Bài soạn Lớp 3 Tuần 23 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 23 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (45-46)

NHÀ ẢO THUẬT

I. Mục đích yêu cầu :

A. Tập đọc :

- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài . Hiểu nội dung câu chuyện : Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.

- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : nổi tiếng, lỉnh kỉnh, uống trà, biểu diễn, rạp xiếc. Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 (khác giọng kể từ tốn ở đoạn 1, 2, 3).

 

doc 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 23 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Ngày soạn : 10/02/2007
Ngày dạy : Thứ hai 12/02/2007	 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (45-46)
NHÀ ẢO THUẬT
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc :
- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài . Hiểu nội dung câu chuyện : Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : nổi tiếng, lỉnh kỉnh, uống trà, biểu diễn, rạp xiếc. Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 (khác giọng kể từ tốn ở đoạn 1, 2, 3). 
B. Kể chuyện :
- Học sinh biết dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được câu chuyện “Nhà ảo thuật”.
- Học sinh biết nhập vai kể tự nhiên câu chuyện “Nhà ảo thuật” theo lời của Xô-phi hoặc Mác. 
- Giáo dục học sinh chăm ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. 
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh họa , bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài “Cái cầu” và trả lời câu hỏi (Hào, Ngọc).
H: Aùc- si-mét đã nghĩ ra cách gì để làm cho nước chảy ngược lên, giúp nông dân đỡ vất vả?.
	H: Nêu nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 phút).
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh nghe.
- Gọi 1 học sinh đọc bài.
- Cho học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ khó : nổi tiếng, lỉnh kỉnh, uống trà, biểu diễn, rạp xiếc. 
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu và luyện đọc từ khó.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ : 
Đoạn 1, 2, 3 : Đọc với giọng kể bình thản. Lời chú Lý thân mật, hồ hởi.
Đoạn 4 : Đọc nhịp nhanh hơn, đầy ngạc nhiên, bất ngờ. 
Thế rồi,/ chẳng biết hỏi thăm ai,/ buổi tối hôm ấy,/ chú Lý tìm tới nhà.// Lúc đó,/ mẹ đang chuẩn bị bửa tối.// Bước vào nhà,/ chú nói://
 - Tôi đến để cảm ơn các con chị.//Các cháu rất ngoan.//
- Học sinh luyện đọc câu dài.
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
Cho học sinh đặt câu với từ: tình cờ, chứng kiến, thán phục.
- Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cho các nhóm thi đọc tiếp sức.
- Các nhóm thi đọc tiếp sức (mỗi nhóm 4 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10 phút).
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 1.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1.
H: Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật?.
- Vì bố của các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em khơng dám xin tiền mẹ mua vé.
 - Gọi một học sinh đọc thầm đoạn 2, cả 
- Một học sinh đọc thầm đoạn 2, cả lớp 
lớp đọc thầm.
đọc thầm.
H: Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
- Tình cờ gặp chú Lý ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
H: Vì sao hai chị em không ngờ chú Lý dẫn vào rạp xiếc?
- Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.
- Cho 1 học sinh đọc đoạn 3, 4, cả lớp đọc thầm.
- 1 học sinh đọc đoạn 3, 4, cả lớp đọc thầm.
H: Vì sao chú Lý tìm đến nhà Xô-phi và Mác?
- Chú muốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú.
H: Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?
- Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác: một cái bánh bỗng biến thành hai, .
H: Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa?
- Chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.
Giảng: Nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn, Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp.
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại các ý rút ra nội dung chính : Câu chuyện khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. 
- 1 số học sinh nhắc lại nội dung chính.
TIẾT 2
* Hoạt động 3 Luyện đọc lại(10 phút).
- Cho học sinh luyện đọc lại từng đoạn .
- Học sinh luyện đọc lại từng đoạn .
- Gọi 1 số học sinh thi đọc lại các đoạn văn.
- 1 số học sinh thi đọc lại các đoạn văn.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 4: Kể chuyện (20 phút)
- Giáo viên nêu nhiệm vụ.
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên cho học sinh nêu lại nhiệm vụ.
- Học sinh nêu lại nhiệm vụ.
- Cho học sinh quan sát và nêu nội dung của các tranh.
- Học sinh quan sát và nêu nội dung của các tranh.
- Gọi 1 học sinh lên kể mẫu đoạn 1.
- 1 học sinh lên kể mẫu đoạn 1.
- Cho học sinh kể chuyện trong nhóm.
- Học sinh kể chuyện trong nhóm.
- Gọi 4 học sinh nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo lời của Xô-phi hoặc Mác.
- 4 học sinh nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo lời của Xô-phi hoặc Mác.
- Gọi 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất .
4) Củng cố : ( 5 phút)
 H: Các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về nhà tập kể lại câu chuyện.
TOÁN: (T111)
NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau). Học sinh biết vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.
- Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện tính nhân và giải toán.
- Học sinh cẩn thận khi giải toán.
	II. Đồ dùng dạy học :
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : ( 5 phút)
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính sau : ( Hoàng, Khánh)
x
x
 	 1023	 1810
 3 	 5 
 3069 	 9050
- Gọi 1 số học sinh nêu lại cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1427 x 3 (7 phút)
- Giáo viên giới thiệu phép nhân 1427 x 3 = ?
- Cho học sinh thực hiện phép nhân và lên làm trên bảng lớp.
- 1 học sinh làm trên bảng lớp, cả lớp làm vở nháp.
x
 1427
 3
 4281
1427 x 3 = 4281
- Giáo viên củng cố lại cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- 1 số học sinh nhắc lại thứ tự thực hiện phép nhân.
* Hoạt động 2 : Thực hành (23 phút).
Bài 1 : Tính (5 phút)
x
x
x
x
 2318 1092 1317 1409
 2 3 4 5
- Cho học sinh làm bài vào vở nháp, 4 học sinh lên bảng thực hiện.
- Học sinh làm bài vào vở nháp, 4 học sinh lên bảng thực hiện.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 2 : (7 phút):
- Cho học sinh làm vào bảng con, 2 học sinh làm bảng lớp. 
- Học sinh làm vào bảng con, 2 học sinh làm bảng lớp. 
- Giáo viên nhận xét, sửa bài. Gọi 1 số học sinh nêu lại cách nhân.
- 3 học sinh nêu lại cách nhân.
x
x
x
x
 1107 2319 1106 1218
 6 4 7 5
 6642 9276 7742 6090
Bài 3 : (6 phút) Cho học sinh đọc bài toán và tìm hiểu bài toán.
- Học sinh đọc bài toán và tìm hiểu bài toán.
- Cho cả lớp tự tóm tắt và giải bài toán vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp tự tóm tắt và giải bài toán vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Tóm tắt :
Một xe : 1425 kg.
Ba xe : ? kg gạo.
Bài giải :
Cả ba xe chở được số kg gạo là :
1425 x 3 = 4275 (kg)
 Đáp số : 4275 kg gạo.
Bài 4 : (5 phút). 
- Cho học sinh đọc yêu cầu, nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
- Học sinh đọc yêu cầu, nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
- Cho học sinh làm bài vào vở nháp, 3 học sinh lên bảng thi tính nhanh.
- Học sinh làm bài vào vở nháp, 3 học sinh lên bảng thi tính nhanh.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài giải :
Chu vi khu đất đó là :
1508 x 4 = 6032 (m)
 Đáp số : 6032 m.
4) Củng cố : 	 (5 phút)
 - Gọi học sinh nêu lại cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số . 
 - Giáo viên hệ thống lại kiến thức.
	 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	 Về nhà làm lại các bài tập.
Ngày soạn : 11/02/2007
Ngày dạy : T hứ ba 13/02/2007	 
TẬP VIẾT: (T23)
ÔN CHỮ HOA : Q
I. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố cách viết chữ hoa Q thông qua bài tập ứng dụng : Viết tên riêng : Quang Trung , câu ứng dụng : Quê em đồng lúa, nương dâu,/ Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.
- Học sinh viết đúng quy trình, đẹp, đều nét, nối nét đúng quy định và viết đúng độ cao.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Chữ mẫu Q bảng phụ, vở tập viết.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : ( Thương, Trung)
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng, cả lớp viết bảng con chữ Phan Bội Châu ( 5 phút). 
- Giáo viên kiểm tra phần luyện viết thêm của học sinh.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới  ... hút)
- Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi.
H: Lá cây thường có màu gì ? ( Hoàng, Uyên)
H: Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây ( Nga, Nhật Vi)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Làm việc với SGK theo cặp (10 phút).
² Mục tiêu : Học sinh biết nêu chức năng của lá cây.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Học sinh làm việc theo cặp. 
- Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh dựa vào hình 1 trang 88 tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. Ví dụ :
H: Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
H: Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
H: Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì?
- Từng cặp học sinh dựa vào hình 1 trang 88 tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
- Giáo viên gọi 1 số cặp lên thực hành hỏi – đáp về chức năng của lá cây. 
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- 1 số cặp lên thực hành hỏi – đáp về chức năng của lá cây. 
² Kết luận: Lá cây có 3 chức năng : Quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
- Một số học sinh nhắc lại kết luận.
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (15 phút).
² Mục tiêu : Học sinh kể được những ích lợi của lá cây.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Cho học sinh thảo luận nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình ở trang 89 để nói về ích lợi của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
- Các nhóm thảo luận nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình ở trang 89 để nói về ích lợi của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
Bước 2 : Hoạt động cả lớp.
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi đua xem trong cùng 1 thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào các việc như : Để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà.
 - Các nhóm thi đua xem trong cùng 1 thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào các việc như : Để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà.
- Giáo viên nhận xét.
 ² Kết luận: Lá cây được dùng làm thức ăn cho người, cho động vật. Ngoài ra lá cây còn được dùng để làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà 
- Một số học sinh nhắc lại.
4) Củng cố : (5 phút)
 H: Lá cây có chức năng gì ?
 H: Hãy nêu ích lợi của lá cây.
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh .
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về nhà sưu tầm các bông hoa để tiết sau học.
TẬP LÀM VĂN : (T23)
KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I. Mục đích yêu cầu :
- Học sinh biết kể lại 1 buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem (theo gợi ý trong SGK). Dựa vào những điều vừa kể, viết được 1 đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
- Rèn cho học sinh kỹ năng viết câu . Học sinh diễn đạt rõ ràng, kể tự nhiên. 
- Học sinh có ý thức nói, viết chọn câu.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Bảng phụ viết các gợi ý cho bài kể, 1 số tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật : kịch, chèo, hát, muá, xiếc
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : (5 phút) Quân, Vũ
 - Gọi 2 học sinh đọc bài viết về một người lao động trí óc (TTLV tuần 22).
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Kể về 1 buổi biểu diễn nghệ thuật (12 phút).
Bài tập 1: Hãy kể lại 1 buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- Giáo viên treo bảng phụ, cho học sinh nêu lại yêu cầu.
- Học sinh nêu lại yêu cầu.
- Cho học sinh đọc các gợi ý.
- Học sinh đọc lại các gợi ý.
- Gọi 1 học sinh lên làm mẫu.
- 1 học sinh lên làm mẫu.
Ví dụ: Kể 1 buổi xem xiếc.
Buổi diễn được tổ chức ở rạp xiếc thành phố, vào tối chủ nhật tuần trước. Em đi cùng cả nhà : Bố, mẹ và em trai của em. Buổi diễn có nhiều tiết mục : đu quay, người đi trên dây, xiếc hổ, đua ngựa, khỉ đi xe đạp. Em thích nhất tiết mục khỉ đi xe đạp. Tiết mục này làm cho khán giả cười nghiêng ngả. Trên sân khấu có 8 chú khỉ, quần áo com –lê, ca-vát rất lịch sự, mỗi chú cỡi 1 chiếc xe đạp mi-ni tham dự cuộc đua 
- Gọi 1 số học sinh kể trước lớp.
- 1 số học sinh kể trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 2 : Thực hành viết về buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem (18 phút).
Bài tập 2 : 
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài .
- Học sinh nêu yêu cầu của bài .
- Cho học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ.
- Gọi 1 số học sinh đọc bài viết của mình trước lớp.
- 1 số học sinh đọc bài viết của mình trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài (5 phút). 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt.
5) Dặn dò : Về tiếp tục hoàn chỉnh bài viết .
TOÁN: (T115)
CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết thực hiện phép chia : Trường hợp có chữ số 0 ở thương . 
- Rèn cho học sinh kỹ năng giải bài toán có 2 phép tính.
- Học sinh cẩn thận khi giải toán.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Phiếu bài tập ghi nội dung bài 3, bảng phụ ghi bài 3.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : (5 phút)
Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính sau : ( Sang, Ngọc, Hùng)
	2469 2 5387 3 4059 5
- Gọi 2 học sinh nêu lại cách chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép chia 4218 : 6 (5 phút)
- Cho học sinh đặt tính và tính.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở nháp.
 4218 6
 01 703
 18
 0
 4218 : 6 = 703
- Gọi 1 số học sinh nêu lại cách chia.
- 1 số học sinh nêu lại cách chia.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hiện phép chia 2407 : 4 (5 phút)
- Giáo viên cho học sinh thực hiện tương tự như trên.
- Học sinh thực hiện tương tự như trên.
- Giáo viên củng cố lại cách chia và cho học sinh nhận xét về thương của các phép chia .
- Thương của các phép chia đều có chữ số 0.
* Hoạt động 3 : Thực hành (20 phút)
Bài 1 : Đặt tính rồi tính : (7 phút)
- Cho học sinh nêu yêu cầu, nhắc lại cách đặt tính và tính.
- Học sinh nêu yêu cầu, nhắc lại cách đặt tính và tính.
- Cho học sinh làm bài vào vở nháp, 4 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh làm bài vào vở nháp, 4 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
 3224 4 1516 3 2819 7 1865 6
 02 806 01 505 01 402 06 310
 24 16 19 05
 0 1 5 5
Bài 2 : (8 phút) 
- Cho học sinh đọc và tìm hiểu bài toán.
- Học sinh đọc và tìm hiểu bài toán.
- Cho học sinh nêu cách giải bài toán .
- Học sinh nêu cách giải bài toán .
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài giải :
Số mét đường đã sửa là :
1215 : 3 = 405 (m)
Số mét đường còn phải sửa là :
1215 – 405 = 810 (m)
 Đáp số : 810 mét đường.
Bài 3 : Đ, S ? (5 phút)
- Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên cho học sinh làm bài trong phiếu bài tập, 1 học sinh làm trên bảng phụ.
- Học sinh làm bài trong phiếu bài tập, 1 học sinh làm trên bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài, gọi 1 số học sinh nêu lại cách làm.
- 1 số học sinh nêu lại cách làm.
Đáp án : 
a. Đ ; b. S ; c. S 
4) Củng cố : 	 (5 phút) - Giáo viên hệ thống lại kiến thức
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	Về nhà làm lại các bài tập.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 23
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
	II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 23:
	* Nề nếp: Đa số học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Chấp hành tốt nội quy.
* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở.
	* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
 - Thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh ăn uống trong dịp Tết.
2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
- Chuẩn bị ôn tập để thi giữa kỳ II.
- Tham gia tốt các hoạt động của Đội.
3. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
4. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 23.doc