốt; xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn; hạt nhân của xã hội là gia đình".

Tài liệu đính kèm:

  • docBai du thi tim hieu gia dinh Viet Nam.doc