TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (59- 60 )
GẶP GỠ Ở LÚC–XĂM–BUA
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc :
- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : Lúc-xăm-bua, lớp 6, sưu tầm, đàn tơ-rưng, in-tơ-nét, tuyết. Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường học ở Lúc-xăm-bua, thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : Lúc-xăm-bua, mô-ni-ca, giét-xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt, tơ-rưng, lưu luyến , . Đọc phân biệt lời kể có xen lòi nhân vật trong câu chuyện.
TUẦN 30 Ngày soạn : 07/04/2007 Ngày dạy : Thứ hai 09/04/2007 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (59- 60 ) GẶP GỠ Ở LÚC–XĂM–BUA I. Mục đích yêu cầu : A. Tập đọc : - Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : Lúc-xăm-bua, lớp 6, sưu tầm, đàn tơ-rưng, in-tơ-nét, tuyết. Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường học ở Lúc-xăm-bua, thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc. - Học sinh đọc đúng các từ ngữ : Lúc-xăm-bua, mô-ni-ca, giét-xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt, tơ-rưng, lưu luyến ,. Đọc phân biệt lời kể có xen lòi nhân vật trong câu chuyện. B. Kể chuyện : - Học sinh biết dựa vào gợi ý kể lại được câu chuyện bằng lời của mình. - Học sinh kể chuyện tự nhiên, sinh động, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - Giáo dục học sinh đoàn kết, quý mến các bạn nước ngoài. II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa , bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : 5 phút - Gọi 3 học sinh lên đọc bài“Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” và trả lời câu hỏi: H: Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?( Anh) H: Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước ? ( Bảo) H: Nêu nội dung bài ( Cường). - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng TIẾT 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 phút). - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Học sinh nghe. - Gọi 1 học sinh đọc bài. - 1 học sinh đọc toàn bài. - Cho học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ khó : Lúc-xăm-bua, mô-ni-ca, giét-xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt, tơ-rưng, lưu luyến ,. - Học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu và luyện đọc từ khó. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ : Giọng kể cảm động, nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm thân thiết của thiếu nhi Lúc-xăm-bua với đoàn cán bộ Việt Nam. Đã đến lúc chia tay. // Dưới làn tuyết bay mù mịt,/ các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến,/ cho đến khi xe của chúng tôi/ khuất hẳn trong dòng người / và xe cộ tấp nập/ của thành phố châu Âu hoa lệ,/ mến khách.// - Học sinh luyện đọc câu dài. - Cho học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK). - Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK). - Cho học sinh đặt câu với từ sưu tầm, hoa lệ. Ví dụ: Chúng tôi sưu tầm được rất nhiều tem thư quý. Thành phố Hồ Chí Minh thật hoa lệ dưới ánh đèn ban đêm. - Cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm. - Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm. - Cho các nhóm thi đọc tiếp sức. - Các nhóm thi đọc tiếp sức (mỗi nhóm 3 học sinh). - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. * Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10 phút). - Cho học sinh đọc thầm đoạn 1. - Học sinh đọc thầm đoạn 1. H: Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị? -Tất cả những học sinh ở lớp 6A đều tự giới thiệu bằng tiếng Việt; hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt; giới thiệu những vật rất đặc trưng của Việt Nam mà các em sưu tầm được; vẽ Quốc kì Việt Nam,. - Gọi một học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm. - Một học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm. H: Vì sao các bạn ở lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam? - Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam. Cô thích Việt Nam nên dạy học trò mình nói tiếng Việt, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tự tìm hiểu về Việt Nam H: Các bạn học sinh Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ? - Các bạn muốn biết học sinh Việt Nam học những môn gì, thích hát bài hát nào, chơi những trò chơi gì. - Cho học sinh đọc thầm lại toàn bài. - Học sinh đọc thầm lại toàn bài. H: Các em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này ? - Học sinh tự phát biểu. Ví dụ : Rất cảm ơn các bạn đã yêu quý Việt Nam. (Cảm ơn tình thân ái, hữu nghị của các bạn. / Chúng ta đoàn kết, quý mến nhau vì cùng sống trong một ngôi nhà chung là trái đất ). - Giáo viên nhận xét, củng cố lại các ý rút ra nội dung chính : Câu chuyện cho thấy cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường học ở Lúc-xăm-bua, thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc. - 1 số học sinh nhắc lại nội dung chính. TIẾT 2 * Hoạt động 3 Luyện đọc lại (10 phút). - Cho học sinh luyện đọc lại đoạn 3 . - Học sinh luyện đọc lại đoạn 3. - Gọi 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn. - 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Gọi một số nhóm lên thi đọc toàn bộ câu chuyện. - Một số nhóm lên thi đọc toàn bộ câu chuyện . - Giáo viên nhận xét. * Hoạt động 4: Kể chuyện (20 phút). - Giáo viên nêu nhiệm vụ . - Học sinh theo dõi. - Giáo viên cho học sinh nêu lại nhiệm vụ. - Học sinh nêu lại nhiệm vụ. - Giáo viên treo bảng phụ, cho học sinh đọc các gợi ý. - 1 học sinh đọc gợi ý, cả lớp đọc thầm. H: Câu chuyện được kể theo lời của ai ? - Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam. - Giáo viên gọi 1 học sinh lên kể mẫu. - 1 học sinh lên kể mẫu. - Giáo viên cho học sinh tập kể lại từng đoạn theo cặp. - Học sinh tập kể lại từng đoạn theo cặp. - Gọi một số học sinh thi kể đoạn1, 2 trước lớp. - Một số học sinh thi kể đoạn 1, 2 trước lớp. - Gọi 2 học sinh kể toàn bộ câu chuyện. - 2 học sinh kể toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp và giáo viên bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất. 4) Củng cố : 5 phút - Cho học sinh nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh. - Giáo viên nhận xét tiết học. 5) Dặn dò : Về nhà tập kể lại câu chuyện bằng lời của em. ĐẠO ĐỨC : (T 30) CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ( TIẾT 1) I. Mục tiêu : - Học sinh hiểu sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi và cách thực hiện. Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện cho sự phát triển của bản thân. - Học sinh biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường. - Học sinh biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em : Đồng Tình, ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Biết phản đối những hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi. Báo cáo với người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi. II. Tài liệu và phương tiện : Vở bài tập đạo đức, tranh ảnh một số cây trồng, vật nuôi. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi (5 phút). H: Hãy nêu tầm quan trọng của nước ( Đạt, Hào). H: Vì sao nguồn nước cần được giữ gìn và bảo vệ?( Khánh, Hùng) - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Trò chơi “Ai đoán đúng” (8 phút). ² Mục tiêu : Học sinh hiểu sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người. ² Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên chia học sinh theo số chẵn và số lẻ. Học sinh số chẵn có nhiệm vụ nêu một số đặc điểm về một con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của con vật nuôi đó. Học sinh số lẻ thì nêu đặc điểm một cây trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó. - Học sinh theo dõi và nhận nhiệm vụ. Bước 2: Cho học sinh làm việc cá nhân theo yêu cầu đã nêu ở trên. - Học sinh làm việc cá nhân theo yêu cầu đã nêu ở trên. Bước 3 : Gọi một số học sinh lên trình bày, các học sinh khác phải đoán và gọi được tên cây trồng hoặc con vật nuôi đó. - Giáo viên giới thiệu thêm một số cây trồng và con vật nuôi mà học sinh yêu thích. - Một số học sinh lên trình bày, các học sinh khác phải đoán và gọi được tên cây trồng hoặc con vật nuôi đó. ² Kết luận : Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay một con vật nuôi nào đó. Cây trồng, con vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người. - Một số học sinh nhắc lại kết luận. * Hoạt động 2 : Quan sát tranh ảnh (10 phút). ² Mục tiêu : Học sinh nhận biết các việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. ² Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh trong SGK và một số tranh đã chuẩn bị.Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi về các bức tranh. - Học sinh xem một số tranh ảnh trong SGK và một số tranh đã chuẩn bị.Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi về các bức tranh. Bước 2 : Gọi một số học sinh lên đặt câu hỏi và đề nghị các bạn khác trả lời về nội dung từng bức tranh. Ví dụ : - Các bạn trong tranh đang làm gì ? - Theo bạn, việc làm của các bạn đó sẽ mang lại lợi ích gì ? - Một số học sinh lên đặt câu hỏi và đề nghị các bạn khác trả lời về nội dung từng bức tranh. Bước 3 : Các học sinh khác nhận xét trao đổi ý kiến và bổ sung. - Các học sinh khác nhận xét trao đổi ý kiến và bổ sung. ² Kết luận : Tr ... à giữ vở sạch đẹp. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi bài tập 2b. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : 5 phút - Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng, cả lớp viết bảng con : buổi chiều, thuỷ triều, ngược chiều, triều đình (Hoàng, Hùng). - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả(20 phút). - Giáo viên đọc mẫu bài viết chính tả. - Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài viết chính tả. - Học sinh nghe. - 2 học sinh đọc thuộc lòng ba khổ thơ đầu bài “ Một mái nhà chung”. H: Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai ? - Của chim, của cá, của dím, của ốc và của bạn nhỏ. H: Những chữ nào trong bài phải viết hoa? - Những chữ đầu của mỗi dòng thơ. H: Nêu cách trình bày một bài thơ 4 chữ. - Từ ngoài viết lùi vào 2 ô. - Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con một số từ khó : nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp, - Học sinh viết bảng con : nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp, - Giáo viên nhận xét, sửa sai. - Giáo viên cho học sinh viết bài vào vở. - Học sinh nhớ – viết chính tả. - Giáo viên đọc cho học sinh soát bài. - Học sinh soát bài. - Cho học sinh đổi vở soát và sửa lỗi. - Học sinh đổi vở soát và sửa lỗi. * Giáo viên chấm một số bài. - Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh, hướng dẫn sửa một số lỗi của học sinh . * Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả(10 phút). Bài 2 : Điền vào chỗ trống : - Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh đọc yêu cầu. - 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm. - Cho học sinh làm bài vào vở. - Học sinh làm bài vào vở. - Gọi 2 nhóm lên thi điền nhanh tiếp sức ( mỗi nhóm 3 học sinh ). - 3 nhóm lên thi tiếp sức ( mỗi nhóm 3 học sinh ). - Giáo viên nhận xét, sửa bài ; tuyên dương nhóm làm bài đúng, nhanh. - Ai ngày thường mắc lỗi Tết đến chắc hơi buồn Ai được khen ngày thường Thì hôm nào cũng tết. Phạm Đình Ân - Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. - Gọi một số học sinh đọc lại các câu thơ trên. - Một số học sinh đọc lại các câu thơ trên. 4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh viết bài và làm bài tốt. 5) Dặn dò : Về nhà chép lại những chữ đã viết sai. TẬP LÀM VĂN : (T30) VIẾT THƯ I. Mục đích yêu cầu : - Học sinh biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái. Lá thư trình bày đúng thể thức, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng, thể hiện tình cảm với người nhận thư. - Rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu. - Giáo dục học sinh đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi nước ngoài. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi những câu gợi ý. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : 5 phút Giáo viên gọi 2 học sinh lên đọc bài văn kể lại một trận thi đấu thể thao ( Lan Vi, Cường). - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh viết thư (10 phút). - Giáo viên nêu yêu cầu : Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái. - Cho học sinh nhắc lại yêu cầu. - Học sinh nhắc lại yêu cầu. - Giáo viên treo bảng phụ, gọi 1 học sinh đọc câu hỏi gợi ý, cả lớp đọc thầm. - 1 học sinh đọc câu hỏi gợi ý, cả lớp đọc thầm. - Giáo viên lưu ý học sinh: có thể viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, hoặc qua các bài đọc giúp các em hiểu thêm về nước bạn. Nội dung thư phải thể hiện : Mong muốn làm quen với bạn, bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phú trong ngôi nhà chung. - Học sinh theo dõi. - Giáo viên cho học sinh nêu lại cách trình bày một lá thư. - Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm). - Lời xưng hô (bạn thân mến). - Nội dung thư : Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn. - Cuối thư : Lời chào, chữ ký và tên. * Hoạt động 2 : Thực hành viết thư (20 phút). - Giáo viên cho học sinh thực hành viết thư - Học sinh thực hành viết thư theo theo yêu cầu. yêu cầu. - Gọi 1 số học sinh đọc thư của mình. - 1 số học sinh đọc thư của mình. - Giáo viên nhận xét, đánh giá bài viết của học sinh . 4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt. 5) Dặn dò : Về nhà tiếp tục hoàn thành lá thư có thể gửi qua đường bưu điện. TOÁN: (T150) LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu : - Củng cố cho học sinh về cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 100000 ; củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị. - Rèn cho học sinh kỹ năng tính và giải toán. - Học sinh có ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ ghi bài tập 1. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định : Hát. 2. Bài cũ : 5 phút - Gọi 1 số học sinh lên thực hiện các phép tính sau :Hào, Mẫn, Sang, Uyên + Đặt tính rồi tính : 56502 - 14553 38119 + 8046 55206 - 25878 29928 + 34205 - Gọi một số học sinh nêu lại cách trừ, cộng các số trong phạm vi 100 000. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Củng cố về cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000 (12 phút). Bài 1 : Tính nhẩm :5 phút - Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu và tính nhẩm. - Học sinh đọc yêu cầu và tính nhẩm. - Gọi 1 số học sinh lên điền kết quả trên bảng phụ. - 1 số học sinh lên điền kết quả trên bảng phụ. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. - Cho học sinh nhận xét về từng cặp bài tập a và b ; c và d. - Học sinh nhận xét. Bài 2 : Tính:7 phút - Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu và làm bài vào vở. - Học sinh đọc yêu cầu và làm bài vào vở. - Giáo viên gọi 4 học sinh lên làm bài trên bảng lớp. - 4 học sinh lên làm bài trên bảng lớp. - Giáo viên nhận xét, sửa bài. Cho học sinh nêu lại cách cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000. - Thực hiện trừ theo thứ tự từ phải sang trái. + - + - 35820 92684 72436 57370 25079 45326 9508 6821 60899 47358 81944 50549 * Hoạt động 2 : Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị (18 phút). Bài 3: 9 phút Cho học sinh đọc và tìm hiểu bài toán - Học sinh đọc và tìm hiểu bài toán - Cho học sinh tự tóm tắt và giải bài toán vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài. - Học sinh tự giải bài toán vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài. 68700 cây 5200 cây 4500 cây ? cây - Giáo viên nhận xét, sửa bài. Tóm tắt : Xuân Phương : Xuân Hòa : Xuân Mai : Bài giải : Số cây ăn quả ở Xuân Hòa là : 68 700 + 5 200 = 73 900 (cây) Số cây ăn quả ở Xuân Mai là : 73 900 – 4 500 = 69 400 (cây) Đáp số : 69 400 cây. Bài 4 : 9 phút Cho học sinh đọc và tìm hiểu bài toán. - Học sinh đọc và tìm hiểu bài toán. - Cho học sinh giải bài toán vào vở nháp, 2 học sinh lên bảng thi giải nhanh bài toán. - Học sinh giải bài toán vào vở nháp, 2 học sinh lên bảng thi giải nhanh . - Giáo viên nhận xét, sửa bài. Bài giải : Giá tiền mỗi cái com-pa là : 10 000 : 5 = 2 000 (đồng). Số tiền ba cái com –pa là : 2 000 x 3 = 6 000 (đồng). Đáp số : 6 000 đồng. 4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. - Giáo viên nhận xét tiết học. 5) Dặn dò : Về nhà làm lại các bài tập. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 30 I. Mục tiêu : - Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới. - Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác. II. Lên lớp : 1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 30: * Nề nếp: Đa số học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Chấp hành tốt nội quy. * Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở. Bên cạnh đó vẫn còn một số em quên sách vở và chuẩn bị bài chưa tốt như : Trường Hoàng, Phi Hoàng, Bảo. Chữ viết của một số em có tiến bộ như : Vũ, Mẫn, Ngọc Anh. * Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ. 2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới : - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ. - Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. - Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Thực hiện tốt việc vệ sinh răng miệng. - Tiếp tục đóng góp các khoản tiền. - Tham gia tốt các hoạt động của đội. - Thi đua học tốt lập nhiều thành tích chào mừng 30/4 và 1/5. 3. Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ. 4. Củng cố : - Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới. - Giáo viên nhận xét. 5. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.
Tài liệu đính kèm: