Bài soạn Lớp 3 Tuần 31 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 31 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (61- 62 )

BÁC SĨ Y-ÉC-XANH

I. Mục đích yêu cầu :

A. Tập đọc :

- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : Y-éc-xanh, ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân. Nắm được những nét chính về bác sĩ Y-éc-xanh. Hiểu nội dung câu chuyện: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên sự gắn bó giữa Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.

- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : nghiên cứu, im lặng, chân trời, toa, vỡ vụn, . Biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung và lời của nhân vật.

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 31 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Ngày soạn : 14/04/2007
Ngày dạy : Thứ hai 16/04/2007	 
	TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (61- 62 )
BÁC SĨ Y-ÉC-XANH
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc :
- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : Y-éc-xanh, ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân. Nắm được những nét chính về bác sĩ Y-éc-xanh. Hiểu nội dung câu chuyện: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên sự gắn bó giữa Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : nghiên cứu, im lặng, chân trời, toa, vỡ vụn,. Biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung và lời của nhân vật. 
B. Kể chuyện :
- Học sinh biết dựa vào tranh minh họa, nhớ và kể lại đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật ( bà khách ).
- Học sinh kể chuyện tự nhiên, sinh động, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 
- Giáo dục học sinh biết yêu thương, giúp đỡ mọi người . 
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh họa , bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
 2. Bài cũ : 5 phút
 Gọi 3 học sinh lên đọc thuộc lòng bài “Một mái nhà chung” và trả lời câu hỏi: 5 phút
H: Mỗi mái nhà riêng có những nét gì đáng yêu? ( Khánh)
H: Mái nhà chung của muôn vật là gì ? (Hùng)
H: Nêu nội dung bài (Lan).
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 phút).
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh nghe.
- Gọi 1 học sinh đọc bài.
- Cho học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ khó : nghiên cứu, im lặng, chân trời, toa, vỡ vụn,.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu và luyện đọc từ khó.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ : Đọc lời của bà khách thể hiện thái độ kính trọng. Lời của Y-éc-xanh chậm rãi nhưng kiên quyết, giàu nhiệt huyết. 
 Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh / phần vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, / phần vì tò mò.// 
- Học sinh luyện đọc câu dài.
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK). 
- Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
 Giảng : Y-éc-xanh là người Pháp gốc Thuỵ Sĩ, sinh năm 1863 ở Thuỵ Sĩ và mất năm 1943 ở Nha Trang. Ông là học trò của nhà bác học Lu-i Pa-xtơ . Ông rời nước Pháp sang Việt Nam từ thuở còn trẻ để nghiên cứu các bệnh nhiệt đới
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cho các nhóm thi đọc tiếp sức.
- Các nhóm thi đọc tiếp sức (mỗi nhóm 4 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài(12 phút).
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 1.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1.
H: Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh?
- Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới. 
 - Gọi một học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
- Một học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
 H: Em thử đoán xem bà khách tưởng 
- Có bà khách tưởng tượng nhà bác 
tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người như thế nào. Trong thực tế, vị bác sĩ có khác gì so với trí tưởng tượng của bà ?
học Y-éc-xanh là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế, ông mặc bộ quần áo ka ki cũ .. 
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 3,4.
- Học sinh đọc thầm đoạn 3,4.
H: Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước Pháp?
- Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về Pháp. 
H: Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh ?
 - “Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.
H: Bác sĩ Y-éc-xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang. Vì sao ?
 - Học sinh tự phát biểu.
Ví dụ : Vì ông muốn ở lại để giúp người dân Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật. (Ông muốn thực hiện lẽ sống của mình : sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại )
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại các ý rút ra nội dung chính : Câu chuyện đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh và nói lên sự gắn bó của ông với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. 
- 1 số học sinh nhắc lại nội dung chính.
TIẾT 2
* Hoạt động 3 Luyện đọc lại (20 phút).
- Cho học sinh luyện đọc phân vai .
- Học sinh luyện đọc lại bài dưới hình thức phân vai. 
- Gọi 1 số nhóm lên thi đọc phân vai.
- 1 số nhóm lên thi đọc phân vai ( mỗi nhóm 3 học sinh ).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 4: Kể chuyện (20 phút).
- Giáo viên nêu nhiệm vụ : Dựa vào các tranh sau kể lại câu chuyện “ Bác sĩ Y-éc-xanh” bằng lời của bà khách. 
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên cho học sinh nêu lại nhiệm vụ.
- Học sinh nêu lại nhiệm vụ.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranhvà nêu nội dung từng tranh.
Tranh 1: Bà khách ước ao được gặp bác sĩ 
- Học sinh quan sát và nêu nội dung tranh.
Y-éc-xanh.
Tranh 2: Bà khách thấy bác sĩ Y-éc-xanh thật giản dị.
Tranh 3: Cuộc trò chuyện giữa hai người.
Tranh 4: Sự đồng cảm của bà khách với tình nhân loại cao cả của bác sĩ Y-éc-xanh. 
H: Câu chuyện được kể theo lời của ai ?
- Theo lời của bà khách.
 - Giáo viên gọi 1 học sinh lên kể mẫu đoạn 1.
- 1 học sinh lên kể mẫu đoạn 1.
 - Giáo viên cho học sinh tập kể lại từng đoạn theo cặp.
- Học sinh tập kể lại từng đoạn theo cặp.
- Gọi một số học sinh thi kể từng đoạn trước lớp.
- Một số học sinh thi kể từng đoạn trước lớp.
 - Gọi 2 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- 2 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất.
4) Củng cố : - Cho học sinh nhắc lại nội dung của câu chuyện. 
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về nhà tập kể lại câu chuyện bằng lời của bà khách.
 ĐẠO ĐỨC : (T 31)
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường, ở địa phương; biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
- Học sinh biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em.
- Học sinh biết phản đối những hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi. Báo cáo với người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi.
	II. Tài liệu và phương tiện :
	Vở bài tập đạo đức, phiếu bài tập.
 Học sinh : kết quả điều tra đã giao ở tiết trước; một số bài hát, bài thơ hoặc câu chuyện về chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi .
H: Hãy nêu ích lợi của một số cây trồng, vật nuôi ( Mẫn, Huy).
H: Cần làm gì để chăm sóc cây trồng, vật nuôi? ( Hiếu, Vũ)
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Báo cáo kết quả điều tra (7 phút).
² Mục tiêu : Học sinh biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường, ở địa phương; biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
² Cách tiến hành :
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề sau : 
H: Hãy kể tên các loại cây trồng, vật nuôi mà em biết.
H: Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào ?
 H: Các vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào ?
H: Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào ? 
- Học sinh các nhóm chuẩn bị nội dung kết quả điều tra . 
Bước 2: Cho các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra.
Bước 3 : Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Đóng vai (10 phút).
² Mục tiêu : Học sinh nhận biết thực hiện một số hành vi chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm đóng vai theo tình huống.
- Nhóm 1: Tình huống 1: “Tuấn Anh định tưới cây nhưng Hùng cản : Có phải cây của lớp mình đâu mà cậu tưới”.Nếu là Tuấn Anh, em sẽ làm gì ?
- Nhóm 2 : Tình huống 2 : “Dương đi thăm ruộng, thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ, nước chảy ào ào” . Nếu là Dương, em sẽ làm gì ?
- Nhóm 3 : Tình huống 3: “Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn”. Nếu là Nga, em sẽ làm gì ?
- Nhóm 4 : Tình huống 4 : “ Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần”. Nếu là Hải, em sẽ làm gì ? 
Bước 2 : Cho học sinh các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. 
- Học sinh các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. 
Bước 3 : Cho từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
- Từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
² Kết luận : 
 - Tình huống 1 : Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu.
 ... n thi điền nhanh tiếp sức (mỗi nhóm 5 học sinh ) .
 - Giáo viên nhận xét, sửa bài .
 - rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong.
Bài 3 : 5 phút
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh làm bài vào vở, 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh làm bài vào vở, 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Gọi một số học sinh đọc câu mới đặt.
- Một số học sinh đọc câu mới đặt.
Ví dụ : Bướm là con vật thích rong chơi. 
 - Sáng sáng, mẹ em quẩy gánh hàng rong đi bán cháo.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh viết bài và làm bài tốt.
5) Dặn dò : Về nhà chép lại những chữ đã viết sai.
TẬP LÀM VĂN : (T31)
 THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu :
- Học sinh biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề “ Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?”, bày tỏ được ý kiến của riêng mình (nêu những việc làm thiết thực, cụ thể ). Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
- Rèn cho học sinh kỹ năng tổ chức cuộc họp.
- Học sinh có ý thức học tập tốt, tự giác, hăng hái phát biểu ý kiến khi tham gia thảo luận nhóm. Có ý thức bảo vệ môi trường.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Bảng phụ ghi trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp ( đã học trong học kỳ 1) : Mục đích cuộc họp, tình hình, nguyên nhân dẫn đến tình hình đó, cách giải quyết, giao việc cho mọi người. 
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
 - Giáo viên gọi 2 học sinh lên đọc lá thư gửi bạn nước ngoài ( Cường, Hào).
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về chủ đề “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” (12 phút).
 Bài tập1 : Tổ chức họp nhóm trao đổi ý kiến về câu hỏi sau : “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?”
- Cho học sinh nhắc lại yêu cầu. 
- Học sinh nhắc lại yêu cầu. 
- Giáo viên treo bảng phụ,cho học sinh đọc trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
- 1 học sinh đọc trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp, cả lớp đọc thầm.
 H: Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là gì ?
- Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
- Giáo viên cho học sinh nêu những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp, cần cải tạo (trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông ngòi, ).
- học sinh nêu những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp, cần cải tạo .
- Gọi một số học sinh nêu những việc làm thiết thực, cụ thể cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch , đẹp.
- Một số học sinh nêu những việc làm thiết thực, cụ thể cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch , đẹp.
Ví dụ : Không vứt rác bừa bãi, không xả nước bẩn xuống ao hồ, chăm quét dọn nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cây, ngắt hoa nơi công cộng,
- Giáo viên chia nhóm và cho các nhóm thực hành tổ chức cuộc họp.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ. 
- Học sinh các nhóm chỉ định nhóm trưởng điều khiển cuộc họp, học sinh trong nhóm trao đổi, phát biểu. Một em trong nhóm ghi nhanh ý kiến của các bạn.
- Gọi 2 – 3 nhóm lên thi tổ chức cuộc họp.
- 2 – 3 nhóm lên thi tổ chức cuộc họp.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm tổ chức cuộc họp có hiệu quả nhất.
* Hoạt động 2 : Thực hành viết lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường (15 phút).
Bài tập 2 : Viết một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
- Cho học sinh đọc yêu cầu, giáo viên lưu ý lại yêu cầu của bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Gọi 1 số học sinh đọc bài viết của mình.
Ví dụ : Các bạn tham gia cuộc họp của nhóm chúng tôi hôm nay đều nêu ý kiến : Hồ nước ở khu này vốn rất đẹp hiện nay đang bị ô nhiễm vì có nhiều người, trong đó có cả một số bạn học sinh , có thói quen vứt rác ra ven hồ,.
- 1 số học sinh đọc bài viết của mình.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá bài viết của học sinh .
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt.
5) Dặn dò : Về nhà tiếp tục hoàn thành bài cửa mình và chuẩn bị bài sau.
TOÁN: (T155)
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết thực hiện phép chia : Trường hợp ở thương có chữ số 0 . Học sinh biết vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
- Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện tính chia và giải toán có hai phép tính.
- Học sinh cẩn thận khi làm toán.
	II. Đồ dùng dạy học : 
 Bảng phụ ghi nội dung bài 4 .
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính sau :Lan, Thươg, Bảo.
	 42737 6 25296 5 68310 7 
 - Giáo viên cho học sinh nêu lại cách chia số có năm chữ số cho số có một chữ số .
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép chia 28921 : 4 (8 phút)
- Cho học sinh đặt tính và tính.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở nháp.
 28921 4
 09 7230
 12
 01
 1 
 28921 : 4 = 7230(dư 1)
- Cho học sinh nhận xét phép chia mới thực hiện.
- Đây là phép chia có dư, trường hợp thương có chữ số 0.
- Gọi 1 số học sinh nêu lại cách chia.
- 1 số học sinh nêu lại cách chia.
- Giáo viên củng cố lại cách chia số có năm chữ số cho số có một chữ số. Nhấn mạnh: Ở lần chia cuối cùng mà số bị chia bé hơn số chia thì viết tiếp 0 ở thương; thương có tận cùng là 0. 
* Hoạt động 2 : Thực hành (22 phút)
Bài 1 : Tính (theo mẫu) 5 phút
12760 2 18752 3 25704 5
- Cho học sinh dựa vào cách thực hiện tính chia bài 28921 : 4 làm 3 phép tính trên vào vở nháp, 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh làm bài vào vở nháp, 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài. 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính (7 phút)
- Cho học sinh làm bài vào vở, 3 học sinh thi làm bài trên bảng.
- Học sinh làm bài vào vở, 3 học sinh thi làm bài trên bảng.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài. Cho học sinh nhắc lại cách chia. 
15273 3 18842 4 36083 4
 02 5091 28 4710 00 9020
 27 04 08
 03 02 03
 0 2 3
a. 15273 : 3 = 5091 b. 18842 : 4 = 4710(dư 2)
c. 36083 : 4 = 9020(dư 3) 
Bài 3 : 5 phút
 Cho học sinh đọc và tìm hiểu bài toán.
- Học sinh đọc và tìm hiểu bài toán.
- Giáo viên cho học sinh nêu các bước giải bài toán.
- Cho học sinh nêu các bước giải bài toán.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài giải :
Số thóc nếp trong kho là :
27280 : 4 = 6820 (kg)
Số thóc tẻ trong kho là :
27280 – 6820 = 20460 (kg)
 Đáp số : 6820kg thóc nếp; 20460kg thóc tẻ.
Bài4 : Tính nhẩm: 5 phút
 - Giáo viên cho học sinh tính nhẩm theo mẫu :
- Học sinh tính nhẩm theo mẫu .
 12000 : 6 = ?
Nhẩm : 12 nghìn : 6 = 2 nghìn
Vậy : 12000 : 6 = 2000 
- Cho học sinh làm bài vào SGK.
- Học sinh làm bài vào SGK.
- Gọi 2 nhóm (mỗi nhóm 3 học sinh) lên thi nhẩm nhanh tiếp sức. 
- 2 nhóm (mỗi nhóm 3 học sinh) lên thi nhẩm nhanh tiếp sức. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Gọi một số học sinh nhẩm lại. 
4) Củng cố : 	- Giáo viên củng cố lại bài.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	Về nhà làm lại các bài tập.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 31
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần . Nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
	II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 31:
	* Nề nếp: Đa số học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Chấp hành tốt nội quy.
* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở. 
 Bên cạnh đó vẫn còn một số em quên sách vở và chuẩn bị bài chưa tốt như : Hoàg, bảo, Thương.
* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
- Đóng góp các khoản tiền còn chậm.
- Sưu tầm tranh về quê hương đất nước còn ít.
2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
- Tham gia tốt các hoạt động của Đội.
- Thi đua học tốt lập nhiều thành tích chào mừng 30/4 và 1/5.
3. Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ: Tập hát những bài hát về Bác Hồ, về truyền thống của Đội,.
4. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
5. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 31.doc