Bài soạn Lớp 3 Tuần 34 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 34 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (67- 68 )

SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

I. Mục đích yêu cầu :

A. Tập đọc :

- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt, chứng. Hiểu nội dung truyện: Tình thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu cuả chú Cuội. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : liều mạng, lăn quay, quăng rìu, cựa quậy, vẫy đuôi, lừng lững, . Đọc bài với giọng kể linh hoạt; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hành động, trạng thái.

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 34 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Ngày soạn : 04/05/2007
Ngày dạy : Thứ hai 06/05/2007	 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (67- 68 )
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I. Mục đích yêu cầu : 
A. Tập đọc :
- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt, chứng. Hiểu nội dung truyện: Tình thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu cuả chú Cuội. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : liều mạng, lăn quay, quăng rìu, cựa quậy, vẫy đuôi, lừng lững,. Đọc bài với giọng kể linh hoạt; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hành động, trạng thái. 
B. Kể chuyện :
- Học sinh biết dựa vào các gợi ý, kể lại được từng đoạn câu chuyện “Sự tích chú Cuội cung trăng”. 
- Học sinh kể chuyện tự nhiên, trôi chảy với giọng diễn cảm, sinh động, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 
- Giáo dục học sinh có tấm lòng nhân hậu. 
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh họa(sgk) , bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
 2. Bài cũ : 5 phút
Gọi 3 học sinh lên đọc thuộc lòng bài “Mặt trời xanh của tôi” và trả lời câu hỏi:
H: Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? (Vũ)
H: Về mùa hè, rừng cọ có gì thú vị? (Nga)
H: Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời? (Huy)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
 TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 phút).
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh nghe.
- Gọi 1 học sinh đọc bài.
- Cho học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ khó : liều mạng, lăn quay, quăng rìu, cựa quậy, vẫy đuôi, lừng lững,.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu và luyện đọc từ khó.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ : Đọc bài với giọng kể linh hoạt; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hành động, trạng thái. 
 Từ trên cao nhìn xuống,/ Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó,/ đớp một ít lá về nhai mớm cho con.// 
- Học sinh luyện đọc câu dài.
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK). 
- Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cho các nhóm thi đọc tiếp sức.
- Các nhóm thi đọc tiếp sức (mỗi nhóm 3 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (12 phút).
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 1.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1.
H: Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
- Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc, Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý.
 - Gọi một học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
- Một học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
 H: Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì ?
- Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người. Cuội đã cứu sống được rất nhiều người, trong đó có con gái của một phú ông, được phú ông gả con cho. 
H: Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội.
- Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc vợ vẫn không tỉnh lại nên nặn một bộ óc bằng đất sét, rồi 
mới rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 3.
- Học sinh đọc thầm đoạn 3.
H: Vì sao Cuội bay lên cung trăng ?
 - Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa Cuội lên tận cung trăng. 
H: Em tưởng tượng chú Cuội sống trên mặt trăng như thế nào ?Chọn một ý em cho là đúng.
a. Rất buồn vì nhớ nhà.
b. Rất sung sướng vì cung trăng là chốn thần tiên.
c. Rất khổ vì mọi thứ trên mặt trăng khác với trái đất,
- Học sinh tự chọn.
Ví dụ : Sống trên cung trăng , chú Cội rất buồn vì nhớ nhà. Trong tranh chú ngồi bó gối, vẻ mặt rầu rĩ.
H: Nếu được sống ở một nơi sung sướng nhưng xa những người thân, không được làm công việc mình yêu thích, em có cảm thấy sung sướng không ? 
 - Học sinh tự trả lời.
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại các ý rút ra nội dung chính : Câu chuyện cho thấy tình thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu cuả chú Cuội, giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
- 1 số học sinh nhắc lại nội dung chính.
TIẾT 2
* Hoạt động 3 Luyện đọc lại(10 phút).
- Cho học sinh luyện đọc lại các đoạn văn.
- Học sinh luyện đọc lại các đoạn văn.
- Gọi 3 học sinh thi đọc 3 đoạn văn.
- 3 học sinh thi đọc 3 đoạn văn.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài.
- 1 học sinh đọc lại toàn bài.
* Hoạt động 4: Kể chuyện(20 phút).
- Giáo viên nêu nhiệm vụ . 
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên cho học sinh nêu lại nhiệm vụ, 1 học sinh đọc phần gợi ý.
- Học sinh nêu lại nhiệm vụ, 1 học sinh đọc phần gợi ý.
- Gọi 1 học sinh kể mẫu đoạn 1. 
- 1 học sinh kể mẫu đoạn 1. 
 - Cho học sinh tập kể theo cặp.
- Học sinh tập kể theo cặp.
- Gọi một số học sinh thi kể trước lớp.
- Một số học sinh thi kể trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất.
4) Củng cố : - Cho học sinh nhắc lại nội dung của câu chuyện. 
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về nhà tập kể lại câu chuyện .
ĐẠO ĐỨC : (T 34) DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
VẤN ĐỀ VỀ THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐI BỘ
I. Mục tiêu :
- Tiếp tục cho học học sinh nắm được một số việc làm để đảm bảo an toàn giao thông đối với người đi bộ.
- Học sinh biết xử lí các tình huống giao thông.
- Học sinh có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông.
	II. Tài liệu và phương tiện :
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi.
H: Vì sao phải thực hiện an toàn khi đi xe buýt ?( Đạt, Thương)
H: Hãy kể một số việc làm thể hiện việc đảm bảo an toàn giao thông (Trung, Uyên).
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Một số việc làm để đảm bảo an toàn giao thông đối với người đi bộ (15 phút).
² Mục tiêu : Học sinh nắm được những quy định khi đi bộ.
Bước 1: Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm theo nội dung câu hỏi sau:
 H: Khi đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phải đi như thế nào ?
H: Vì sao phải thực hiện tốt việc an toàn khi đi bộ? 
- Học sinh thảo luận nhóm theo nội dung câu hỏi .
Bước 2: - Cho các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận. 
 - Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận. 
- Giáo viên nhận xét .
² Kết luận : Khi đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường làng, người đi bộ phải đi sát lề đường; không chơi đùa, ngồi ở lòng đường. Không qua đường ở nơi đường cong có cây hoặc vật cản che khuất. Chỉ nên qua đường ở nơi quy định. Phải quan sát kỹ trước khi qua đường . 
- Một số học sinh nhắc lại.
 * Hoạt động 2 : Liên hệ thực tế (10 phút).
- Học sinh liên hệ thực tế .
- Giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế.
- Giáo viên tuyên dương những em thực hiện tốt, động viên , nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt.
4) Củng cố : 3 phút
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh .
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Thực hiện tốt những điều đã học.
TOÁN: (T166)
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu :
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000 . Củng cố về giải toán bằng hai phép tính.
- Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện tính cộng, trừ, chia, nhân và giải toán.
- Học sinh cẩn thận khi làm toán.
	II. Đồ dùng dạy học : 
 Bảng phụ ghi nội dung bài 1, 4 .
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập sau ( Sang, Quân, Hiếu)
 Đặt tính rồi tính :
 26605 x 4 605431 : 3 38748 + 24736
 - Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Củng cố cho học sinh về phép cộng, trừ, nhân và phép chia các số trong phạm vi 100 000 (12 phút).
 Bài 1 : Tính nhẩm(5 phút). 
- Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
 - Cho học sinh làm bài vào vở nháp.
- Học sinh làm bài vào vở nháp.
- Gọi 2 nhóm học sinh lên thi nhẩm nhanh tiếp sức (mỗi nhóm 4 học sinh ).
- 2 nhóm học sinh lên thi (mỗi nhóm 4 học sinh ).
- Giáo viên nhận xét, sửa bài. Cho học sinh nhắc lại cách nhẩm. 
 - Học sinh nhắc lại cách nhẩm. 
- Cho học sinh nhận xét từng cặp biểu thức.
- Học sinh nhận xét từng cặp biểu thức.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính(7 phút).
- Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh tự làm bài vào vở nháp, 4 học sinh làm tre ... * Giáo viên chấm một số bài.
- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh, hướng dẫn sửa một số lỗi của học sinh .
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả (10 phút).
Bài 2 : 5 phút 
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên cho học sinh trao đổi theo cặp và làm bài vào vở nháp, 2 học sinh làm trên bảng lớp.
- Học sinh trao đổi theo cặp và làm bài vào vở nháp, 2 học sinh làm trên bảng lớp.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài: 
Vũ trụ – chân trời.
Bài 3 : 5 phút
- Giáo viên treo bảng phụ, cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh làm bài vào vở .
- Học sinh làm bài vào vở .
- Gọi 2 nhóm lên thi điền nhanh.
- 2 nhóm lên thi điền nhanh (mỗi nhóm 5 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, sửa bài:
 Lời ru
Tuổi thơ tôi có tháng ba
Đầu làng cây gạo đơm hoa đỏ trời
Tháng ba giọt ngắn giọt dài
 Mưa trong mắt mẹ, mưa ngoài sân phơi.
Hẳn trong câu hái “à ơi”
Mẹ ru hạt thóc chớ vơi trong bồ
Ru bao cánh vạc, cánh cò
 Ru con sông với con đò thân quen.
Lời ru chân cứng đá mềm
 Ru đêm trăng khuyết thành đêm trăng tròn.
 Trương Xương
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh viết bài và làm bài tốt.
5) Dặn dò : Về nhà chép lại những chữ đã viết sai.
TẬP LÀM VĂN : (T34)
NGHE – KỂ “VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO” - GHI CHÉP SỔ TAY
I. Mục đích yêu cầu :
- Học sinh đọc từng mục trong bài “Vươn tới các vì sao”, nhớ được nội dung, nói lại được thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tin đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tin bay vào vũ trụ. Tiếp tục luyện cách ghi vào sổ tay những ý cơ bản nhất trong bài vừa nghe.
- Rèn cho học sinh kỹ năng đọc hiểu và ghi chép sau khi đọc.
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh ảnh minh hoạ trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
 - Giáo viên gọi 2 học sinh lên đọc trong sổ tay ghi chép về những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon (Vy, Quân).
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Nghe kể : “Vươn tới các vì sao” 12 phút
 Bài tập 1 : Nghe và nói lại từng mục trong bài “Vươn tới các vì sao”. 
- Cho học sinh nhắc lại yêu cầu. 
- Học sinh nhắc lại yêu cầu. 
- Gọi một học sinh đọc 3 đề mục, cả lớp đọc thầm.
- Một học sinh đọc 3 đề mục, cả lớp đọc thầm.
 - Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ, chuẩn bị giấy bút để ghi chép những con số, tên riêng trong bài.
 - Học sinh quan sát tranh minh hoạ, chuẩn bị giấy bút để ghi chép những con số, tên riêng trong bài.
- Giáo viên đọc bài “Vươn tới các vì sao”.
- Học sinh nghe .
H: Ngày, tháng, năm nà, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông1?
- Ngày 12 – 4 – 1961.
H: Ai là người bay trên con tàu đó ?
- Ga-ga-rin.
Ngày nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày nào ?
- Ngày 21 – 7 1969.
H: Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô năm nào?
- Năm 1980.
- Giáo viên đọc lần 2.
- Học sinh nghe.
- Cho học sinh trao đổi theo cặp để nói lại được các thông tin trong bài.
- Học sinh trao đổi theo cặp để nói lại được các thông tin trong bài.
- Gọi một số học sinh nói trước lớp.
- Một số học sinh nói trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những em nói đầy đủ thông tin.
* Hoạt động 2 : Luyện cách ghi chép vào sổ tay (18 phút). 
Bài tập 2 : Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài trên.
- Cho học sinh đọc yêu cầu, giáo viên lưu ý lại yêu cầu của bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên cho học sinh viết bài vào sổ tay.
- Học sinh viết bài vào sổ tay.
- Gọi một số học sinh đọc bài viết của mình.
Ví dụ :
a. Người đầu tiên bay vào vũ trụ: Ga-ga-rin, 12 – 4 – 1961. Hoặc :12 – 4 –1961, Ga-ga-rin là người đầu tiên bay vào vũ trụ.
b. Người đầu tiên lên mặt trăng : Am-xtơ-rông, người Mĩ, ngày 21 – 7 –1969. Hoặc : Ngày 21 – 7 –1969, Am-xtơ-rông, người Mĩ, là người đầu tiên lên mặt trăng.
c. Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ : Phạm Tuân, 1980. Hoặc. Năm 1980, Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
- Một số học sinh đọc bài viết của mình.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá bài viết của học sinh .
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt.
5) Dặn dò : Về nhà tiếp tục hoàn thành bài của mình và chuẩn bị bài sau.
TOÁN: (T170)
 ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu :
- Ôn tập, củng cố cho học sinh về giải bài toán có hai phép tính và tính giá trị của biểu thức.
- Rèn cho học sinh kỹ năng giải bài toán có hai phép tính.
- Học sinh cẩn thận khi làm toán.
	II. Đồ dùng dạy học : 
 Bảng phụ ghi bài 4. 
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập sau : Hoàng, Trung, Mẫn
 + Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 8cm. 
 + Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài là 14cm, chiều rộng là 9cm. 
 + Tính diện tích hình vuông có cạnh là 8cm. 
 - Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
 - Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Củng cố cho học sinh về giải bài toán bằng hai phép tính(23 phút).
 Bài 1 :7 phút
 Cho học sinh đọc và tìm hiểu bài toán. 
- Học sinh đọc và tìm hiểu bài toán. 
 H: Muốn tính số dân của xã năm nay ta làm thế nào?
 - Học sinh nêu cách giải bài toán:
+ Tính số dân năm ngoái.
+ Tính số dân năm nay.
- Cho học sinh tự giải bài toán vào vở nháp, 1 học sinh làm trên bảng lớp.
- Học sinh tự giải bài toán vào vở nháp, 1 học sinh làm trên bảng lớp.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài giải :
Số dân năm ngoái là :
5236 + 87 = 5323 (người)
Số dân năm nay là :
5323 + 75 = 5398 (người)
 Đáp số : 5398 người.
Bài 2 : 8 phút
Cho học sinh đọc và tìm hiểu bài toán. 
- Học sinh đọc và tìm hiể bài toán. 
- Cho học sinh tự tóm tắt và giải bài toán vào vở.
- Học sinh tự tóm tắt và giải bài toán vào vở.
- Gọi 2 học sinh lên thi giải nhanh bài toán.
- 2 học sinh lên thi giải nhanh bài toán.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài. 
Bài giải :
Số áo đã bán là :
1245 : 3 = 415 (cái áo)
Số áo còn lại là :
1245 - 415 = 830 (cái áo)
 Đáp số : 830 cái áo.
Bài 3 : 8 phút
Cho học sinh đọc bài toán.
- Học sinh đọc bài toán.
- Cho học sinh tự giải bài toán vào vở, 1 học sinh làm trên bảng lớp. 
- Học sinh tự giải bài toán vào vở, 1 học sinh làm trên bảng lớp. 
- Giáo viên nhận xét, sửa bài. 
- Học sinh đổi vở kiểm tra. 
Bài giải :
Số cây đã trồng là :
20 500 : 5 = 4100 (cây)
Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là :
20 500 – 4100 = 16 400 (cây)
 Đáp số : 16 400 cây.
* Hoạt động 2 : Củng cố về cách tính giá trị của biểu thức(7 phút).
 Bài 4 : Đ , S ?
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài. 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài. 
- Cho học sinh làm bài trong phiếu bài tập cá nhân, 1 học sinh làm trên bảng phụ. 
- Học sinh làm bài trong phiếu bài tập cá nhân, 1 học sinh làm trên bảng phụ. 
- Giáo viên nhận xét, sửa bài. Cho học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức. 
- Học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức. 
Đ
S
Đ
a. 96 : 4 x 2 = 24 x 2
 = 48 
b. 96 : 4 x 2 = 96 : 8 
 = 12
c. 96 : (4 x 2) = 96 : 8
 = 12
4) Củng cố : 	- Giáo viên củng cố lại kiến thức của bài.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	Về nhà làm lại các bài tập.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 34
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần . Nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
	II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 34:
	* Nề nếp: Học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Chấp hành tốt nội quy .
* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở. Thực hiện ôn tập tốt đúng theo kế hoạch.
 Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa thuộc bảng nhân, chia : Hoàng, Bảo.
* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
- Đóng góp các khoản tiền còn chậm.
2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
- Tham gia tốt các hoạt động của Đội.
- Thực hiện ôn tập chuẩn bị cho thi cuối kì II. 
3. Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ: Tập hát những bài hát về Bác Hồ, về truyền thống của Đội,.
4. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
5. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 34.doc