Bài soạn các môn Lớp 3 - Tuần 25

Bài soạn các môn Lớp 3 - Tuần 25

GV ghi tên bài lên bảng.

a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.

 -HS quan sát tranh.

b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 2.

 -Bài có 20 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài. Em nào đọc câu đầu đọc luôn đề bài; Ai đọc câu gặp lời nhân vật thì đọc hết lời đó luôn.

 Luyện đọc từ khó: loay hoay, Quắm Đen, giục giã, nhễ nhại.HS đọc cá nhân - đồng thanh

c.Luyện đọc đoạn:

 -Bài có 5 đoạn , GV gọi 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn. Cả lớp theo dõi bạn đọc.

 -GV hướng dẫn HS cách đọc: VD:

 Đoạn 2: Hai câu đầu đọc nhanh, dồn dập, phù hợp với động tác nhanh, thoắt biến thoắt hoá của Quắm Đen. Ba câu tiếp theo: đọ chậm hơn, nhấn giọng những từ tả cách vật có vẻ lớ ngớ, chậm chạp của ông Cản Ngũ, sự chán ngán của người người xem.

 

doc 23 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn Lớp 3 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ 2 ngày 9 tháng 3 năm 2009
Tập đọc - Kể chuyện: HỘI VẬT.
Tiết: 1 & 2	Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức cũ. 
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp.
-2 HS đọc bài Tiếng đàn và trả lời câu hỏi:
	+Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn để thể hiện điều gì?
 -Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc. GV ghi điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
 Luyện đọc:
MT: + Đọc đúng: Quắm đen, thoắt biến, giục giã, nhễ nhại...
+Đọc đúng câu kể, câu hỏi.
+Biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật
+Hiều nghĩa các từ ở phần chú giải
PP: Hỏi đáp, thảo luận, rèn luyện theo mẫu.
ĐD: SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ.
Trong các môn thi tài ở lễ hội, vật là môn thi phổ biến nhất. Bài đọc hôm nay sẽ đưa các em đến với không khí tưng bừng, náo nức, đầy hào hứng của một hội vật.
GV ghi tên bài lên bảng.
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
 -HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 2.
 -Bài có 20 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài. Em nào đọc câu đầu đọc luôn đề bài; Ai đọc câu gặp lời nhân vật thì đọc hết lời đó luôn.
	Luyện đọc từ khó: loay hoay, Quắm Đen, giục giã, nhễ nhại.HS đọc cá nhân - đồng thanh
c.Luyện đọc đoạn:
 -Bài có 5 đoạn , GV gọi 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn. Cả lớp theo dõi bạn đọc.
 -GV hướng dẫn HS cách đọc: VD:
	Đoạn 2: Hai câu đầu đọc nhanh, dồn dập, phù hợp với động tác nhanh, thoắt biến thoắt hoá của Quắm Đen. Ba câu tiếp theo: đọ chậm hơn, nhấn giọng những từ tả cách vật có vẻ lớ ngớ, chậm chạp của ông Cản Ngũ, sự chán ngán của người người xem.
VD:	Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, / để sát đất, / xoay xoay chống đỡ.. . // Keo vật xem chừng chán ngắt. //
	Đoạn 3 và 4: giọng sôi nổi, hồi hộp.
VD:	Lúc đầu, ông mới thò tay xuống / nắm lấy khố Quắm Đen, / nhấc bổng anh ta lên, / coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy. //
	Đoạn 5: giọng nhẹ nhàng, thoải mái.
 -HS hiểu nghĩa các từ: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố Phần chú giải
d.Luyện đọc đoạn trong nhóm: Nhóm 3.
 -Các nhóm thi đọc: 3 nhóm.
 -Các HS nhận xét; GV ghi điểm.
đ.Đọc đồng thanh bài văn: Cả lớp.
 -2 HS đọc cả bài, các HS còn lại nhận xét bạn đọc, GV bổ sung và ghi điểm.
Hoạt động 2: (14/) 
Tìm hiểu bài:
MT:Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật ( một già, một trẻ, cá tính khác nhau ) kết thúc và xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh ngiệm trước chàng đô vật còn xốc nổi. 
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK, tranh
 -1 HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm từng đoạn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
	+Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi độngcủa hội vật.
	+Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau?
	+Việc ông Cản Ngữ bước hụt đã làm thay đổi keo vât như thế nào?
 -Cả lớp đọc thầm toàn bài, trao đổi theo nhóm 2 để TLCH:
	+Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng?
 -HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV chốt: Như mục tiêu
Hoạt động 3: (17/)
 Luyện đọc lại
MT: Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
PP: Học nhóm
ĐD: SGK
 -GV đọc mẫu đoạn 2 của bài.
 -Lớp chia nhóm để luyện đọc: Nhóm 2. 
 -Thi đọc đoạn 2: 4-5 em.
 -Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân đọc đúng nhất.
 -GV động viên, ghi điểm.
Hoạt động 4: (20/)
Kể chuyện:
MT: Dựa vào trí nhớ và gợi ý HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
Lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ điệu bộ; bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện
PP: Học nhóm, thuyết trình.
ĐD: -Bảng phụ viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện. Tranh vẽ ở SGK
a.GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể được từng đoạn của câu chuyện Hội vật - kể với giọng sôi nổi, hào hứng, phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
b.HS kể:
 -Một HS đọc đề bài và 5 gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
 -GV nhắc HS chú ý: Để kể lại hấp dẫn, truyền được không khí sôi nổi của cuộc thi tài đến người nghe, cần tưởng tượng như đang thấy trước mắt quang cảnh hội vật.
 -HS tập kể theo nhóm 5.
 -5 HS thi kể 5 đoạn của câu chuyện.
 -Cả lớp và GV nhận xét, chọn bạn kể hay nhất. GV ghi điểm.
Hoạt động 5: (3/) 
Tổng kết:
-Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Hội đua voi ở Tây Nguyên.
Toán: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (Tiếp theo).
Tiết: Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học.
PP: Thực hành, hỏi đáp.
ĐD: Bảng con, phấn.
 -GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
 -Chấm một số bài, nhận xét, ghi điểm.
 -Chữa bài (nếu HS làm sai).
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/)
Luyện tập - Thực hành
MT:Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian.( Thời điểm, khoảng thời gian) Củng cố cách xem đồng hồ.
- Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của HS.
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình, động não
ĐD: Vở toán
Trong giờ học này sẽ giúp các em tiếp tục thực hành xem đồng hồ.GV ghi đề bài lên bảng.
GV tổ chức hướng dẫn HS tự làm bài:
 -GV yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3 / 125, 126, 127 vào SGK vào vở -HS suy nghĩ và tự làm bài, GV theo dõi, động viên các em làm.
Bài 1: Cho 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát từng tranh, sau đó 1 HS hỏi, 1 HS trả lời câu hỏi. HS kia phải kiểm tra được bạn trả lời đúng hay sai, nếu sai thì giải thích cho bạn vì sao lại sai. HS hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó (được mô tả trong tranh) rồi trả lời câu hỏi.
VD: -Bạn An tập thể dục vào lúc 6 giờ 10 phút.
 -Bạn An đi đến trường vào lúc 7 giờ 13 phút.
 -Bạn An đang học bài ở lớp vào lúc 10 giờ 24 phút.
 -Bạn An ăn cơm chiều vào lúc 5 giờ 45 phút (6 giờ kém 15 phút).
 -Bạn An xem truyền hình vào lúc 8 giờ 8 phút.
 -Bạn An đi ngủ vào lúc 9 giờ 55 phút (10 giờ kém 5 phút).
Bài 2: Yêu cầu HS xem đồng hồ có kim dài, kim phút và đồng hồ điện tử để thấy được 2 đồng hồ nào chỉ cùng thời gian.
 -HS chơi trò chơi Nối nhanh đồng hồ
 -HS chia thành 4 nhóm sau đó cá nhân từng HS dùng bút chì để nối trong SGK, trong thời gian 3 phút. Sau 3 phút các nhóm đổi SGK để kiểm tra bài của nhau và báo cáo số người nối đúng, nối đủ, số người nối sai, nối chưa hết của từng nhóm. Nhóm thắng cuộc là nhóm có nhiều bạn nối đúng nhất.
Bài 3: Dựa vào đồng hồ để tính khoảng thời gian.
 -HS nào làm xong, GV chấm , nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2: Tổng kết (4/)
MT: Củng cố các kiến thức đã học
PP: Trò chơi
ĐD: Phiếu học tập
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em hiểu bài nhanh, làm bài tốt.
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 38, 39 vào VBT.
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP BÀI TUẦN 24
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (4/)
MT: Ôn kiến thức đã học
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp
ĐD: SGK
- GV kiểm tra và chám vở bài tập 4 - 5 em.
- GV nhận xét và chữa bài.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT:+ Củng cố về từ chỉ đặc điểm của vật như tả người.
PP: Hỏi đáp, thực hành
ĐD: Bảng phụ viết sẵn các BT.
 GV ghi tên bài lên bảng.
Bài 1: Gạch dưới từ chỉ đặc điểm và hoạt động của vật như tả người trong đoạn văn sau:
 Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim...Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
-HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở.
-GV chốt kết quả đúng.
Hoạt động 2: (15/)
MT: Củng cố về cách dùng dấu phẩy.
- Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi vì sao? 
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK
Bài 2: Chép lại bộ phận trả lời câu hỏi vì sao? Trong mỗi câu sau vào chỗ trống:
a. Hội làng ta năm nay tổ chức sớm hơn mọi năm nửa tháng vì sắp sửa chữa đình làng.
..................................................................
b. Trường em nghỉ học vào ngày mai vì có hội khoẻ Phù Đổng.
..................................................................
c. Lớp em tan muộn vì phải ở lại tập hát.
...................................................................
Bài 3: Chọn từ ngữ chỉ nguyên nhân trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho phù hợp:
a. Lễ phát phần thưởng cuối năm học phải kết thúc sớm...
b. Bạn Hoa không giải được bài tập toán...
c. Hôm qua cô giáo lớp em nghỉ dạy hai tiết cuối...
 ( vì bận họp, vì mưa to, vì bài khó)
HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HS chữa bài vào vở bài tập. 
Hoạt động 3: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
- Nêu những từ ngữ thường dùng để nói về nghệ thuật.
- Gọi nhiều em trả lời. GV chốt lại bài học.
-GV nhận xét tiết học. 
Luyện toán:	LUYỆN TẬP.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ 
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn
-GV lần lượt cho kim đồng hồ chỉ 3giờ đúng, 3 giờ kém 15 phút, 3 giờ 15 phút. 
- Yêu càu học sinh trả lời nhanh kết quả.
- GV tuyên dương những em sôi nổi phát biểu và trả lời nhanh.
 2.Bài mới: 
 Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
Luyện tập-Thực hành: 
MT: Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian.( Thời điểm, khoảng thời gian) Củng cố cách xem đồng hồ.
- Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của HS.
PP: Thực hành, động não.
ĐD: Vở toán 
-GV nêu mục tiêu bài học. Ghi đề bài lên bảng.
-HS làm bài 1, 2, 3, 4 VBT
Bài 1: HS làm việc theo nhóm đôi.
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời, lớp nhận xét , GV chốt kết quả đúng.Nếu HS chưa hiểu nội dung của các bức tranh GV giải thích thêm.
* Lưu ý bài 4: Sau 25 phút thì kim phút đã quay được thêm 25 phút. Khi vẽ kim phút phải vẽ dài hơn kim giờ.
- HS làm bài GV theo dõi giúp đỡ.
-GV chấm 12 bài và chữa nếu HS làm sai.
Hoạt động 2: 
GV ra thêm bài tập (10/)
MT: Bôi dưỡng HS giỏi. Phụ đạo HS yếu.
PP: Động não, thực hành
ĐD: Vở, giấy nháp
Nếu em nào làm xong thì làm thêm các bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
1304 : 2 6095 : 5 1341 : 3
342 x 3 670 x 5 901 x 7
Bài 2: tìm x
a. X x 5 = 645 b. 3042 : x = 9
Bài 3.
Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 46m chiều rộng bằng ½ chiều dài. Tính chu vi của kgu vườn.
Bài 4*: Có ba đoạn dây dài tổng cộng 96m . Đoạn thứ nhất dài 42m, đoạn thứ hai ngắn hơn đoạn thứ nhất 14m. Hỏi đoạn dây thứ ba dài bao nhiêu mét?
- HS làm bài vào vở.
-GV theo ... tiền. Các em đã làm quen với những loại giấy bạc nào ?
 -HS trả lời: có thể 1000 đồng, 2000 đồng và 10000 đồng.
 -GV cho HS quan sát kĩ 2 mặt của từng tờ giấy bạc 1000 đồng, 2000 đồng và 10000 đồng.
 -HS nhận xét đặc điểm của mỗi tờ giấy bạc:
	+Màu sắc.
	+Dòng chữ “hai nghìn đồng” và số 2000.
	+Dòng chữ “Năm nghìn đồng” và số 5000.
	+Dòng chữ “Mười nghìn đồng” và số 10000.
 -HS nêu, các em khác nhận xét.
 -GV bổ sung: Ngoài các tờ giấy bạc loại 1000 đồng, 2000 đồng và 10000 đồng còn có những đồng xu loại 2000; 5000 đồng.
 -HS quan sát các đồng xu loại 2000; 5000 đồng.
Hoạt động 2: Thực hành (18/)
MT: Biết thực hhiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
 PP: Thực hành, động não
ĐD: Vở toán, thước
 -Cả lớp làm bài 1, 2, 3 / 130, 131 SGK vào vở ô li.
 -HS làm bài, GV theo dõi, động viên các em làm.
Bài 1: Rèn luyện kĩ năng cộng nhẩm.
Chẳng hạn: Chú lợn thứ 2 có: 5000 + 1000 + 1000 + 1000 + 200 = 8200 đồng.
Bài 2: GV tổ chức, hướng dẫn HS cách đổi tiền: Chọn ra các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền bên phải tương ứng.
Cách chữa: GV thêm câu hỏi, chẳng hạn: “Một tờ giấy bạc 10000 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc 5000 đồng?”
Bài 3: HS quan sát tranh vẽ, so sánh giá tiền của các đồ vật để xác định:+Vật có giá tiền ít nhất là bóng bay.
	+Vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa.
*Tương tự với bài b, c.
 -HS nào làm xong, GV chấm, nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 3: Tổng kết (3/)
MT: Củng cố các kiến thức đã học
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em làm bài tốt.
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3 / 43, 44 vào VBT.
Tập làm văn:KỂ VỀ LỄ HỘI.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ.
-3 HS kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn, trả lời nội dung câu chuyện.
 -GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (35/)
MT: Rèn kĩ năng nói: 
Dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội (chơi đu và đua thuyền)trong SGK, HS chọn kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hổi trong một bức ảnh.
PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: -2 bức ảnh lễ hội trong SGK được phóng to.
Vở nháp
 Hôm nay chúng ta học bài “Kể về lễ hội”.
GV ghi đề bài lên bảng.
-2-3 HS nhắc lại đề bài.
*Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập: 
 -HS đọc nội dung của bài: 1 em, cả lớp theo dõi SGK.
 -GV viết bảng:
	+Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?
	+Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
 -HS quan sát 2 bức ảnh để trả lời theo nhóm 2.
 -HS nối tiếp nhau thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
Ví dụ: Ảnh 1: Đây là cảnh một sân đình ở làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo đủ màu sắc. Lá cờ ngủ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ chúc mừng năm mới treo trước cửa đình . Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang choi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Người chơi đu chắc phải dũng cảm. Mọi người chăm chú, vui vẻ, ngước nhìn hai thanh niên vẻ tán thưởng.
Ảnh2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to được treo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là thanh niên trai tráng khoẻ mạnh. Ái nấy cầm chắc tay chèo.Những chiếc thuyền lao đi vun vút.
 -Cả lớp và GV nhận xét về lời kể, diễn đạt. Bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -GV giao nhiệm vụ:
	+Về viết lại vào vở những điều mình vừa kể.
	+Chuẩn bị bài sau: Kể về một ngày hội.
Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BÀI TUẦN 24
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
- 3 HS đọc bài viết của mình ở tiết học trước.
- GV nhận xét, chấm điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT: Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng tự nhiên. 
PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: -Tranh minh hoạ truyện Người bán quạt may mắn.
 -Bảng lớp viết 3 câu hỏi làm điểm tựa để HS kể chuyện.Vở nháp
 GV ghi đề bài lên bảng.
a,HS chuẩn bị: 
 -HS đọc nội dung của bài và các gợi ý: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn.
 -HS quan sát tranh minh hoạ: Bà bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt.
b,GV kể chuyện: giọng thong thả.
 - HS nhắc lại nghiã của từ:
+Lem luốc: bị dây bẩn nhiều chỗ. 
+Cảnh ngộ : tình trạng không may mà người ta gặp phải. 
 -HS trả lời câu hỏi :
	+Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
	+Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt như thế nào?
	+Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
 -GV gọi 2 HS khá kể lại câu chuyện.
c,HS thực hành kể chuyện: kể theo nhóm 4.
 -Đại diện các nhóm thi kể.
 -GV và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi HS.
- GV gọi 2-3 HS xung phong kể lại câu chuyện.
*GV hỏi: +Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi? (Vương Hi Chi là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.)
	+Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
Hoạt động 2: (16/)
MT: HS trả lời đúng các câu hỏi
PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát
ĐD: VBT
- GV gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm theo bạn.
GV giao nhiệm vụ: Dựa vào nội dung câu chuyện các em đã được nghe, các em hãy trả lời các câu hỏi 
- GV gọi một số em nối tiếp trả lời các câu hỏi đã làm.
- GV nhận xét tuyên dương những em trả lời trôi chảy rõ ràng.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học
 -GV giao nhiệm vụ:+Về tiếp tục luyện kể câu chuyện.
	+Chuẩn bị bài sau: Kể về lễ hội.
 HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC BÀI TRONG NGÀY
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
*Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (18/)
MT: HS tự hoàn thành lấy bài tập của mình.
+ Rèn tính tự giác cho HS PP: Thực hành, động não.
ĐD: vở
-GV ghi đề bài lên bảng. 2 HS nhắc lại đề bài.
*B1: GV giao nhiệm vụ: 2 em trong bài đổi chéo vở lẫn nhau kiểm tra xem đã hoàn thiện bài tập trong ngày chưa.
-HS kiểm tra và báo cáo kết quả.
-GV quan sát giúp đỡ.
*B2: HS nào chưa xong thì tự hoàn thành bài tập của mình.
- HS làm GV quan sát giúp đỡ.
GV nhận xét: 
+ Tuyên dương những em hoàn thành tốt các bài trong ngày.
+ Nhắc nhở những em chưa hoàn thành tốt các bài tập cần rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: (13/)
Bài tập 
MT: củng cố cho HS về tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán bằng hai phép tính.
+ Bồi dưỡng HS giỏi.
+ Giúp đỡ HS yếu.
PP: Thực hành.
ĐD: Bài tập.
Bước 1: GV ghi bảng BT.
Bài 1: Viết rồi tính giá trị của biểu thức.
a.45 chia 5 nhâ 6 b.12 nhân 4 chia 2
c.49 chia 7 cộng 123 d. 99 chia 9 trừ 10
Bài 2: Mua 7 quyển vở hết 28000 đồng. Hỏi mua 3 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền?
Bài 3: Một người đi xe máy mỗi giờ đi được 60km. Hỏi nếu đi trong 3 giờ thì người đó đi được bao nhiêu km?
Bài 4*: An có 42 que tính, Minh có 16 que tính. Nếu An cho Minh 7 que tính thì An còn nhiều hơn Minh mấy que tính?
-HS làm vở 
-GV quan sát giúp đỡ.
Bước 2: GV chấm một 10 em và chữa bài nếu HS làm sai.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. Về nhà chữa lại các bài sai.
Thể dục:	BÀI 50: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - NHẢY DÂY - TRÒ CHƠI “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH”.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Hoạt động1: (5/)
Phần khởi động:
MT: HS khởi động các khớp
PP: Thực hành, quan sát
ĐD: Còi
 -GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 2 phút.
 -HS đi theo vòng tròn và hít thở sâu giơ tay từ thấp - lên cao ngang vai rồi dang ngang (hít vào bằng mũi), đưa tay ngược chiều trở lại (thở ra bằng miệng): 8-10 lần, sau đó đứng lại quay mặt vào trong tâm vòng tròn cách nhau 1 cánh tay.
 -Chạy chậm thành một hàng xung quanh sân trường: 2 phút.
* Chơi trò chơi ”Tìm những quả ăn được“: 2 phút.
Hoạt động 2: (25/)
Phần cơ bản:
MT: Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ
Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
Ôn trò chơi “Ném trúng đích
PP: Thực hành, trò chơi
ĐD: -Địa điểm: Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ vạch giới hạn, dụng cụ để ném, dây nhảy.
a,Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ: 8 phút.
 -Lớp dàn 3 hàng ngang triển khai đội hình đồng diễn thể dục. HS đeo hoa ở ngón tay giữa hoặc cầm cờ nhỏ để thực hiện bài thể dục phát triển chung, khoảng cách giữa các HS rộng.
 -GV làm mẫu, HS làm theo; GV chú ý đến động tác vươn thở, tay, chân.
 -HS tập cả 8 động tác 2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
	+Lần 1: GV hô nhịp, không làm mẫu.
	+Lần 2: cán sự hô nhịp, GV đi giúp đỡ, sửa sai cho HS.
b,Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân: 8 phút. 
 -Cả lớp tập theo từng tổ. HS thay nhau nhảy và đếm số lần cho bạn.
 -GV theo dõi, bao quát lớp.
c,Ôn trò chơi “Ném trúng đích“: 7 phút.
Hoạt động 3: (5/)
Phần kết thúc:
 -HS đứng thành vòng tròn vỗ tay và hát: 1 phút.
 -Đứng tại chỗ, hít thở sâu: 2 phút.
 -GV cùng HS hệ thống và nhận xét giờ học: 2 phút.
 -GV giao nhiệm vụ:
	+Ôn nhảy dây. 
 HOẠT ĐỘNG LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG LỚP
Tiết 	Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: (5’)
MT: Triển khai kế hoạch.
PP: Thuyết trình
*Bước 1: GV nêu nội dung bài học
*Bước 2: GV phân nhiệm vụ cho các tổ.
Tổ 1: Quét nhà, lau bàn ghế.
Tổ 2: Quét mạng nhện, lau chùi cửa sổ.
Tổ 3: Chăm sóc tưới nước cho các chậu cây trong lớp.
Hoạt động 2: (20/)
MT: Làm sạch đẹp trường lớp.
PP: Thực hành
ĐD: Chổi, khăn lau, chậu, khẩu trang
-Các tổ tiến hành làm công việc được giao.
-GV quan sát giúp đỡ nhắc nhỡ các em giữ gìn an toàn vệ sinh trong lao động 
-GV nhắc nhỡ :
 +HS mang khẩu trang khi làm vệ sinh.
 +Vẫy nước trước khi quét nhà.
 +Giữ trật tự để cho các lớp khác học.
Hoạt động 3: (10/)
MT: Đánh giá
* Bước 1: GV cho HS vệ sinh cá nhân sạch sẽ
* Bước 2: GV tập họp lớp đánh giá nận xét công việc của các tổ
+GV tuyên dương tổ, nhóm, các nhân làm tốt.
Hỏi: Sau khi làm vệ sinh các em thấy trường lớp thế nào?
GV chốt: Trường lớp sạch sẽ có ảnh hưởng tốt cho sức khoẻ .
Việc học tập sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Hằng ngày các em chú ý giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_cac_mon_lop_3_tuan_25.doc