Bài soạn Lớp 3 Tuần 7 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 7 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T 13 – 14)

TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG

I. Mục đích yêu cầu:

A. Tập đọc:

 - Hiểu nghĩa các từ khó : cánh phải,cầu thủ, khung thành,đối phương .Hiểu nội dung câu chuyện : Nắm được nội dung cốt truyện: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây ra tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.

 - Học sinh đọc đúng : dẫn bóng, nổi nóng, khuỵu xuống, xịch tới, xuýt xoa.Biết đọc phân biệt lời nhân vật,biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn.

 

doc 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 7 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Ngày soạn : 14/10/2006
Ngày dạy : 16/10/2006 Thứ hai
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T 13 – 14)
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu:
A. Tập đọc:
 - Hiểu nghĩa các từ khó : cánh phải,cầu thủ, khung thành,đối phương .Hiểu nội dung câu chuyện : Nắm được nội dung cốt truyện: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây ra tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng. 
 - Học sinh đọc đúng : dẫn bóng, nổi nóng, khuỵu xuống, xịch tới, xuýt xoa.Biết đọc phân biệt lời nhân vật,biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn. 
 B. Kể chuyện:
 - Kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật trong truyện. Chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện , nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn .
 - Học sinh có ý thức tôn trọng luật giao thông.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV :Tranh, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định : hát.
2. Bài cũ: 5 phút
- Gọi 3 em lên đọc thuộc lòng một đoạn văn mà em thích trong bài “Nhớ lại buổi đầu đi học”. ( Hào, Khánh, Quân)
 H: Điều gì đã làm cho tác giả nhớ lại kỷ niệm của buổi tựu trường ?
 H: Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ,rụt rè của đám học trò mới tựu trường?
H: Nêu nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Luyện đọc (15 phút)
- GV đọc mẫu lần 1
- Yêu cầu 1 HS đọc bài.
- Yêu cầu lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc toàn bài .
 - Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng câu kết hợp luyện đọc một số từ khó: dẫn bóng, nổi nóng, khuỵu xuống, xịch tới, xuýt xoa 
- HS đọc nối tiếp từng câu, luyện đọc từ khó
- GV treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc 
Bỗng / cậu thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội đến thế .// Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô ,/ vừa mếumáo:// 
- Ông ơi // cụ ơi !// Cháu xin lỗi cụ . // 
- Cho học sinh đọc từng đoanï trước lớp kết hợp giảng từ: cánh phải,cầu thủ, khung thành,đối phương, húi cua (SGK)
- Cho học sinh đọc trong nhóm.
- Cho các nhóm thi đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh luyện đọc một số câu dài.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Học sinh đọc đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc (hai nhóm mỗi nhóm 3 em).
- HS theo dõi, nhận xét
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: (10 phút)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1,2 .
H: Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu?
H: Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
H: Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
- HS nêu ý 1.
Ý1 : Hậu quả của việc chơi bóng dưới lòng đường.
- Yêu cầu đọc đoạn 3.
H : Tìm các chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?
-HS nêu ý 2.
Ý 2 : Quang rất ân hận khi tai nạn xảy ra.
-HS nêu nội dung chính .
Nội dung chính : Câu chuyện khuyên chúng ta không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông. 
H: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
-GV chốt lại :Câu chuyện muốn khuyên các em : Không được chơi bóng dưới lòng đường vì sẽ gây tai nạn cho chính mình ,cho người qua đường .Người lớn cũng như trẻ em đều phải tôn trọng .Luật giao thông ,tôn trọng các luật lệ ,quy tắc của cộng đồng .
- 1 HS đọc đoạn 1,2 – lớp đọc thầm .
- Các bạn nhỏ chơi bóng ở dưới lòng đường.
- Vì bạn Long đá bóng suýt tông phải xe gắn máy.May mà bác đi xe dừng lại kịp.Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn .
- Quang sút bóng chệch lên vỉa hè,quả bóng đập vào đầu một cụ già đang đi ngoài đường làm cụ lảo đảo,ôm lấy đầu và khuỵu xuống. Một bác lớn tuổi đứng tuổi đỡ cụ già dậy, quát lũ trẻ, chúng hoảng sợ bỏ chạy hết . 
-HS nêu .
-HS nhắc lại .
-1 HS đọc đoạn 3 – lớp đọc thầm tìm hiểu câu hỏi 4 .
- Quang nấp sau một gốc cây và lén nhìn sang.Cậu sợ tái cả người.Nhìn cái lưng còng của ông cụs ao mà giống cái lưng của ông nội đến thế.Cậu vừa chạy theo chiếc xích lô vừa mếu máo xin lỗi ông cụ.
- HS nhắc lại.
- Học sinh tự trả lời
 Tiết2:
* Hoạt động3: Luyện đọc lại ( 15 phút)
- Cho học sinh luyện đọc đoạn .
- Cho một số học sinh thi đọc sinh thi đọc đoạn .
- Giáo viên nhận xét.
- 2 học sinh thi đọc lại toàn bài.
- Cho học sinh luyện đọc theo vai.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc đoạn ( cá nhân)
- Một số học sinh thi đọc sinh thi đọc đoạn .
- 2 học sinh thi đọc lại toàn bài.
- Học sinh luyện đọc theo vai ( mỗi nhóm 4 em).
* Hoạt động 4: Kể chuyện: (20 phút)
- GV nêu nhiệm vụ: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
H: Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhân vật nào?
H: Khi đóng vai nhân vật để kể,em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô?
- Yêu cầu HS kể theo nhóm .
- Yêu cầu kể nối tiếp trước lớp .
- GV nhận xét – tuyên dương .
- HS theo dõi.
 - HS đọc yêu cầu.
 - Đoạn 1:Quang,Vũ, Long,bác đi xe máy.
- Đoạn 2:Quang,Vũ,Long,cụ già,bác đứng tuổi.
- Đoạn 3:Quang,cụ già,bác đứng tuổi,bác đạp xích lô.
-Phải xưng hô là:tôi (hoặc mình ,em) cách xưng hô ấy phải giữ từ đầu đến cuối câu chuyện,không được thay đổi.
- HS quan sát tranh trong SGK và thực hiện theo yêu cầu .
- 4HS thi kể trước lớp.
- Lớp theo dõi – nhận xét ,bình chọn bạn kể hay.
4. Củng cố: 5 phút
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh.
 - Nhận xét tiết học.
5 .Dặn dò: -Về tập kể lại chuyện cho người thân nghe.
 TOÁN : (T31)
BẢNG NHÂN 7
 I. Mục tiêu:
 - Giúp HS thành lập bảng nhân 7 (7 nhân với 1, 2, 3,,10)và học thuộc bảng nhân 7.
 - Áp dụng bảng nhân 7 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.Thực hành đếm thêm 7.
 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
 II . Đồ dùng dạy học:
 - GV:10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 7 hình tròn.
 - HS: Vở, SGK.
 III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định : Hát.
 2 .Bài cũ: 5 phút (Hùng, Dương)
 - Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 
 Đặt tính rồi tính : 56 : 5 68 : 6 
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3 . Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Thành lập bảng nhân 7(12 phút)
- Gắn 1 tấm bìa có 7 hình tròn lên bảng và hỏi:có mấy hình tròn?
H: 7 hình tròn được lấy mấy lần?
H: 7 được lấy mấy lần?
- Yêu cầu HS lập phép nhân tương ứng.
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: 7 hình tròn được lấy mấy lần?
- Yêu cầu HS viết phép tính tương ứng.
H: 7 nhân 2 bằng mấy?
H: Vì sao em biết 7 nhân 2 bằng 14?
- GV ghi bảng: 7 x 2 =14
- Hướng dẫn HS lập phép nhân: 7 x 3 =21 tương tự như phép nhân 7 x 2 = 14.
H: Bạn nào có thể tìm được kết quả của phép tính 7 x 4 ?
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm.
- Yêu cầu cả lớp tìm kết quả của các phép nhân còn lại trong bảng nhân 7.
- GV nhận xét , sửa sai.
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 7.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân
*Hoạt động 2: Luyện tập thực hành ( 18 phút)
Bài 1: 6 phút
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS làm vở nháp.
- Gọi 2 nhóm học sinh lên thi nhẩm nhanh tiếp sức.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, gọi một số em đọc lại các phép tính.
Bài 2: 7 phút
- Cho học sinh đọc và tìm hiểu đề toán.
- Cho học sinh tự tóm tắt và giải bài toán vào vở.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Tóm tắt: 
 1 tuần : 7 ngày
 4 tuần :  ngày?
Bài giải:
Số ngày của 4 tuần lễ là :
7 x 4 = 28 ( ngày)
 Đáp số : 28 ngày
Bài 3: 5 phút
- Gọi HS đọc đề.
- GV gọi một số em đếm thêm 7. 
- Cho học sinh tự làm bài vào vở nháp, 2 nhóm lên thi điền số tiếp sức.
- Giáo viên nhận xét.
7
14
21
28
35
42
49
56
63
70
- HS quan sát và trả lời: có 7 hình tròn.
- 7 hình tròn được lấy 1 lần
- 7 lấy 1 lần.
- 7 x 1 = 7
- 7 hình tròn được lấy 2 lần.
 - 7 x 2
- 7 nhân 2 bằng 14.
-Vì 7 x 2 = 7 + 7 mà 7 + 7 =14 nên 7 x 2 = 14.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
- 7 x 4 = 28
- HS nhắc lại.
-HS thực hiện lên bảng điền kết quả.
- 4HS đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh 2 lần.
- HS đọc thuộc lòng bảng nhân.
- HS thi đọc bảng nhân 7.
- 2 HS đọc đề .
- HS làm vở nháp.
- 2 nhóm học sinh lên thi nhẩm nhanh tiếp sức ( mỗi nhóm 4 em)
- Học sinh đọc và tìm hiểu đề toán.
- HS tự tóm tắt và giải vào vở , 1 em làm bảng lớp. 
- HS sửa bài vào vở .
 .
- 2 HS đọc đề.
- Một số em đếm thêm 7. 
- Học sinh tự làm bài vào vở nháp, 2 nhóm lên thi điền số tiếp sức.
4. Củng cố: - Cho học sinh đọc lại bảng nhân 7.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài. 
 Ngày soạn :15/10/2006
Ngày dạy : 17/10/2006	Thứ ba
TẬP VIẾT: (T7)
ÔN CHỮ HOA : E, Ê
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố cách viết hoa chữ E, Ê thông qua bài tập ứng dụng viết tên riêng Ê-đê, câu ứng dụng : Em thuận anh hoà là nhà có phúc. 
- Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định .
- Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết, trình bày bài cẩn thận, giữ vỡ sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: mẫu chữ viết hoa chữ E, Ê tên riêng Ê-đê.
HS: Bảng con , phấn , vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định :
2. Bài cũ: 5 phút ( Lan, Hùng)
- Gọi 2 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con Kim Đồng, Dao.
 - Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới ... ghi kết quả .
- HS thảo luận nhóm 4 – ghi kết quả 
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung . 
- Vài em lên chỉ tranh trên bảng và nêu .
-HS theo dõi .
- HS trả lời .
- 2HS đọc .
-Đại diện các nhóm . Mỗi nhóm trình bày một ví dụ . 
-Ví dụ : ( Quét nhà ,làm bài tập ,xem phim ,tập thể dục )
- HS theo dõi .
- HS lần lượt chơi (đoán đúng tên 5 đồ vật thì được thưởng ,nếu đoán sai 3 đồ vật thì không được chơi nữa ).
- HS nhận xét . 
 4. Củng cố: Học sinh đọc mục bạn cần biết.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò : Về xem lại bài.
TẬP LÀM VĂN : (T7)
NGHE KỂ “ KHÔNG NỠ NHÌN” – TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Học sinh nghe và nói :nghe kể câu chuyện “Không nỡ nhìn” ,nhớ nội dung truyện ,hiểu điều câu chuyện muốn nói ,kể lại đúng . Học sinh nắm vững cách tổ chức cuộc họp :biết cùng các bạn trong tổ mình tổ chức cuộc họp trao đổi một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng .
 - HS có thói quen nghe và kể lại đúng nội dung câu chuyện ;thành thạo cách tổ chức một cuộc họp tổ.
 - Giáo dục HS biết giúp đỡ cụ già, phụ nữ và em nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ ghi một số câu hỏi gợi ý, trình tự của cuộc họp, tranh minh họa truyện.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định :Hát.
 2. Bài cũ : 5 phút
 - Gọi 2 em đọc bài viết kể lại buổi đầu đi học. ( Lan, Mẫn)
 - GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới: Giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Nghe và kể lại câu chuyện “ Không nỡ nhìn” (12 phút).
- Yêu cầu HS đọc đề . 
- GV kể câu chuyện lần 1.
- Treo bảng phụ – câu hỏi gợi ý nội dung truyện cho HS trả lời .
-Yêu cầu HS đọc lại câu hỏi.
H: Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt ? 
H: Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì ?
H: Anh trả lời thế nào ?
- GV kể lại câu chuyện lần 2 theo tranh .
- Yêu cầu 1HS khá kể lại câu chuyện .
- Yêu cầu HS kể theo nhóm 3.
- Yêu cầu HS thi kể lại câu chuyện .
- Yêu cầu thi kể trước lớp .
- GV nhận xét tuyên dương .
H: Em có nhận xét gì về anh thanh niên ?
- Giảng : Anh thanh niên trên chuyến xe đông khách không biết nhường chỗ cho người già, phụ nữ, lại che mặt và giải thích rất buồn cười là không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng .
-GV giáo dục : Khi tham gia sinh hoạt ở những nơi công cộng ,các em cần tôn trọng nội qui chung và biết nhường chỗ, nhường đường cho các cu ïgià ,em nhỏ, phụ nữ ,người tàn tật , 
*Hoạt động 2: : Tập tổ chức cuộc họp (18 phút).
 Yêu cầu HS đọc đề .
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước trong một cuộc họp 
-GV dán 5 bước tổ chức cuộc họp lên bảng .Yêu cầu HS nhắc lại .
H: Nội dung của cuộc họp tổ là gì ?
- GV yêu cầu mỗi nhóm cần chọn một nội dung họp.
- Yêu cầu các tổ thảo luận .
- GV theo dõi – nhắc nhở .
- Yêu cầu các tổ lên điều khiển cuộc họp của mình 
- GV nhận xét –tuyên dương .
- 1 HS đọc đề – lớp đọc thầm theo .
- HS lắng nghe .
- HS trả lời .
- 2HS đọc câu hỏi .
- Anh ngồi ,hai tay ôm lấy mặt .
- Cháu nhức đầu à ? Có cần dầu xoa không ?
- Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng .
- HS theo dõi .
- 1HS kể ,cả lớp theo dõi và nhận xét .
- HS kể theo nhóm 3.
- Đại diện 5 HS lên bảng thi kể lại câu chuyện .Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
- HS trả lời .
- Anh thanh niên rất ngốc ,không hiểu rằng nếu không muốn ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng thì anh phải đứng lên nhường chỗ .
(Anh thanh niên là đàn ông mà không biết nhường chỗ ngồi cho người già và phụ nữ ).
-HS theo dõi .
- 1 HS đọc đề .
- 1 HS nhắc lại .
- HS nhắc lại .
- Tôn trọng luật đi đường ,bảo vệ của công ,giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn .
- Chia lớp làm 4 tổ .Mỗi tổ cử một bạn tổ trưởng điều khiển cuộc họp .Thư kí.
- Đại diện 3 tổ thi điều khiển cuộc họp .Cả lớp theo dõi nhận xét .
4. Củng cố: 5 phút
 - Giáo viên củng cố lại bài. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về xem lại bài.
TOÁN: (T 35)
BẢNG CHIA 7
 I. MỤC TIÊU:
 - Dựa vào bảng nhân 7 để lập bảng chia 7 và học thuộc bảng chia 7 . 
 - Thực hành chia trong phạm vi 7 và giải toán (về chia thành 7 phần bằng nhau và chia theo nhóm 7).
 - HS có ý thức cẩn thận ,chính xác khi làm toán .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY : 
 SGK, 3tấm bìa ,mỗi tấm có 7 chấm tròn .
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG- DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định : hát.
2. Bài cũ: 5 phút 
 + Gọi 2 HS học thuộc bảng nhân 7.( Sang, Hoàng)
 + Đặt tính rồi tính .( Mẫn)
 32 x 4 35 x 3 
 H: Trong các phép chia trên, phép chia nào là phép chia hết, phép chia nào là phép chia có dư ?
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: - Giáo viên giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng chia (10 phút)
 - GV gắn lên bảng 1tấm bìa có 7chấm tròn và hỏi :
H: 7 lấy một lần được mấy ?
- Cho HS viết phép tính tương ứng .
- GV chỉ vào tấm bìa có 7chấm tròn và hỏi :
- Lấy 7chấm tròn chia thành các nhóm ,mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm ?
- Cho HS viết cách tính tương ứng ?
- GV chỉ vào phép nhân và phép chia trên 
bảng cho HS đọc .
- GV gắn 2 tấm bìa ( mỗi tấm có 7 chấm tròn )
H: 7 lấy 2 lần bằng mấy ?
- Viết lên bảng 7 x 2 = 14 
- GV chỉ vào 2 tấm bìa và hỏi : Lấy 14 chấm tròn chia thành các nhóm ,mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm ?
- GV ghi bảng : 14 : 7 = 2	
- HS làm tương tự 7 x 3= 21 và 21 : 7= 3
- Yêu cầu HS dựa vào bảng 7 để lập bảng chia 7 
- Yêu cầu HS lên viết bảng chia 7 .
- HS đọc bảng chia 7.
- GV che một số kết quả.Gọi HS đọc .
 - GV che hết kết quả.
- GV nhận xét –tuyên dương .
* Hoạt động 2: Luyện tập –thực hành ( 20 phút).
Bài 1 : 4 phút
- Yêu cầu HS đọc đề .
- GV cho HS chơi trò chơi truyền điện .
- GV nhận xét – sửa sai cho HS .
Bài 2 : 4 phút
HS nêu yêu cầu đề .
- Yêu cầu HS làm vào vở nháp .
-G V nhận xét .
H: Lấy tích chia thừa số này thì được thừa số nào?
Bài 3: 7 phút
- Gọi HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở.
- GV chấm bài , nhận xét , sửa bài.
Bài 4 : 5 phút
- Yêu cầu HS đọc đề .
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề . 
 - Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở .
- GV nhận xét –sửa bài .
- 7 lấy 1 lần được 7.
- Viết phép tính 7 x1 = 7
- Có 1 nhóm .
- 7 : 7 = 1
- 7 nhân 1 bằng 7, 7 chia 7 bằng 1.
- 7 lấy 2 lần bằng 14 .
- 2 nhóm .Vì 14 : 7 = 2 
- HS lập bảng 7 vào vở nháp .
- HS lần lượt lên bảng viết.
- HS đọc theo dãy , bàn .
- HS đọc .
- HS xung phong đọc .Cả lớp nhận xét .
-1 HS đọc đề .
- Chia làm hai dãy .HS lần lượt nêu kết quả .
- 1 HS nêu .
- 4HS lần lượt lên bảng làm Cả lớp làm nháp .
 7 x 5 =35 7 x 6 = 42 
 35 : 7 = 5 42 : 7 = 6 
 35 : 5 = 7 42 : 6 = 7
 7 x 2 = 14 7 x 4 = 28
 14 : 7 = 2 28 : 7 = 4
 14 : 2 = 7 28 : 4 = 7
- HS nhận xét .
- Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia . HS nhắc lại .
- 1HS đọc đề .
- HS tìm hiểu đề.
- Một HS lên bảng tóm tắt và giải. Cả lớp làm vào vở.
 Tóm tắt 
 7 hàng :56 học sinh 
 1 hàng :  học sinh ?
Bài giải:
 Số học sinh mỗi hàng có :
 56 : 7 = 8 ( học sinh )
 Đáp số: 8 học sinh 
- HS tự sửa bài vào vở.
- 1HS đọc .
- HS tìm hiểu đề .
-Một HS lên bảng tóm tắt và giải . Cả lớp làm vào vở.
 Tóm tắt 
 7 học sinh : 1 hàng 
 56 học sinh : ? hàng .
Bài giải:
 Số hàng xếp được :
 56 : 7 = 8 (hàng )
 Đáp số : 8 hàng 
-HS đổi vở sửa bài .
4. Củng cố : - Gọi một số học sinh thi đọc thuộc bảng chia 7.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về xem lại bài.
SINH HOẠT LỚP - TUẦN 7
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
	II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 6:
	* Nề nếp: Học sinh duy trì tốt nề nếp, đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
 - Thực hiện nghiêm túc việc học hai buổi.
 + Bên cạnh đó vẫn còn một số em thực hiện chưa nghiêm túc như: Dương, Trường Hoàng, Trung, Hào, quân.
	 * Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp, hầu hết các em chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chuẩn bị sách vở chưa tốt. Một số học sinh chữ viết còn xấu, chưa có ý thức giữ gìn sách vở như : Dương, Bảo, Trường Hoàng, Phi Hoàng, Sang.
	* Các hoạt động khác : Tham gia ủng hộ bão lụt đầy đủ.
	* Tổng kết thi đua chào mừng ngày 20 / 10.
 2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp. 
- Thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10 chào mừng ngày 20/11.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tham gia tốt các hoạt động của trường.
- Tham gia các khoản đóng góp.
3. Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ:
4. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
5. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 7.doc