Bài soạn Lớp 3 Tuần 20 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 20 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (39-40)

Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

I. Mục đích yêu cầu :

A. Tập đọc :

- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : Trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn. Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây .

- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng, hoàn cảnh, gian khổ Đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 761Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 20 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
 Ngày soạn : 20/01/2007
 Ngày dạy : Thứ hai 22/01/2007	 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (39-40)
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc :
- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : Trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn. Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây . 
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng, hoàn cảnh, gian khổ Đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
B. Kể chuyện :
- Học sinh biết dựa vào các câu hỏi gợi ý, kể lại được câu chuyện.
- Học sinh kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Giáo dục học sinh truyền thống yêu nước, học tập tấm gương các chiến sĩ. 
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh họa , bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút 
Gọi 2 học sinh đọc lại bài “Báo cáo kết quả tháng thi đua: Noi gương chú bộ đội” và trả lời câu hỏi.
H: Bản báo cáo gồm những nội dung gì? ( Hào)
H: Lớp tổ chức báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì? (Bảo)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 15 phút)
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh nghe.
- Gọi 1 học sinh đọc bài.
- 1 học sinh đọc toàn bài. 
- Cho học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ khó : một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng, hoàn cảnh, gian khổ
- Học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ : Đọc giọng nhẹ nhàng, xúc động. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện thái độ trìu mến, âu yếm của trung đoàn trưởng 
Tiếng hát bay lượn trên mặt suối,/ tràn qua lớp lớp cây rừng,/ bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối,/ làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.//
- Học sinh luyện đọc câu dài.
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
- Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp ( cá nhân) 
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cho các nhóm thi đọc tiếp sức.
- 4 nhóm thi đọc tiếp sức (mỗi nhóm 4 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài(10 phút).
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 1.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1.
H: Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
- Ông đến để thông báo ý kiến của Trung đoàn : Cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình, 
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
- 1 học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
H: Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “Ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại?”
- Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, 
H: Thái độ của các bạn sau đó thế nào?
- Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại.
H: Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
- Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, ..
H: Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
- Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 3.
- Học sinh đọc thầm đoạn 3.
H: Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?
- Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trườc những lời van xin thống thiết, van xin được chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ 
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm.
- 1 học sinh đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm.
H: Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài.
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
H: Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?
- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc.
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại các ý rút ra nội dung chính: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. 
- 1 số học sinh nhắc lại nội dung chính.
TIẾT 2
* Hoạt động 3 Luyện đọc lại (10 phút).
- Cho học sinh luyện đọc lại đoạn 2 .
- Học sinh luyện đọc lại đoạn 2 (cá nhân) .
- Gọi 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn.
- 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Gọi 2 học sinh thi đọc cả bài.
- 2 học sinh thi đọc cả bài.
* Hoạt động 4 Kể chuyện (20 phút)
- Giáo viên nêu yêu cầu.
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên treo bảng phụ, gọi 2 học sinh đọc yêu cầu và các câu gợi ý.
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu và các câu gợi ý.
- Gọi 1 học sinh kể mẫu đoạn 2.
- 1 học sinh kể mẫu đoạn 2.
- Cho học sinh tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện.
- Học sinh tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện.
- Gọi 2 học sinh thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 2 học sinh thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể hay nhất.
4) Củng cố : H: Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì?
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về tập kể lại câu chuyện.
TOÁN: (T96)
ĐIỂM Ở GIỮA - TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. Mục tiêu :
- Học sinh hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước. Hiểu thế nào là trung điểm của 1 đoạn thẳng.
- Học sinh nhận biết điểm giữa hai điểm cho trước và trung điểm của 1 đoạn thẳng.
- Học sinh có ý thức học tập tốt.
	II. Đồ dùng dạy học :
Hình bài tập 3, phiếu bài tập ghi nội dung bài 2.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
- Gọi học sinh lên làm bài tập sau :
- Viết các số tròn trăm từ 8 200 đến 8 800 ( Vi)
- Viết các số tròn nghìn từ 1 000 đến 10 000 ( Hùng)
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Giới thiệu điểm giữa (6 phút).
- Giáo viên vẽ hình
 A O B 
- Cho học sinh quan sát và nhận xét.
- Học sinh quan sát và nhận xét.
H: Ba điểm A,O,B như thế nào với nhau?
- Ba điểm A,O,B thẳng hàng với nhau.
H: Trong ba điểm A,O,B điểm nào là điểm ở giữa?
- O là điểm ở giữa 2 điểm A và B.
- Giáo viên nhận xét : A là điểm ở bên trái điểm O; B là điểm ở bên phải điểm O. Vậy O là điểm giữa 2 điểm A và B, nhưng với điều kiện 3 điểm phải thẳng hàng.
- Giáo viên lấy 1 số ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
* Hoạt động 2 : Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng (7 phút).
- Giáo viên vẽ hình
 3cm 3cm
 A M B
- Cho học sinh quan sát hình vẽ và tìm điểm giữa của đoạn thẳng trên, nhận xét về độ dài đoạn thẳng AM và đoạn thẳng MB.
- Học sinh quan sát và nhận xét :
M là điểm giữa 2 điểm A và B.
AM = MB
- Giáo viên nhấn mạnh 2 điều kiện bên và kết luận : M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Giáo viên lấy 1 số ví dụ để củng cố khái niệm trên.
* Hoạt động 3 : Thực hành (17 phút)
Bài 1 : 6 phút
Trong hình bên : 
a. 3 điểm thẳng hàng là 3 A M B
điểm nào?
b. M là điểm giữa 2 điểm nào? 
 N là điểm giữa 2 điểm nào ? O
 O là điểm giữa 2 điểm nào ? 
 C N D
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cho học sinh quan sát hình và làm bài vào vở nháp.
- Học sinh quan sát hình và làm bài vào vở nháp.
- Gọi 1 số học sinh trả lời các câu hỏi.
- 1 số học sinh trả lời các câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 2 : 5 phút
Câu nào đúng, câu nào sai? 
(nội dung ghi ở bảng phụ và phiếu bài tập.)
- Cho học sinh làm bài ở phiếu bài tập, 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh làm bài ở phiếu bài tập, 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét và sửa bài.
- Học sinh nhận xét và sửa bài.
Đáp án : Câu đúng là a, e; Câu sai là b, c, d.
Bài 3 : 6 phút
- Giáo viên treo bảng phụ có vẽ hình, cho học sinh quan sát và làm bài vào vở.
- Học sinh quan sát và làm bài vào vở.
- Gọi 4 học sinh lên bảng làm bài, giải thích lý do.
O là trung điểm của đoạn thẳng AD
 I là trung điểm của đoạn thẳng BC
O là trung điểm của đoạn thẳng IK
K là trung điểm của đoạn thẳng GE
- 4 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
4) Củng cố : 	 - Giáo viên củng cố lại bài .
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	 Về nhà làm lại các bài tập.
 Ngày soạn : 21/01/2007
 Ngày dạy : Thứ ba 23/01/2007	 
TẬP VIẾT: (T20)
ÔN CHỮ HOA : N (TIẾP THEO)
I. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố cách viết chữ hoa N (N g) thông qua bài tập ứng dụng : Viết tên riêng : Nguyễn Văn Trỗi , câu ứng dụng : Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Học sinh viết đúng quy trình, đẹp, đều nét, nối nét đúng quy định và viết đúng độ cao.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
	II. Đồ dùng dạy ... TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI : (T 40)
THỰC VẬT
I. Mục tiêu :
- Học sinh nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Học sinh nhận ra sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên. Vẽ và tô màu 1 số cây.
- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và bảo vệ cây cối.
	II. Đồ dùng dạy học :
	- Các hình trong SGK trang 76, 77
	- Học sinh : Giấy vẽ, bút màu.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
- Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi ( Vi, Vũ)
H: Cần làm gì để giữ vệ sinh môi trường?
H: Hãy kể 1 số cơ quan hành chính, y tế, giáo dục ở điạ phương em?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên (15 phút)
² Mục tiêu : Học sinh nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong thiên nhiên.
² Cách tiến hành:
Bước 1 : Giáo viên chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn học sinh quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công.
- Học sinh nhận nhiệm vụ.
Bước 2 : Cho các nhóm làm việc.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự: 
Chỉ vào từng cây và nói tên các cây, nói tên bộ phận của mỗi cây, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó.
Bước 3 : Làm việc cả lớp.
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
² Kết luận : Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
- 1 số học sinh nhắc lại.
- Giáo viên cho học sinh quan sát các tranh trong SGK (trang 76,77) và nêu tên các cây.
- Học sinh quan sát các tranh trong SGK (trang 76,77) và nêu tên các cây : Cây khế, cây vạn tuế, cây trắc bách diệp, cây kơ- 
nia, cây cau, cây lúa, cây tre, cây hoa hồng, cây súng. 
* Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân (10 phút)
² Mục tiêu : Học sinh biết vẽ và tô màu 1 số cây.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Cho học sinh lấy giấy, bút để vẽ 1 số cây mà em quan sát được, tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
- Học sinh thực hành vẽ, tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
Bước 2 : Cho học sinh trình bày bài vẽ của mình theo nhóm.
- Học sinh trình bày bài vẽ của mình theo nhóm.
- Cho đại diện các nhóm lên giới thiệu về các bức tranh của nhóm mình.
- Đại diện các nhóm lên giới thiệu về các bức tranh của nhóm mình.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp.
4) Củng cố : H: Kể tên các bộ phận thường có của cây.
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh .
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về xem lại bài.
TẬP LÀM VĂN : (T20)
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I. Mục đích yêu cầu :
- Học sinh biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã cho.
- Rèn cho học sinh kỹ năng nói : Lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
- Học sinh mạnh dạn, tự tin khi nói trước đám đông.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Mẫu báo cáo bài tập 2.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
- Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng” và trả lời câu hỏi ( Bảo, Mẫn)
H: Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai?
H: Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
- Gọi 1 học sinh đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” ( Lan)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Báo cáo và hoạt động của tổ trong tháng vừa qua(10 phút)
Bài tập 1: 
- Cho học sinh nêu lại yêu cầu, cả lớp đọc thầm lại bài tập đọc.
- Học sinh nêu lại yêu cầu, cả lớp đọc thầm lại bài tập đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh: Báo cáo theo hai mục học tập, lao động; báo cáo cần chân thật, đúng hoạt động thực tế của tổ mình.
- Học sinh theo dõi.
- Cho học sinh làm việc theo nhóm.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Gọi 2 nhóm lên trình bày.
- 2 nhóm lên trình bày.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Thực hành viết báo cáo(20 phút)
Bài tập 2 : 
- Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh nêu yêu cầu và đọc mẫu báo cáo.
- Học sinh nêu yêu cầu và đọc mẫu báo cáo.
- Giáo viên phát mẫu báo cáo cho từng học sinh và giải thích từng phần.
- Cho học sinh làm bài cá nhân.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Giáo viên nhận xét, gọi 1 số học sinh đọc báo cáo của mình.
- 1 số học sinh đọc báo cáo của mình.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá.
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt.
5) Dặn dò : Về tiếp tục hoàn thành bản báo cáo.
TOÁN: (T100)
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết cách thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng). Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán với lời văn bằng phép cộng.
- Rèn cho học sinh kỹ năng tính và giải toán.
- Học sinh có ý thức học tập tốt.
	II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ vẽ hình bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
- Gọi 1 số học sinh lên thực hiện bài tập sau: ( Hoàng, Khánh, Anh)
 Đặt tính rồi tính:
356 + 468 283 + 107 624 + 573
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng (10 phút)
- Giáo viên nêu phép cộng : 3 526 + 2 759 = ?
- Cho học sinh đặt tính rồi tính.
- Học sinh làm cá nhân
- Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện, các học sinh khác theo dõi.
- 1 học sinh lên bảng thực hiện, các học sinh khác theo dõi.
+
 3 526
 2 759
 6 285
- Gọi 1 số học sinh nêu lại cách tính.
- 1 số học sinh nêu lại cách tính.
* Hoạt động 2 : Thực hành (20 phút)
Bài 1 : 4 phút
+
+
+
+
 5 341 7 915 4 507 8 425
 1 488 1 346 2 568 618
- Cho học sinh đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- Học sinh đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- Gọi 4 học sinh lên bảng làm bài.
- 4 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 2 : 5 phút
- Cho học sinh làm vào bảng con.
- Học sinh làm vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
+
+
+
+
 2 634 5 716 1 825 707
 4 848 1 749 455 5 857
 7 482 7 465 2 280 6 564 
Bài 3 : 6 phút
Cho học sinh đọc bài toán.
- Học sinh đọc bài toán.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và tóm tắt bài toán.
- Học sinh tìm hiểu và tóm tắt bài toán.
Tóm tắt :
? cây
Đội 1 : 3 680 cây
Đội 2 : 4 220 cây
- Cho học sinh tự giải bài toán vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh tự giải bài toán vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài giải :
Số cây cả hai đội trồng được là :
3 680 + 4 220 = 7 900 (cây)
 Đáp số : 7 900 cây
Bài 4 : 5 phút
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên treo bảng phụ có vẽ hình.
- Gọi học sinh nêu tên trung điểm của mỗi cạnh.
- Học sinh nêu tên trung điểm của mỗi cạnh.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
M là trung điểm của cạnh AB.
N là trung điểm của cạnh BC.
P là trung điểm của cạnh CD.
Q là trung điểm của cạnh AD.
4) Củng cố : 	 - Giáo viên hệ thống lại bài.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	 Về nhà làm lại các bài tập.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 20
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
	II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 20:
	* Nề nếp: học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
	* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Một số em chuẩn bị rất tốt . Bên cạnh đó vẫn còn một số em quên sách vở, đồ dùng học tập như : Bảo, Dương, Phi Hoàng.
	* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
 - Thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn giao thông.
 - Tích cực thi đua học tốt dành nhiều hoa điểm 10 mừng Đảng ,mừng Xuân.
 - Tích cực tập luyện văn nghệ.
2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10 mừng Đảng mừng Xuân.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Duyệt văn nghệ
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
3. Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ.
4. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
5. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 20.doc